Tôi từng có thời gian có thể gọi là "sống trong lòng giáo xứ", hồi đó tôi làm trong một xưởng sản xuất Tượng Công Giáo, ở gần nhà thờ Fatima, Thủ Đức, TP. HCM, nhờ cơ duyên ấy mà tôi cũng hiểu ít nhiều về Công Giáo. Hàng ngày làm ra những bức tượng của các vị như Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria, Mẹ Fatima, Thánh Cả Giuse, Tổng Lãnh Thiên Thần Michael ... những câu chuyện về các vị, và sự mường tượng ra thế giới của các vị tạo cho tôi một niềm phấn khích rất mạnh.
Tôi gặp, tiếp xúc những giáo dân, họ rất tuyệt vời, nếu chỉ dùng một từ để miêu tả về họ, tôi sẽ dùng từ "thanh lịch" cho những nữ giáo dân, "ôn hòa" cho những nam giáo dân. Tôi có tham gia hầu hết những lễ hội, nghi lễ trong một năm ở nhà thờ Fatima, duy có nghi thức ăn một loại bánh mà bên đạo gọi là "thịt chúa" thì tôi không thực hiện, bởi tôi nghĩ mình là người ngoại đạo thì không nên.
Tôi nhớ có lần trong thời lễ 5 giờ sáng, vị linh mục giảng với giáo dân rằng (tôi chỉ nhớ nôm na) : "chúng ta là những Kito Hữu, những người làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi, vì vậy, chúng ta tuyệt đối không được nói bậy, nói dối ... bởi nếu như vậy người khác sao có thể tin sự làm chứng của chúng ta ..."., tôi hiểu ra vì sao những giáo dân tôi tiếp xúc lại thanh lịch và ôn hòa như vậy, và tôi tin rằng Chúa Jesus đã dạy cho tín đồ của ngài những điều thật tốt đẹp.
Là người ngoại đạo, nhưng tôi dành nhiều sự kính ngưỡng cho Chúa Jesus, cho những giá trị nhân bản mà ngài để lại cho nhân loại, vì vậy, tôi đã phải rất cẩn thận đắn đo khi viết bài này, để chắc chắn rằng những phân tích của mình là khoa học và khách quan.
Từ năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (sau này là Cộng Hòa XHCN Việt Nam) đã luôn coi trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, cọi trọng hòa hợp tôn giáo tín ngưỡng và tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển.
Nhà nước ta chỉ một ngày sau lễ Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong phiên họp đầu tiên vào ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ lâm thời tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”, coi đó là một trong sáu nhiệm vụ của Nhà nước còn non trẻ.
Sau đó, thay mặt Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký văn bản ngày 20/9/1945, trong đó Điều I ghi rõ: “Đền chùa, lăng tẩm, nhà thờ, tất cả những nơi có tính cách tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, nhân dân đều phải tôn trọng, không được xâm phạm”.
Nhưng văn bản có tính pháp luật tiêu biểu và hoàn chỉnh nhất trên chặng đường đầu tiên xây dựng luật pháp về tôn giáo, tín ngưỡng là Sắc lệnh số 234-SL ngày 14/6/1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Điều 15 trong Sắc lệnh ghi rõ: “việc tự do, tín ngưỡng, thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân. Chính quyền dân chủ cộng hoà luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện”.
Hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự, trong đó Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tin lành hơn 1 triệu tín đồ,…
Thế nhưng, vấn đề tôn giáo ở Việt Nam vẫn còn rất phức tạp, mà tâm điểm là Công Giáo. Vừa rồi, có vụ giáo dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên - Nghệ An đòi công an thả phạm nhân bất thành dẫn đến bạo loạn, việc này không quá lạ lẫm với những ai quan tâm đến những tin tức an ninh, chính trị, đã từng biết đến những vụ như Thái Hà, ... Phải thừa nhận rằng, bên cạnh nhưng giáo dân, linh mục luôn sống "tốt đời đẹp đạo", "phúc âm trong lòng dân tộc" thì còn đó nhiều những người mang tư tưởng chống đối nhà nước bất chấp lý lẽ, đi ngược với lời răn của Chúa.
Vì sao tôi nói là "bất chấp lý lẽ, đi ngược với lời răn của Chúa" ? Cùng xét trong vụ Mỹ Yên Vừa rồi.
2 giáo dân Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi vô cớ đánh đập, bắt giữ trái phép và phá hoại tài sản người khác ở xã Nghi Phương bị bắt, ấy là hợp lẽ, hợp luật. Nhưng bất chấp lý lẽ và pháp luật, bà con giáo dân ở đây lại đòi thả người, khi bất thành lại gây bạo loạn.
Trong cuốn Giáo lý Hội thánh Công giáo do Ban Giáo lý mà người đứng đầu là Linh mục Augustino Nguyễn Văn Trinh cùng bốn nhà dòng ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Dòng Ðức Bà, Hội dòng Phan-Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ, Dòng Thánh Phao-lô thành Chartres và Dòng Chúa Quan Phòng) dựa trên các bản tiếng Pháp, Anh, Ý và Ðức, dịch ra tiếng Việt từ năm 1993 để giáo huấn con chiên, trong Mục 6-Lương tâm đã ghi rất rõ "Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà chính con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân theo. Tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác. Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người...Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người... ".
Rõ ràng việc tụ tập đông người, đập phá của công, xâm hại thân thể người khác không thể nào gọi là “thi hành điều thiện” được. Thay vì để “tránh điều ác” họ lại xông vào làm việc ác. Cho dù họ luôn mồm biện minh cho hành động đó là để cứu “anh em thân hữu” đang bị “chính quyền giam giữ trái phép”. Đó là điều hoàn toàn bịa đặt. Và kể cả trong trường hợp như vậy, thì Giáo lý Công giáo cũng không cho phép họ làm điều đó vì Giáo lý đã nghiêm cấm “Không bao giờ được phép làm điều xấu để đạt một kết quả tốt”.
Thánh tông đồ Phao-lô liệt kê một loạt các đặc điểm của đức mến: "Ðức mến thì nhẫn nhục, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Ðức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả". Thế nhưng, một số giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên đã có những hành vi trên cả “nóng giận” và hả hê khi đập phá, chửi bới, lăng mạ người khác. Tất cả những hành động đó hoàn toàn đi ngược lại với những điều răn trong giáo lý của họ.
Đó là các giáo dân, còn với linh mục thì sao? Lẽ ra với cương vị và bổn phận của mình họ phải ra sức can ngăn những hành động đi ngược lại Giáo lý Hội thánh Công giáo thì họ lại thờ ơ bỏ mặc, thậm chí là có những hành động hùa theo. Chắc chắn họ là những người nắm rõ, hiểu sâu Giáo lý Công giáo. Nên họ không thể nào không biết trong Giáo lý đã nói rõ là "Tốt nhất là tránh những gì gây cớ cho anh em mình vấp ngã". Họ đã không làm vậy mà thậm chí còn “bật đèn xanh” “Cha sẽ làm hết trách nhiệm của mình, nếu cha không làm được (đòi thả người vô điều kiện-PV)thì các con muốn làm gì thì làm", chủ động đẩy cho giáo dân của mình “vấp ngã”, phản lại Giáo lý. Như thế là họ đã mắc tội.
Theo định nghĩa của Giáo lý Hội thánh Công giáo tại Mục 8- Tội lỗi thì “Tội là một hành vi nghịch với lý trí, làm tổn thương bản tính con người và vi phạm đến tình liên đới giữa nhân loại”. Hành động của họ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối đoàn kết lương-giáo và đã thật sự “vi phạm đến tình liên đới giữa nhân loại”. Giáo lý cũng đã chỉ rõ: tội là một hành vi cá nhân. Ngoài ra, chúng ta còn có trách nhiệm mang các tội do những người khác phạm, khi chúng ta cộng tác vào đó, bằng cách: tham gia một cách trực tiếp và cố tình ra lệnh, xúi giục hoặc tán thành;che đậy, hoặc không ngăn cản, khi có bổn phận phải can ngăn; bao che những người làm điều ác.
Đằng này một số linh mục tại chỗ, không hiểu vô tình hay cố ý ra “Thông cáo” và công bố “Thư chung” vu khống “lực lượng công quyền vào nhà dân, đập vỡ tượng thánh trên bàn thờ, phá phách bàn thờ tổ tiên, hành hung và bắt người vô tội”. Vậy là họ cũng đã mắc phải tội. Vì Thánh Kinh nhiều lần liệt kê các thứ tội và cảnh báo "Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thảo kính cha mẹ". Thứ tội mà một số người “bề trên” đã ra “Thông cáo”, “Thư chung” ở Tòa Giám mục Xã Đoài phạm phải chính là tội “làm chứng gian”.
Như vậy, mới chỉ phân tích và đối chứng ở một vài điểm trong Giáo lý Hội thánh Công giáo đã thấy nổi rõ lên một điều là: tất cả những hành vi, lời nói của một số giáo dân ở Giáo xứ Mỹ Yên và một số người trong cương vị chăn dắt họ, hành xử đối với vụ việc gây rối trật tự xã hội, chống đối chính quyền ở xã Nghi Phương vừa vi phạm nghiêm trọng luật pháp, vừa vi phạm nghiêm trọng Giáo lý Công giáo. Nói đúng ra là họ đã có những hành động phản bội lại Giáo lý của chính họ. Đây là điều mà các giáo dân chân chính, kính chúa, yêu nước không bao giờ chấp nhận.
Bởi Giáo lý của Hội thánh Công giáo đã răn “Mỗi người phải đóng góp cho các cộng đồng mà mình là thành viên, và phải tôn trọng các người cầm quyền có trách nhiệm mưu cầu công ích. Ðời sống xã hội trước hết phải được coi là một thực tại tinh thần. Thực tại này bao gồm việc trao đổi các kiến thức trong ánh sáng chân lý. Thực thi các quyền và chut oàn các bổn phận, cùng nhau tìm hiểu sự thiện hảo luân lý, chung hưởng cái đẹp thanh cao dưới mọi hình thức chính đáng, luôn sẵn sàng chia sẻ cho tha nhân những gì tốt đẹp nhất của mình và mong ước cho nhau được ngày càng phong phú về mặt tinh thần. Ðây là những giá trị phải nuôi dưỡng và định hướng cho những sinh hoạt văn hóa, kinh tế, tổ chức xã hội, các phong trào và các thể chế chính trị, pháp luật và mọi sinh hoạt khác nữa của đời sống xã hội trong tiến trình chuyển biến không ngừng của nó”.
Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao họ, những giáo dân và linh mục lại hành động bất chấp pháp luật và giáo lý như vậy ? Dễ làm loạn như vậy ?
Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng tôi xin đưa ra đây 3 nguyên nhân chính nhất (theo tôi)
I. MÂU THUẪN LỊCH SỬ :
Như chúng ta đa biết Công giáo tại Việt Nam được bắt đầu từ khi các nhà truyền giáo phương tây đầu tiên đến Việt Nam để rao giảng đạo Công giáo, khi ấy còn gọi là Đạo Gia-tô.
Ngày 3 tháng 7 năm 1645 linh mục Alexandre de Rhodes rời Việt Nam về Roma để báo cáo cho Tòa Thánh về những tiến triển mau chóng trong việc truyền đạo tại Việt Nam, nhất là xin gửi một số giám mục đến truyền giáo tại Việt Nam, nơi mà ông gọi là "cánh đồng truyền giáo phì nhiêu" để củng cố nền móng cho Giáo hội.
Ông được Roma (Vatican) cho phép đi khắp đất Pháp đi tìm những ơn kêu gọi, tìm những linh mục sẵn sàng xung phong và tiếp tục công việc đã khởi sự với nhiều thành quả may mắn: tại đây mới có Hội Thừa sai Paris (Missions Étrangères de Paris). Hội ra đời năm 1658 và được chấp nhận năm 1664 dưới thời Giáo hoàng Alexandro VII. Vị Giáo hoàng này đã ký sắc lệnh bổ nhiệm hai miám mục đầu tiên cho Viễn Đông: Giám mục Phanxicô Pallu và Giám mục Lambert de la Motte.
Về sau, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mối quan hệ của Công Giáo ở Việt Nam và quân Pháp là rất bền chặt. Sử gia người Pháp Georges Coulet từng nhận xét trong quyển Cultes et Religions de l’Indochine Annamite (Saigon) như sau: “Công giáo đã mở cửa cho quân đội Pháp và là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược đất nước này”.
Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại ban hành đạo dụ số 10 điều chỉnh các tổ chức hội đoàn trong đó các tôn giáo được xem như các hiệp hội. Đạo dụ này đặt ra những hạn chế đối với các hội đoàn, tôn giáo như chỉ cho phép các hội đoàn, tôn giáo có nguồn thu nhập là các lệ phí hội viên (hình thức đặt thùng lạc quyên, công đức là bất hợp pháp); hạn chế bất động sản của các hội, tôn giáo: chính quyền có thể buộc đấu giá các bất động sản của các hiệp hội, tôn giáo; chính quyền vì lý do trị an có thể không cấp phép hoặc thu hồi giấy phép lập hội... Đặc biệt trong đạo dụ này có điều khoản 44 có quy định chế độ "ưu tiên đặc biệt" cho các hội truyền giáo Thiên chúa giáo, đặt Công giáo ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ này. Thực chất đây là một chính sách thiên vị về tôn giáo của nhà cầm quyền bảo hộ Pháp. Ngô Đình Diệm sau khi trở thành Tổng thống đã cho bãi bỏ hầu hết các sắc lệnh của chính quyền thực dân trước đây nhưng vẫn giữ nguyên đạo dụ số 10 duy trì tình trạng thiên vị về tôn giáo.
Mối liên hệ khắng khích giữa Công giáo và thực dân Pháp đã tích cực giúp cho cộng đồng Công giáo Việt Nam chiếm được những miếng đất "đắc địa" trên khắp miền đất nước. Những miếng đất tốt nhất, ngay tại trung thâm thành phố hay thị xã, được được xây nhà thờ hay cơ sở công giáo. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy nhiều nhà thờ ngày nay chễm chệ "ngồi" trên những miếng đất rất tốt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Vụ việc Thái Hà có thể coi là tàn dư của mối quan hệ này.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và sau này là Đế Quốc Mỹ, có rất nhiều đồng bào công giáo đã cầm súng vì tự do, độc lập của dân tộc, tiêu biểu như gia đình Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo, tuy nhiên phải thừa nhận hầu hết người Công Giáo thời ấy lại có tư tưởng thân Pháp, Mỹ, đặc biệt chính quyền VNCH có thể coi là một chính quyền Công Giáo (cả hai ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều là người Công giáo).
Quyền lực của Công Giáo trong thời Việt Nam Cộng Hòa là rất lớn, dưới các năm cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, việc đặt Thiên chúa giáo vượt ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ số 10 đã làm các thế lực thân Thiên chúa giáo, "lực lượng Công giáo" lộng hành và tha hóa. Từ chỗ đặt mục tiêu số một là dùng hữu thần chống vô thần cộng sản để giúp sức và hỗ trợ chính quyền (như kỳ vọng của đạo dụ số 10 thông qua biện pháp phát triển giáo hội, giáo dân) họ đã chuyển mục tiêu chính sang ưu tiên số một là phát triển nhanh giáo hội, đưa các giáo dân vào nắm các cương vị cao trong chính quyền (kể cả các giáo dân là cộng sản mới cải đạo hoặc bị tình nghi là cộng sản) thông qua biện pháp chèn ép và phân biệt đối xử đối với Phật giáo.
Các thế lực chính trị thân Thiên chúa giáo, cũng như "lực lượng Công giáo" trong chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã giảm bớt dần ảnh hưởng của Phật giáo, hạn chế ảnh hưởng của các thế lực chính trị thân Phật giáo cũng như xóa bỏ ảnh hưởng của các "lực lượng Phật giáo" thông qua việc nhanh chóng phát triển số lượng giáo dân Công giáo ở miền Nam Việt Nam: họ ưu tiên bổ nhiệm những người theo Công giáo vào các vị trí chính quyền và quân đội, dùng tuyên truyền công khai nói xấu Phật giáo, ca ngợi Công giáo, giành cho các xứ đạo Công giáo các điều kiện kinh tế tài chính xã hội thuận lợi nhất trong khi đó hạn chế tài sản, kinh tài của các tôn giáo khác. Khuyến khích, dụ dỗ và để người dân, công chức cải đạo sang Công giáo, cưỡng ép khi có cơ hội những gia đình có thân nhân theo cộng sản hoặc những người có tư tưởng thân cộng phải cải đạo để được chở che.
Đặc biệt trong quá trình đấu tranh chống cộng sản và xây dựng ấp chiến lược thì đa số nạn nhân là người theo Phật giáo các chiến dịch chống cộng vừa chống cộng sản vừa kết hợp chống Phật giáo: có một số không nhỏ Phật tử bị quy kết là thân cộng và bị truy bức; nhiều người, để yên ổn tránh liên đới, phải cải đạo sang Công giáo ; quy mô cải đạo ở các tỉnh miền Trung được mở rộng vì đó là khu vực cai quản rất khắc nghiệt của Ngô Đình Cẩn (em trai út của Ngô Đình Diệm – cố vấn Trung phần và, trên thực tế, là người cai quản toàn quyền miền Trung). Trong các ấp chiến lược chính quyền chỉ cho dựng nhà thờ Công giáo mà không cho lập chùa , cũng như trong quân đội chỉ có nha tuyên uý công giáo chứ không có nha tuyên uý phật giáo , chính phủ biến các sự kiện trong đời sống Công giáo thành các lễ hội quốc gia...
Giám mục Ngô Đình Thục, anh trai Tổng thống Diệm, có tham vọng trở thành Hồng y Giáo chủ nên cố gắng tuyên truyền tại Toà thánh La Mã rằng ở miền Nam Việt Nam đã có 60% dân số theo Công giáo và Phật giáo đã suy tàn không còn hoạt động ... các anh em của Tổng thống là Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn lạm dụng các ảnh hưởng của chính quyền càng làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử tôn giáo.
Đến năm 1963 tình hình kỳ thị Phật giáo của các thế lực chính trị thân Thiên chúa giáo đã lên đến cực điểm và sự kiện Phật đản 1963 chỉ là sự bùng nổ của các mâu thuẫn đã chứa chất lâu năm trong lòng xã hội miền Nam Việt Nam.
Ngày nay, có thể nói mọi thứ đã đổi khác, Công Giáo bình đẳng với tất cả những tôn giáo khác, những công dân khác, và phần nhiều họ hài lòng với sự bình đẳng đó. Tuy nhiên sự mâu thuẫn trong lịch sử không phải ngày một ngày hai mà phai nhòa, chính vì thế còn nhiều người có tư tưởng chống phá nhà nước.
II. NIỀM TIN LẦM LẠC
Mô hình của một tôn giáo thường sẽ là : Thần (Thánh, Chúa ... ) + Sứ Giả (người truyền tin, tu sỹ, linh mục ..... (có vai trò trung gian)) + Tín Đồ
Ở Đạo Giáo thì đó sẽ là : Các vị tiên trường sinh bất tử + Đạo sĩ + Tín đồ, ở Đạo Hồi là : Thượng Đế (Allah Đấng Tối Cao) + Sứ Giả + Tín Đồ (Adam là sứ giả đầu tiên, Muhammad là sứ giả cuối cùng, hiện tại Đạo hồi không có sứ giả cũng không có tu sĩ), ở Đạo Mẫu là : Thánh Mẫu + Thầy Đồng + Tín Đồ ...
Duy có Đạo Phật thì khác, Phật là Thầy, Tăng là Bạn, tất cả theo nhân quả mà không có một đấng sáng tạo nào, vì đó mà nhiều người cho rằng Đạo Phật không thuần túy là một tôn giáo. Tuy nhiên ngày nay, một bộ phận Phật Giáo không còn giữ được sự nguyên thủy của nó nên mô hình Phật là Thầy, Tăng là Bạn cũng sai khác ít nhiều, có thiên hướng giống như mô hình các tôn giáo khác.
Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo độc thần, theo đúng mô hình nói trên : Thiên Chúa (Chúa Ba Ngôi : Cha - Con - Và Các Thánh Thần) + Linh Mục + Tín Đồ.
Vấn đề nằm ở chổ những "người trung gian" nhận mình là cầu nối giữa Thần và người, nên lời nói của họ rất khả tín với tín đồ, niềm tin đó đôi khi mù quáng và lầm lạc, thay vì tin và chỉ tin những gì Thần răn dạy trong kinh sách, giáo lý thì tín đồ lại phó thác toàn bộ ý chí của mình cho những "người trung gian" đó.
Vụ Mỹ Yên vừa qua là minh chứng rõ nét nhất cho điều này.
III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC MANG MÀU SẮC CHÍNH TRỊ
Công Giáo là tôn giáo duy nhất có mô hình tổ chức phân quyền như một mô hình nhà nước, toàn bộ hệ thống giáo hội trên khắp thế giới đều đặt dưới sự lãnh đạo của Thánh Quốc Vatican.
Vatican là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất được xây tường bao kín, nằm trong lòng thành phố Rôma, Ý. Với diện tích xấp xỉ 44 hécta (108,7 mẫu Anh), đây là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới.
Dù được xem là quốc gia độc lập có diện tích nhỏ nhất thế giới, nhưng ảnh hưởng của Vatican lại hiện diện gần như trên toàn cầu.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 1960, phe của ứng viên Richard Nixon từng tiến hành một chiến dịch tuyên truyền rằng nước này sẽ bị “Vatican hóa” nếu ông John F.Kennedy thuộc đảng Dân chủ thắng cử. Theo tạp chí Newsweek, phe Nixon khi đó tuyên bố mối quan hệ thân thiết với Vatican sẽ khiến chính sách của đối thủ Kennedy bị Tòa thánh chi phối. Quả thực, điều này trở thành một đòn độc khiến ứng viên đảng Dân chủ lao đao khi nhiều người dân Mỹ lúc bấy giờ lo ngại bị điều hành bởi Vatican. Sau đó, nhờ sự may mắn cùng những nỗ lực hết mình, ông Kennedy mới chiến thắng. Thậm chí còn có cáo buộc rằng phe của ứng viên này đã gian lận phiếu bầu chứ thực tế không hề chiến thắng. Khó khăn mà Tổng thống Kennedy trải qua trở thành minh chứng cho sự ảnh hưởng của quốc gia nhỏ bé Vatican.
Về mặt cơ học, Vatican chỉ có diện tích tương đương 0,5 km2 và dân số khoảng 1.000 người. Tuy nhiên, Vatican được xem như trung tâm giáo quyền của Giáo hội Công giáo Rome (gọi tắt là công giáo), nên tất cả những tín đồ công giáo toàn thế giới đều là “con dân” về mặt tinh thần của quốc gia nhỏ bé này.
Theo cơ quan thông tấn Zenit của Vatican, dựa trên những thống kê từ năm 2000 - 2008, công giáo có khoảng 1,16 tỉ tín đồ khắp thế giới. Cũng theo thống kê này, tính đến năm 2008, công giáo có tổng cộng 5.002 giám mục trên thế giới, tăng hơn 10% so với con số 4.541 hồi năm 2004. Mỗi giám mục phụ trách một giáo phận, góp phần tạo nên một tổ chức lâu đời và được xem là lớn nhất thế giới. Vì vậy, Vatican nói chung và bản thân các giáo hoàng nói riêng có ảnh hưởng không nhỏ trên toàn cầu.
7 triệu công dân Việt Nam, tức khoảng 7% dân số đồng thời lại chịu ảnh hưởng rất lớn về mặt ý chí với một quốc gia khác, đó là điều cần đặt dấu hỏi, một dấu hỏi về sự ảnh hưởng trong tư tưởng chính trị, nhất là với một quốc gia theo CNXH như chúng ta.
KẾT LẠI : Sự ảnh hưởng từ bên ngoài, niềm tin lầm lạc, và tàn dư của nhưng mâu thuẫn lịch sử chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiễn tượng "thích làm loạn" của một bộ phận không nhỏ người theo Công Giáo ở Việt Nam.
Xin nhắc lại Giáo Lý của Hội Thánh thay cho kết bài như một lời nhắn gửi đến những tín đồ Công Giáo đang còn thiếu tinh thần xây dựng : “Mỗi người phải đóng góp cho các cộng đồng mà mình là thành viên, và phải tôn trọng các người cầm quyền có trách nhiệm mưu cầu công ích. Ðời sống xã hội trước hết phải được coi là một thực tại tinh thần. Thực tại này bao gồm việc trao đổi các kiến thức trong ánh sáng chân lý. Thực thi các quyền và chu toàn các bổn phận, cùng nhau tìm hiểu sự thiện hảo luân lý, chung hưởng cái đẹp thanh cao dưới mọi hình thức chính đáng, luôn sẵn sàng chia sẻ cho tha nhân những gì tốt đẹp nhất của mình và mong ước cho nhau được ngày càng phong phú về mặt tinh thần. Ðây là những giá trị phải nuôi dưỡng và định hướng cho những sinh hoạt văn hóa, kinh tế, tổ chức xã hội, các phong trào và các thể chế chính trị, pháp luật và mọi sinh hoạt khác nữa của đời sống xã hội trong tiến trình chuyển biến không ngừng của nó”.
Tớ chôm bài này nhé Đông Tuyền :)
ReplyDeleteOk bác :v
ReplyDeleterất hay,!
ReplyDeleteĐông Tuyềb viết thể loại nào cũng rất có duyên!
ReplyDeleteTớ đét tin một anh "thợ nặn" tượng lại viết được một bài hay như thế !!!
ReplyDeleteThực hư về công giáo có thể lấy kinh thánh ra để hiểu về người công giáo
ReplyDeleteChúa thực hiện đại hồng thủy tiêu diệt con người chỉ chừa lại một gia đình hành động đó được con chiên biện hộ là . . yêu thương con người ???
Chúa đốt hai thành phố chỉ vì hai thành phố đó có nhiều người đồng tính và con chiên biện hộ là vì . . . . yêu thương con người ???
Người công giáo công nhận chúa chỉ tạo ra hai người nhưng lại nhất quyết không chấp nhận gia đình hai người này loạn luân để sinh sản thế hệ kế tiếp
Trong suốt chiều dài kinh thánh cựu ước chúa luôn là phe chủ chiến tiêu diệt các dân khác với lý do là thờ thần khác không thờ chúa nhưng khi tiêu diệt xong thì đi chung đó là chiếm đất đai của cải tàn sát phụ nữ có chồng giết trẻ em trai và đàn ông chỉ chừa lại gái chưa biết đến đàn ông, và con chiên biện hộ hành động đó làm chứng cho nhiều người biết đến chúa mới là tối cao . . . yêu thương con người
bạn làm việc ở xưởng nào vậy bạn? cho mình xin địa chỉ cụ thể để rõ ràng hơn được không bạn>?
ReplyDeletebài viết rất sâu sắc
ReplyDelete