Sự so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng sự so sánh nào cũng mang ta đến với một suy ngẫm, miễn rằng tìm được điểm tương đồng hợp lý. Con đường của một dân tộc nếu đem so với một đời người, tất nhiên có khập khiễng, nhưng so sánh con đường để trở nên lớn mạnh của một dân tộc với con đường để thành công của một con người hẳn là sẽ có nhiều điều để rút ra.
Bạn là một người nghèo, bạn cần ý chí làm giàu gấp chín gấp mười lần người khác, bạn mới có thể thành công. Bạn tiếp thu kém khi học tập, bạn cần sự cần cù gấp chín, gấp mười lần người sáng dạ để có thể học tốt. Nếu bạn kém may mắn hơn người khác về mặt thể chất, có lẽ ý chí nghị lực của bạn càng cần hơn nhiều lần nữa.
Một đất nước, một dân tộc, nếu đi sau dân tộc khác, xuất phát điểm thấp hơn đất nước khác, dân tộc đó, đất nước đó, cần lắm ý chí , nghị lực và sự đoàn kết của triệu triệu con dân mới mong có thể tạo ra sự "thần kỳ" sánh vai với bạn bè năm châu.
Đất nước ta, "sáng chắn bão giông, chiều ngắn nắng lửa", 1000 năm chịu sự đô hộ của Trung Quốc, 100 làm nô lệ Thực dân Pháp, hơn 20 năm chống Đế quốc Mỹ.
Chiến tranh kết thúc, "súng gươm vứt bỏ, lại hiên như xưa", nhưng chúng ta là đối mặt với hậu quả của chiến tranh, số người Việt Nam bị thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam là từ 3 đến 5 triệu, hàng triệu người khác tàn tật và bị thương. Những người sống sót tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế xã hội và môi trường mà cuộc chiến đã gây ra. Trong đó có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao nhất thế giới. Hàng vạn nạn nhân chất độc hóa học tại Việt Nam hiện nay .
Một nửa diện tích rừng mưa của Việt Nam bị phá hủy. Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn (khoảng 75 triệu lít) chất độc hóa học, sự tàn phá môi trường do Mỹ gây ra lớn đến mức đã làm phát sinh một từ tiếng Anh mới, ecocide. Việt Nam đã trở thành đất nước bị ném nhiều bom nhất trong lịch sử thế giới. Số bom ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số tấn bom sử dụng trong Thế chiến thứ hai, trong cái gọi là "chính sách lunarization" (Mặt Trăng hóa). Cơ sở hạ tầng ở cả hai miền Việt Nam đã bị phá hoại gần hết. Tính bình quân mỗi người dân Việt Nam phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom đạn Mỹ.
"Mỹ cút, Ngụy nhào" chúng ta lại phải chống bọn bành trướng Bắc Kinh ở Tây Bắc, chống bọn diệt chủng Ponpot ở Tây Nam. Rồi thì lệnh cấm vận kinh tê của Mỹ, rồi thì sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội.
Tất cả đã làm chúng ta tụt lại phía sau những Hàn, Nhật, Sing ... giờ đây, khi các nước đang băng băng tiến trên con đường giàu mạnh, chúng ta mới bắt đầu bước vào vạch xuất phát, muốn bắt kịp và vươn lên tất nhiên như đã nói chúng ta cần lắm : " ý chí , nghị lực và sự đoàn kết của triệu triệu con dân "
Mông Cổ, trước khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất là một đất nước nội chiến liên miên, các bộ lạc không ai chịu ai, họ đánh nhau trong khi vẫn phải è lưng cống nạp có Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn với chính sách đoàn kết, nêu cao tinh thần người Mông Cổ đã biết đất nước này thành một quốc gia hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử nhân loại.
Người Nhật, trước 1945 họ đã lớn mạnh nhờ chủ nghĩa dân tộc, sau 1945, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử hủy diệt 2/4 hòn đảo lớn, tất cả là đống tro tàn, nhưng rồi cũng với chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ ấy, một lần nữa Nhật Bản tạo nên điều thần kỳ.
Người Nhật, người Hàn đều ưu tiên sử dụng hàng hóa của đất nước mình, đó không phải điều mới nghe lần đầu, và không đâu xa, ấy chính là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia.
Việt Nam cũng với tình thần dân tộc ấy mà đã làm nên điều thần kỳ là đánh đuổi 2 thế lực hùng mạnh Pháp - Mỹ, nhưng khi hòa bình, có vẻ như tinh thần ấy chưa được thế hệ hôm nay đưa vào công cuộc xây dựng, tái thiết đất nước.
Sáng nay, sau khi viết bài "Thế hệ sau sẽ mang đất nước về đâu ?" tôi đã nghĩ, giá như mà thế hệ hôm nay có được một nủa cái tinh thần vì dân tộc ấy, thì ngày Việt Nam lớn mạnh như Bác Hồ từng mong nào có xa xôi gì ?
Ngày nay, một số bạn đã "không biết thương cho Tổ Quốc mình chịu nhiều cay đắng tủi nhục , cả dân tộc phải nghiến răng vùng dậy đánh ngoại xâm, thống nhất đất nước , để rồi muộn màng thiệt thòi, nay muốn tiến lên phải thống nhất (ít nhất như người ta) , phải nỗ lực (ít nhất như người ta) , phải biết hy sinh cái tôi của mình, dẹp bỏ cái thù hận và phải biết thông cảm với những hạn chế của một đất nước muộn màng nên tạm thời phải chịu hạn chế nhiều mặt" thì thôi, lại còn so sánh và đòi hỏi, thậm chí còn lật ngược cả lịch sử, trách cha ông "sao nỡ đánh Mỹ, cứ để Mỹ ở Việt Nam thì Việt giàu như Hàn Quốc rồi".
Nghiệt ngã quá đất mẹ Việt Nam ơi, sao người không giàu sẵn, văn minh sẵn, để cho thế hệ hôm nay tha hồ ăn chơi, tha hồ so sánh.
Thức tỉnh đi, cha ông hi sinh bảo vệ đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho "sự hi sinh ấy được giữ đúng ý nghĩa của nó", rằng phải xây dựng đất nước thật lớn mạnh, rằng phải lao động hết mình vì đất nước, chứ không phải ngập trong game, trong bia rượu, tiệc tùng ... để rồi đồ án tốt nghiệp phải đi copy, để rồi than vãn trình độ mình không tìm được việc, để rồi bằng sự bất tài của mình lại dùng chiêu trò để kiếm tiền của đồng bào.
Mà chẳng cần gì phải to tát, không phân biệt vùng miền, không lai căng sính ngoại, không bảo thủ quá trớn ấy là chủ nghĩa dân tộc. Nâng cao kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, ấy chính là chủ nghĩa dân tộc. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ưu tiên dùng hàng Việt ấy là chủ nghĩa dân tộc.
Trước khi làm việc gì hãy tự hỏi "điều này có gây hại, có lợi gì cho đất nước của tôi không" thế là đã đủ rồi, khó lắm không ?
bài rất hay
ReplyDelete