Saturday, September 27, 2014

TRÒ CHƠI ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG SẢN PHẨM CỦA NÓ

Gần đây rộ lên tin tức về 'Nhà nước Hồi giáo' hành quyết dã man con tin để đòi tiền chuộc làm dư luận phẫn nộ. Nhiều bạn có thể muốn biết cái 'nhà nước' này ở đâu tự nhiên nổi lên và câu chuyện này cũng là bài học cho chúng ta về cuộc thánh chiến dân chủ hóa thế giới của Mỹ mà Việt Nam luôn là một đích ngắm.

Để giữ vững vị trí thống trị thế giới, Mỹ phải liên tục lập mưu mô và tấn công kinh tế, chính trị, hoặc quân sự vào những nước chưa chịu đứng vào hàng sau lưng mình (như Việt Nam) hoặc những đối thủ tiềm năng và đồng minh của những đối thủ đó. Trong trò chơi địa chính trị này Mỹ bất chấp thủ đoạn và hoàn toàn không lo ngại hậu quả vì nếu có hậu quả tai hại thì càng tốt, càng có lý do để ném bom, nuôi chiến tranh. Thế giới càng bất ổn, có chiến tranh thì công nghiệp quốc phòng Mỹ càng phất, vị trí đế quốc thống trị của Mỹ càng được củng cố!

Trò chơi địa chính trị này đã tạo ra những sản phẩm như Bin Laden/tổ chức Al Qaida và 'Nhà nước Hồi giáo' như ngày hôm nay.

Đại đa số thế giới biết đến Bin Laden là trùm khủng bố tấn công nước Mỹ nhưng ít người biết rằng Bin Laden được CIA tuyển vào các trại huấn luyện du kích lúc 22 tuổi khi cuộc 'thánh chiến' ở Afghanistan bắt đầu.

Các lãnh đạo 'thánh chiến Hồi giáo' thời đó từng được Tổng thống Mỹ tiếp ở Nhà trắng vào năm 1985 và được âu yếm gọi bằng các 'chiến sĩ tự do'. Những 'chiến sĩ tự do' này đã trở thành 'bọn khủng bố' khi họ muốn đuổi quân Mỹ ra khỏi đất Hồi giáo của họ sau này!

Clip tổng thống Mỹ Reagan tiếp các 'chiến sĩ tự do':

http://www.liveleak.com/view?i=3d1_1374168674

Trong vùng Trung Đông tồn tại các thế lực Hồi giáo cực đoan, Hồi giáo ôn hòa và nhà nước phi tôn giáo (secular state). Nhà nước cộng hòa phi tôn giáo là hình thức tiến bộ nhất vì nó tách rời tôn giáo với nhà nước, dùng luật lệ phi tôn giáo. Loại nhà nước này được phát triển sau thế chiến II ở Trung Đông mà Afghanistan trước khi có chiến tranh là một ví dụ. Với mục tiêu địa chính trị của mình, Mỹ đã dùng CIA cùng với cơ quan tình báo Pakistan ISI và Saudi Arabia tổ chức, huấn luyện, tài trợ, vũ trang cho các nhóm Hồi giáo cực đoan trong cuộc chiến tranh với chính quyền Afghanistan và Liên xô. Kết quả là sau khi quân Hồi giáo cực đoan thắng, Afghanistan lại trở về với luật lệ tôn giáo thời Trung Cổ và là nơi chứa chấp lực lượng khủng bố của Bin Laden, một nhân vận trưởng thành trong 'thánh chiến'.

Cái tên của nhóm 'Taliban' nắm quyền ở Afghanistan sau khi Liên xô rút quân, có nghĩa là gì?

Trong tiếng Pashtun, một thổ ngữ ở Afghanistan, 'Taliban' có nghĩa là học sinh, hoặc người tốt nghiệp madrasahs (trường dạy kinh Koran) được tổ chức bởi những nhóm truyền đạo Wahhabi từ Saudi Arabia, với sự hỗ trợ của CIA.

Hệ thống giáo dục ở Afghanistan trước thời chiến tranh chủ yếu là phi tôn giáo. Giáo dục do Mỹ tổ chức sau đó làm sụp đổ hệ thống giáo dục phi tôn giáo đó. Con số trường tôn giáo do CIA bảo trợ tăng từ 2.500 năm 1980 lên trên 39,000.

http://www.globalresearch.ca/9-11-analysis-from-ronald-reagan-and-the-soviet-afghan-war-to-george-w-bush-and-september-11-2001/20958

Để đánh sập một nhà nước tiến bộ phi tôn giáo ở Afghanistan vì nhà nước này thân Liên xô. Mỹ và đồng minh Hồi giáo cực đoan đã biến Afghanistan trở thành một quốc gia Hồi giáo cực đoan.

Và Bin Laden đã thừa thắng xông lên, mở rộng 'thánh chiến' sang Mỹ với nhiều lý do. Một trong những lý do đó là quân Mỹ dám đóng quân trên 'thánh địa Hồi giáo' ở Saudi Arabia, quê hương của Bin Laden. Nhưng Bin Laden có tấn công nước Mỹ thì tư bản súng đạn càng khoái, càng có lý do chụp mũ tấn công...Iraq, một mục tiêu mà Mỹ luôn thèm khát. Và dĩ nhiên khi Hồi giáo cực đoan tấn công Mỹ thì họ không còn là 'chiến sĩ tự do' nữa mà trở thành 'khủng bố'.

Iraq là một quốc gia với nhà nước phi tôn giáo cho đến năm 1968 và sau đó là Hồi giáo ôn hòa, tức là thế lực Hồi giáo cực đoan luôn nằm dưới tầm kiểm soát. Sau khi Mỹ nhảy vào 'dân chủ hóa' Iraq, tiêu diệt độc tài Saddam Hussein, tịch thu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt (tưởng tượng) vào năm 2003, thì Hồi giáo cực đoan được dịp sổ lồng trong hỗn loạn chiến tranh vào năm 2004. Al Qaida chính thức hoạt động ở Iraq và sức mạnh được tăng lên. Hai năm sau, nhóm này chính thức đổi tên thành ISIS, là 'nhà nước hồi giáo' mà chúng ta nghe đến hôm nay. Tức là nhờ cuộc chiến tranh 'dân chủ hóa' trong ván bài địa chính trị của Mỹ, một nhà nước Hồi giáo cực đoan nữa đã ra đời.

http://www.cnn.com/interactive/2014/09/world/isis-explained/?hpt=hp_c2

Chưa hết! Một mục tiêu địa chính trị khác của Mỹ là Syria, một nhà nước phi tôn giáo và là một cái gai trong mắt Mỹ vì nước này là đồng minh lâu năm của Nga nên Mỹ phải 'dân chủ hóa' nó để cô lập thêm Nga. Mỹ và đồng minh đã giúp đỡ tiền và vũ khí cho các nhóm vũ trang chống chính quyền Syria và kết quả là Syria bị suy yếu mà mất quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ phía bắc và chúng lại rơi vào tay ISIS! Và nhờ thu nhập từ các giếng dầu trong các vùng chiếm được từ chính quyền Syria và Iraq, ISIS lại càng mạnh lên!

Các vùng kiểm soát và ảnh hưởng của ISIS:

http://www.cnn.com/interactive/2014/06/world/maps-iraq-unrest/

Nước Mỹ luôn ở bên kia đại dương nên Trung Đông có cháy kiểu nào thì cũng chẳng hề hấn gì. Đánh kiểu nào thì nhà thầu súng đạn của Mỹ cũng kiếm chác được. Bom đạn thừa mứa để lâu nó cũng mục. Không quăng bom chỗ này chỗ kia cho hết kho thì làm sao có đơn đặt hàng mới? Mỹ muốn ném bom Syria trước kia và bị Nga cản nhưng cuối cùng cũng đã có cớ, danh chính ngôn thuận để ném rồi! Syria có tức khí bắn máy bay Mỹ thì càng tốt. Mỹ sẽ quay lại với cả một kho bom mới!

Các bạn muốn 'dân chủ hóa' Việt Nam có còn nhớ Lybia không nhỉ? Chắc chắn là không vì các đài công suất lớn của phương tây đã chuyển sang phát chương trình mới nhồi sọ các bạn cho một cuộc phiêu lưu quân sự địa chính trị ở chỗ khác rồi. Các bạn lại bận xem/nghe và cổ vũ chương trình mới theo thói quen đã được huấn luyện thôi. Lybia dân chủ bây giờ là một đống bầy nhầy chứ không phải là một quốc gia. Nó không có một chính quyền trung ương với quyền lực thực sự. Các phe phái trong đó có Hồi giáo cực đoan chiếm cứ những vùng khác nhau một cách rất là tự do dân chủ văn minh. Tổng thống Mỹ hãnh diện tuyên bố sau khi lật đổ Gaddafi rằng mình đã ngăn chặn được một cuộc thảm sát ở thành phố Benghazi nhưng năm ngoái, một nhóm vũ trang được NATO hỗ trợ trong cuộc chiến lật đổ Gaddafi đã xả súng vào một đoàn người biểu tình ở Tripoli làm chết 42 người. Nhóm này đã xả súng phòng không vào trẻ em. Không thấy có phản ứng đáng kể nào từ Washington, London, hay Paris và chắc chắn là các bạn tranh đấu cho 'dân chủ' theo kiểu hùa theo loa phóng thanh của Mỹ chẳng biết chuyện đó đâu! Bây giờ có biết cũng chẳng thèm lên án vì chưa được Mỹ kích hoạt!

http://www.independent.co.uk/voices/commentators/three-years-after-gaddafi-libya-is-imploding-into-chaos-and-violence-9194697.html

Vì sao loa phóng thanh Mỹ không phóng thanh chuyện tồi tệ hậu Gaddafi? Các nước vô địch 'tự do dân chủ' không thèm la làng chuyện giết chóc hâu Gaddafi? Vì cái gai trên bàn cờ địa chính trị của Mỹ là Gaddafi đã được nhổ. Độc tài hay cực đoan gì bây giờ cũng chẳng còn vấn đề nữa rồi. Mấy cái đó chỉ là quảng cáo. Loa phóng thanh mở hết công suất lên án Gaddafi độc tài ngày xưa chỉ là để nhồi sọ dân vô minh thế giới cổ vũ cho việc nhổ gai được thuận tiện thôi.

Kịch bản Lybia cũng y như thế. Ban đầu Libya là nhà nước Hồi giáo ôn hòa nhưng là cái gai trên bàn cờ địa chính trị của Mỹ và phương tây vì Gaddafi vận động châu Phi dùng đồng tiền chung hòng thoát khỏi sự lệ thuộc tài chính vào Âu-Mỹ. Sau khi Mỹ và phương tây nhổ gai, các nhóm Hồi giáo cực đoan được sổ lồng và tiến chiếm đất đai lãnh thổ. Nhà lại cháy không thể kiểm soát!

Tin tức mới nhất cho biết nhóm Hồi giáo cực đoan bị cáo buộc tấn công sứ quán Mỹ năm 2012 đã chiếm được thành phố lớn thứ hai của Libya là Benghazi:

http://www.thestar.com/news/world/2014/07/31/libya_islamic_extremists_declare_control_of_benghazi.html

Tôi nhớ có một bài viết ví von rằng:

'Khi nhà bạn bị cháy, bạn phải gọi lính cứu hỏa chứ không phải gọi tên đã phóng hỏa trở lại hiện trường mà còn mang theo một bình xăng!'

Đó là tình hình hiện nay. Sau khi phóng hỏa và rút lui khỏi Iraq, Mỹ đã trở lại hiện trường cứu lửa với một bình xăng!

Theo kỷ lục được ghi nhận thì khi Mỹ nhảy vào 'dân chủ hóa' chỗ nào thì chỗ đó y như rằng có máu đổ thành sông, chia năm xẻ bảy, cực đoan nổi dậy hoành hành, rồi Mỹ lại tiếp tục chữa cháy thành mấy chục năm cho trụi luôn nhưng không hiểu tại sao vẫn có người mơ mộng, xin xỏ, kiến nghị Mỹ 'dân chủ hóa' Việt Nam trong khi chính Việt Nam đã bị cháy rụi hết một lần 40 năm trước. 40 năm trong lịch sử thì chỉ là ngày hôm qua, hay là bốn giờ trước thôi. Thật kỳ lạ là có rất nhiều người có thể vô minh đến mức độ đó.



Meo Duc Meo

Tuesday, September 23, 2014

XU HƯỚNG MARKETING: MẠNG THƯƠNG HIỆU, KHÁCH HÀNG & WRITER LÊN NGÔI



Từ những va chạm, chúng ta trải nghiệm, từ những trải nghiệm chúng ta suy tưởng về tương lai và vô hình chung chúng ta tạo ra các xu hướng, mới có, trùng lắp có và quái đản cũng có.

Giống như việc mối sáng nhấm nháp một ly cafe, quen đến nỗi mà nghiện cái cảm giác uống cafe hơn cả chính cafe, nghiện cái góc ngồi ấy, cái góc nhìn ấy, cái cảm giác khi thấy khói thuốc phiêu lãng bay hơn cả chính nicotine.

Rồi một ngày trời không đẹp lắm, nắng chẳng trôi mượt trên cành lá, hoa chẳng bông đùa cùng gió, bỗng thấy cafe thiếu thiếu gì đó, "béo hơn 1 chút thì tốt", rồi cafe kem ra đời, cafe trứng ra đời ... đại loại vậy.

Các xu hướng được tạo ra từ chính hôm nay, đôi khi nó được định hướng, nhưng hầu hết nó xuất phát từ hiện thực, nhìn vào hiện tại ta sẽ thấy được xu hướng của ngày mai, ngày kia, ngày kia nữa.

“Khác biệt hay là chết”, sao vẫn chưa ai nói cho những nhà tiếp thị biết rằng khẩu hiệu này đã lạc hậu? Nếu họ không suy nghĩ cao hơn và xa hơn họ sẽ là kẻ chết đầu tiên vì mãi mê làm “khác”.

Diễn ra trong hiện thực và thời gian đã qua, đó là công cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt của các thương hiệu. Những đại dương xanh được khám phá, và không lâu sau tất cả lao vào, họ phân khúc, phân ngách, rồi đa dạng hóa mẫu mã, rồi rút ngắn vòng đời sản phẩm, nhãn hiệu.

Cho những viên đá cuội vào bình, cho tiếp những viên sỏi, rồi cho cát vào cuối cùng là nước, cái bình không còn chỗ hở. Thị trường chật chội y như thế, "khác biệt hay là chết" nhưng người ta không thể khác nữa. Cần một công thức khác để sống.

Giống như chiến tranh lạnh qua đi, đối thoại là công thức sống, các nước quay qua hợp tác với nhau, bỏ qua mọi rào cản ý thức hệ, họ đến với nhau vì lợi ích. Các hiện ước kinh tế tạo nên các khu vực kinh tế, WTO, Nics, OPEC ...

Mạng thương hiệu sẽ là xu hướng marketing của tương lai, các thương hiệu sẽ tìm đến nhau tạo sân chơi chung với những ưu tiên và ràng buộc. Shop nhẫn cưới, shop váy cưới, tiệm in thiệp cưới, nhà hàng tổ chức lễ cưới sẽ giới thiệu khách hàng lẫn nhau với mức chiết khấu nhất định.

Tương tự, cafe & đồ ăn sáng take away sẽ liên kết với hệ thống cây xăng. Bà Ba bán bún sẽ liên kết với ông Tư bán nước và chị Sáu bán trái cây. Họ có chung đối tượng khách hàng, hoặc chung tiếp điểm khách hàng ... bằng cách nào đó họ bù đắp dịch vụ cho nhau tạo thành những vòng khép kín mà tất cả đều có lợi.

Và rồi, những lý thuyết của thời hoang dã sẽ dần bị đào thải, những khái niệm mới ra đời. Dẫu rằng người Mỹ vẫn đem quân đùng đoàng khắp nơi, nhưng họ đã ý thức được sức mạng của dư luận quốc tế, và họ buộc phải tạo ra các lý do hợp thức hóa trước khi thực hiện thói quen đùng đoàng của mình.

Cũng thế, cái thời mà nhà tiếp thị đứng chống nạnh ở cổng công ty nhìn ra phớt đời đã qua rồi. Họ phải đóng vai khách hàng để đi ngang qua đường và liếc mắt trông vào. Khách hàng đã mạnh hơn.

Hệ quy chiếu Sản Phẩm - Giá Cả - Phân Phối - Xúc Tiến sẽ được trưng bày trong các viện bảo tàng để giáo dục cho con cháu sự đáng sợ của một hệ quy chiếu độc đoán, nơi mà nhà cung cấp tự nghĩ ra mọi thứ và chẳng thèm quan tâm đến ai cả.

Khách hàng - Chi phí mua hàng - Sự tiện lợi - Sự tương tác là hệ quy chiếu thay thế. Khách hàng không chỉ cần sản phẩm, họ quan tâm đến việc bạn chào đón họ thế nào, mời họ nước ép trái cây hay rượu nhẹ trước khi tư vấn, rồi sau đó bạn sẽ giao hàng tận nơi lắp ráp nếu cần, bảo trì bảo hành bạn phải luôn nhớ. Sinh nhật của khách hàng bạn phải khắc ghi, thỉnh thoảng là cả những ngày khó ở của họ nữa, chu kỳ là 28 ngày bạn phải biết nhẩm tính.

Giá cả trở thành vấn đề nhỏ, không phải vì khách hàng của bạn chi sộp hơn, mà bởi họ quan tâm đến cả chi phi đi lại, vận chuyển, vận hành, sửa chữa, tiêu hủy nữa. Thứ họ tính trong đầu lúc này là toàn bộ chi phí để mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Điều đó dễ hiểu, bởi chỉ có một thằng điên mới chạy xe 10 km để mua một chai nước 5 ngàn đồng trong khi tiệm tạm hóa kế bên bán giá 6 ngàn. Tổng chi phí mua hàng của bạn lớn hơn, bạn bị loại.

Hệ thống phân phối của bạn phủ khắp Việt Nam, có mặt tại mọi tuyến phố? Đó không là một điều tự hào lớn nữa khi mà sự tiện lợi mới là thứ khách hàng cần, họ có thể ngồi ở nhà click vài cái, thanh toán bằng ví điện tử rồi bước vài bước ra mở cửa, nhân viên giao hàng của công ty khác đã đến. Bạn thua.

Truyền thông một chiều và những chiêu tiếp thị vặt vãnh sẽ lên núi chơi với dế (chưa chắc dế chịu chơi), chẳng ai mua hàng của một kẻ mà hắn ta khinh thường mình ra mặt. Khách hàng sẽ thông minh hơn, họ cần được tôn trọng, họ thích sự đối thoại hai chiều, họ muốn được truyền cảm hứng thay vì nhồi nhét thông tin vào đầu họ.

Đó là thời của Writer. Writer not Copier. Những người nắm bắt tâm lý khách hàng, tạo nên những cuộc đối thoại thực thụ, truyền cảm hứng và đưa ra những khái niệm mới.

Contact me : Dongtuyen3@gmail.com
A writer always get the messages