Chuyện kiếm tiền xưa nay có vô vàn cách và vô vàn nghề nghiệp, nhưng tưu chung thì chỉ xoay quanh một số mô hình cơ bản, theo cái nhìn của tôi thì nó có 3 mô hình chính như sau.
- Mô hình cộng: Mô hình này thường thể hiện dưới hình thức làm thuê, hoặc kinh doanh nhỏ lẻ theo phương châm "lấy công làm lời", theo mô hình này, thu nhập của bạn trong một chu kỳ (tuần hoặc tháng) thường là một khoảng cố định.
Mỗi chu kỳ bạn làm được một khoản A với công sức trực tiếp, sau một khoảng thời gian thu nhập của bạn sẽ là A + A + .... .
- Mô hình xoắn ốc : Mô hình này thường thể hiện dưới hình thức đầu tư tài chính, chứng khoán các kiểu, kể cả đầu tư vào vé số, số đề hay cá độ đá banh, theo mô hình này thu nhập của bạn sẽ lớn lên theo hình xoắn ốc.
Giả sử bạn có 1 khoản A đầu tư mà thu lợi a, thì sau đó bạn lại dùng khoản (A+a) để đâu tư và thu lợi b, cứ như thế vòng quay đồng tiền sẽ ngày càng mở rộng.
- Mô hình nhân : Mô hình này thể hiện dưới hình thức kinh doanh quy mô tương đối lớn, bao hàm cả đa cấp.
Công thức của mô hình này là A * n , trong đó A là giá trị cốt lõi hay giá trị đơn vị, n thể hiện cho quy mô. Tuy vào lĩnh vực khác nhau mà A sẽ khác nhau. Ví dụ:
+ Với Phở 24 thì A chính là một cửa tiệm, càng nhiều cửa tiệm (n càng lớn) thì thu nhập càng cao. Vậy nên chiến lược của công ty này không gì khác ngoài việc làm cho của tiệm của mình trở nên hoàn hảo (hoàn thiện quy trình phục vụ, hệ thống nhận diện ... ) , sau đó mở rộng quy mô.
+ Với Viettel thì A là một khách hàng , càng nhiều khách hàng thì doanh thu càng cao. Cũng như thế, chiến lược nói chung của các công ty viễn thông là chăm sóc tốt khách hàng (công ty nào cũng có hệ thống chăm sóc khách hàng đồ sộ) và truyền thông tìm kiếm khách hàng mới.
Đến với vấn đề chính của bài viết, nói về Đa Cấp, mô hình của đa cấp là mô hình Nhân, nên việc các công ty Đa Cấp tự cho mình khác với "kinh doanh truyền thống" là một điều nhảm nhí vì chính họ cũng không hiểu được bản chất của việc kinh doanh.
Giá trị đơn vị A của một công ty đa cấp chính là Nhà Phân Phối, chính vì thế chiến lược chính của các công ty đa cấp quay đi quẩn lại cũng chỉ có 2, một là đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhà phân phối, hai là "lôi kéo" được càng nhiều nhà phân phối càng tốt.
Từ đây phải nói rằng, đa cấp là một hình thức kinh doanh rất hay, nhưng thành bại hay tốt xấu là do người vận hành, mà cụ thể là ở những điểm sau :
+Đạo tạo nhà phân phối thế nào
+Lôi kéo nhà phân phối mới ra sao
+Có cân bằng được 2 chiến lược trên hay không.
Nếu làm được nhưng việc trên một cách bài bản, khoa học thì sẽ mang lại hiệu quả cực cao và bền vững, bằng chứng là sự phát triển của kinh doanh đa cấp ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên đây lại là một hình thức kinh doanh không dễ gì vận dụng tốt, và rất dễ mắc lỗi. Lỗi thường mắc có 4, những gì là 4 ?
1. Nôn nóng kiếm tiền.
Cả người đào tạo (nhà phân phối F (n)) lẫn người học (nhà phân phối F (n+1)) đều nôn nóng kiếm tiền, bởi mục đích của họ khi tìm đến Đa Cấp không gì khác ngoài tiền, chính vì thế sau những khóa đào tạo ngắn ngủ, lẻ tẻ cùng với nhưng hứa hẹn trong tương lai về một mức thu nhập khủng khiếp, họ lao vào kiếm tiền, và vì với kỹ năng có hạn, tự tin và ham muốn có thừa, họ thường chỉ tìm đến và thuyết phục được nhưng người quen thân.
2. Giáo điều
Với áp lực phải có hệ thống nhà phân phối của mình để tăng mức thu nhập, người ta tuyển nhà phân phối một cách tràn lan, không có một chuẩn mực nào cả, không cần bằng cấp cũng chả cần năng lực, chính sự không có tiêu chí tuyển người này mà dân đến "quy mô ngày càng lớn, hiệu quả ngày càng giảm".
Thêm vào đó, để thuyết phục người khác vào hệ thống của mình, người ta nghĩ ra vô vàn những giáo điều ví như "chúng ta khác với kinh doanh truyền thống", "không cần bằng cấp cũng có thể làm giàu" ... vân vân và vân vân .. vì lý do này nếu bạn để ý thì sẽ nhận thấy Đa Cấp có nét gì đó như một tôn giáo, với đức tin về một sự giàu có dễ dàng (và ảo vọng).
Đó là lý do vì sao tôi đặt tựa bài viết là Đạo Đa Cấp.
3. Mất cân bằng
Như đã nói ở trên, trong mô hình kiếm tiền Nhân, A * n , chiến lược đàu tiên là hoàn thiện cái giá trị đơn vị A, sau đó mới mở rông quy mô n. Tuy nhien với đa cấp, vì không có một sự kiểm soát nào mang tính quản trị, nên tính tự phát rất cao, khi A chưa đến đâu thì n đã nở rộ. Chính vì vậy sinh ra một sự phát triển rất ảo.
4. Không có sứ mệnh phục vụ.
Lỗi lớn nhất mà hầu hết các công ty đa câp đều mắc phải chính là lỗi thứ 4 này, trong kinh doanh người ta có câu "nếu chạy theo đam mê tiền sẽ chạy theo bạn, nếu bạn chạy theo tiền nó sẽ ghê sợ bạn", người ta cũng nói để thành công phải "đem đam mê của mình phục vụ cho nhiều người" phục vụ được càng nhiều người thì bạn càng thành công. Bởi thế nên mời có khẩu hiệu "hãy phục vụ, tiền sẽ đến với bạn".
Phục vụ là sứ mệnh của mọi công ty, riêng có đa cấp tính phục vụ rất ít được xem trọng, điều họ xem trọng nhất là bán hàng (tức là tiền) điều này thể hiện ngay trong tên gọi của nó Bán hàng đa cấp hay kinh doanh đa cấp. Hoạt động xuyên suốt nhất của của đa cấp là bán hàng và bán hàng, không gì quan trọng hơn bán hàng.
Chính vì tiền là mục đích theo đuổi duy nhất nên thường có xu hướng đẩy người tham gia đa cấp dùng mọi cách dù tốt dù không tốt để kiếm tiền.
-------------
Kết lại, bài viết không phủ định bán đa cấp, mà nhấn mạnh rằng đây là một hình thức kinh doanh rất hiệu quả nhưng khó vận dụng rất dễ mắc lỗi. Đặc biệt với mặt bằng về trình độ bán hàng ở Việt Nam thì lại càng là mảnh đất màu mỡ để những sự biến tướng của hình thức kinh doanh này phát triển.
bài rất hay
ReplyDelete