Monday, July 28, 2014

MUỐN TỰ DO HÃY HỌC CÁC TÔN TRỌNG



Tự do là khát vọng ngàn đời của nhân loại, thuở hồng hoang, khi con người còn bị thiên nhiên kìm hãm, họ khát khao chinh phục để nhận thức đá, nước, gió, lửa ... các đại dương, những ngọn núi cao, những tầng mây và chiều sâu của lòng đất ... . Tiến thêm một bậc nữa, chính con người lại kìm hãm con người, kẻ mạnh áp đặt và cướp đoạt những điều hiển nhiên của kẻ yếu, chủ nô cướp quyền làm người của nô lệ, nước lớn cướp quyền tự chủ của nước yếu ... thì con người đấu tranh đòi tự do cho dân tộc, cho đất nước, đòi quyền sống, quyền làm người. Rồi khi mà chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, thời kỳ tích lũy tư bản man rợ sụp đổ, các nước thuộc địa đứng lên giành quyền độc lập tự chủ, các quyền cơ bản của con người được đảm bảo ... thì con người lại đấu tranh để có được quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí ... . Như vậy, theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, con người luôn muốn đi đến tận cùng và tột bậc của tự do.

Bác Hồ từng nói : "Không có gì quý hơn độc lập tự do", rồi ngay dưới quốc hiệu của mình chúng ta vấn thường viết "độc lập, tự do, hạnh phúc", rõ ràng rằng "tự do" là một điều có giá trị to lớn mà khó có gì so sánh được. Tự do là bước phát triển cao hơn của độc lập và là tiền tố của hạnh phúc, muốn tự do phải có độc lập, muốn hạnh phúc phải có tự do. Đấu tranh để có được tự do là điều chính đáng, không chỉ chính đáng mà đó được xem là lý tưởng của đời người, những con người với lý tưởng đấu tranh cho tự do đã trở nên vĩ đại, như Che, như Gandhi, Mandela, Luther King hay Bác Hồ của chúng ta.

Tuy nhiên, cũng như bất kỳ một khái niệm nào khác, tự do cũng có hai mặt, và cũng như bất kỳ mọi khái niệm khác, tự do cũng cần được đặt trong mỗi liên hệ biện chứng với những điều khác nữa. Tự do, hiểu cùng tột ngữ nghĩa là giải phóng ra khỏi các ràng buộc, nhưng trong một thế giới hữu cơ, nơi mà mọi thứ liên kết và tương tác lẫn nhau thì ràng buộc là điều không thể tránh khỏi. Tự do tương tác như thế nào, biểu hiện hai mặt tích cực, tiêu cực ra sao đối với sự phát triển xã hội là câu hỏi lớn cần được trả lời và câu hỏi quan trọng nhất là "tự do thế nào để có hạnh phúc?", vì suy cho cùng đích đến của nhân loại luôn là hạnh phúc.

Bấy lâu nay, nhiều những người ở Việt Nam như Cù Huy Hà Vũ, Bùi Hằng, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung ... thường nhân danh "đấu tranh cho tự do" để chống phá nhà nước Việt Nam bằng cách xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử và hiện tại, đó có phải là tự do đích thực? Hay như mới gần đây, sau vụ rơi máy bay thảm khốc ở Ukraine, một cuộc điều tra chưa hề được mở ra, nhưng nhiều tờ báo ở Việt Nam không biết cố tình hay vô ý mà đưa tin lại từ các hàng tin phương Tây vội vàng quy kết thủ phạm của vụ MH17 chính là quân ly khai ở Ukraine và Nga, một nhà báo khi nhận phản hồi của độc giả đã trả lời rằng đó là "tự do báo chí". Kết tội khi chưa điều tra liệu có phải là "tự do"?

Tự do là một khái niệm đậm tính nhân văn, vì vậy, tự do đích thực là khi nó thể hiện cao nhất sự văn minh. Trên cơ sở đó, tự do có thể chia làm hai loại, cũng chính là hai mặt tốt xấu của tự do, đó là "tự do hoang dại" và "tự do có văn minh". Tự do hoang dại, là thái cực của việc đặt tự do ra riêng rẽ tách biệt, ở đó tự do là không có bất kỳ ràng buộc nào, mỗi chủ thể có thể làm bất cứ điều gì, nhấn mạnh lại là bất cứ điều gì, kể cả giết người, buôn ma túy, trong đó xuyên tạc, bóp méo sự thật dĩ nhiên cũng là "tự do". Ngược lại, tự do có văn minh là tự do được đặt trong mối liên hệ biện chứng với tất cả các chủ thể, ở đó tự do được xây dựng trên cơ sở sự tôn trọng, xã hội tôn trọng tự do cá nhân, cá nhân tôn trọng cá nhân khác, tôn trọng xã hội và con người phải tôn trọng thiên nhiên. Hay nói một cách công thức thì "tự do có văn minh" nghĩa là lợi ích chính đáng của bạn cần được đảm bảo và bạn có một phần trách nhiệm để đảm bảo lợi ích chính đáng của người khác, bạn có quyền tự do nêu lên chính kiến của mình và bạn phải tôn trọng quyền nêu lên chính kiến của người khác, bạn có quyền theo hoặc không theo tôn giáo này và bạn phải tôn trọng quyền theo hay không theo tôn giáo khác của người khác ...

Văn minh nhân loại phát triển ở mức cao nhất, chính là khi sự tôn trọng được biểu hiện rõ nét nhất, ngay chính việc đấu tranh cho tự do cũng chính là đấu tranh để có được sự tôn trọng, việc đó diễn ra xuyên suốt lịch sử nhân loại, con người đấu tranh để các quyền của mình được tôn trọng, đấu tranh để các lợi ích chính đáng của mình được tôn trọng, đấu tranh để các đạo lý được tôn trọng, để sự thật được tôn trọng. Như vậy, sẽ thật là "phản tự do" nếu bạn đòi hỏi người khác tôn trọng tự do của bạn nhưng bạn lại xâm hại tự do, lợi ích chính đáng của người khác, xâm hại lợi ích cộng đồng, dân tộc, đất nước ... . Bởi vì tôn trọng là sự tương tác hai chiều, nếu chỉ có một chiều nó sẽ tạo ra sự khiên cưỡng, khi một cá nhân, một thế lực đòi hỏi được tôn trọng nhưng lại xâm hại lợi ích của người khác, những người bị xâm hại dĩ nhiên đã bị mất một phần sự tư do, đó chính là sự khiên cưỡng. Nhân loại đã vật lộn rất lâu với sự khiên cưỡng đó và sẽ còn phải vật lộn rất lâu nữa nếu con người cứ hướng về tự do mà không học được sự tôn trọng.

Ngày nay, khi thiên nhiên, môi trường bắt đầu lên tiếng sau hàng thế kỷ bị con người tra tấn thì hàng ngàn các cuộc hội nghị, hội thảo, chương trình, chiến dịch đã được triển khai để dạy cho con người cách tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng môi trường. Đó là biểu hiện của tự do có văn minh, bởi con người có liên hệ không thể tách rời với tự nhiên nên con người không thể tự do khai thác hủy hoại thiên nhiên một cách "hoang dại" như thể tự nhiên sinh ra là để phục vụ con người, mà ngược lại con người phải cùng chung sống, có khai thác phải có làm xanh sạch đẹp ... . Cá nhân đối với xã hội cũng vậy, cần có sự tôn trọng hai chiều, tự do cá nhân được đảm bảo thì cá nhân phải góp mình vào lợi ích cộng đồng, tôn trọng các giá trị nhân văn như sự thật, các đạo lý ...

Việc nhiều người nhân danh "đấu tranh cho tự do", hô hào "tự do ngôn luận" hay "tự do, dân chủ, nhân quyền" ... nhưng khi hành động lại thường dùng những thủ đoạn bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt, hoặc đòi hòi các quyền một cách vô lối, thực chất là việc làm "phản tự do". Điển hình như chuyện một cô sinh viên theo lời dụ dỗ của bọn xấu đi rải truyền đơn có nội dung chống phá nhà nước, được những nhà “đấu tranh tự do” tôn vinh làm “anh thư, liệt nữ” mấy năm trước. Nhà nước là một chủ thể trong xã hội, được pháp luật bảo hộ, có những lợi ích chính đáng cần được tôn trọng và bảo vệ, việc xúi giục, cổ súy hay có những hành động chống phá nhà nước không thể được xem là một trong các quyền tự do được, lại càng không thể nhân danh “đấu tranh tự do”. Sự “phản tự do” ấy được phản ánh sinh động và rõ nét, khi một số phần tử, với hành trang “Tuyên bố 258”, hết đến đại sứ quán Thụy Sỹ rồi lại đi qua tận Thụy Sỹ để vu cáo chính quyền, họ kêu gọi Thụy Sỹ gây áp lực để buộc cơ quan lập pháp Việt Nam bỏ điều 258 ra khỏi bộ luật hình sự. Trước hết, trên tinh thần tự do, tôn trọng lẫn nhau thì không nước nào được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào cả, hiến chương Liên Hợp Quốc ghi rõ điều đó, việc công dân nước này, kêu gọi nước khác can thiệp vào nước mình là điều không thể chấp nhận được. Thêm vào đó, điều 258 của bộ luật hình sự, là một điều luật hết sức văn minh, được xây dưng trên nguyên tắc vàng của sự tôn trọng, hầu hết các nước trên thế giới đều có những điều luật tương tự, đáng kể nhất là ở Mỹ và Đức là hai nước có nền lập pháp tiên tiến nhất.

Rồi việc, một số cộng đồng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tôn giáo, lợi dụng sức ép tôn giáo, lợi dụng sự mềm mỏng của nhà nước trong vấn đề tôn giáo, mà từ việc đòi đất vô lối, đến có hành vi làm loạn, xúi dục làm loạn, điều đó không chỉ đi ngược lại những điều răn của kinh sách mà cũng đi ngược lại tinh thần tự do vậy. Điểm qua các vụ nổi cộm như vụ của giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, hay giáo xứ Nghi Lộc trong thời gian qua, điểm chung đều cho thấy họ hành xử trên tinh thần bất chấp thay vì tôn trọng lẫn nhau. Họ đòi đất (cho Vatican), phần đất mà họ cho rằng trong lịch sử chính quyền cai trị của thực dân Pháp đã chia cho họ, nếu nói về lịch sử thì xa xưa nữa, những phần đất ấy đều có chủ khác, huống chi ở Việt Nam đất đai là sở hữu của dân Việt Nam làm gì có đất nào của Vatican, làm gì có đất nào hợp pháp vì được chính quyền cai trị của thực dân xâm lược chia cho.

Gần đây một số nhà báo đòi hỏi "tự do báo chí" nhưng trong công tác đưa tin lại thiếu trách nhiệm, khẳng định khi chưa thể khẳng định, nói hai, ba trong khi sự thật là một, viết B, C trong khi điều cần thiết là A, thì thực chất cũng là việc làm "phản tự do" vậy. Mới đây thôi khi một nhà báo Nga - Dmitri Kosyrev - có bài "Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” đăng trên trang điện tử RIA Novosti ngày 19/5/2014, đã gây phẫn nộ trong dư luận ở VN, Nga & những hệ lụy về ngoại giao như thế nào chúng ta đều biết, đó là bài học nhãn tiền về việc không tôn trọng sự thật. Việc các nhà báo và các trang mạng đua nhau đưa tin (dịch từ báo phương Tây) về vụ việc của máy bay MH17 trong đó cố tình quy tội cho Nga và quân ly khai ở Ukraine khi mà chưa có một cuộc điều tra nào được mở, chưa có một kết luận điều tra nào được đưa ra, thì không thể gọi là tôn trọng sự thật được, kết tội khi chưa thể kết tội không thể gọi là tự do báo chí được.

Tự do là một khái niệm đẹp, việc lấy những điều tốt đẹp để làm lá chắn cho những điều xằng bậy vốn là thủ thuật không còn mới mẻ gì, thậm chí quá cũ mòn, và thường thì cuối cùng nó cũng chẳng mang lại kết quả gì cả. Tự do, tự do báo chí, là những điều chính đáng, thực hiện nó một cách đàng hoàng chính là con đường ngắn nhất để có được nó, đi đường vòng với những điều xằng bậy chỉ làm bạn xa rời hơn những điều bạn muốn, những ý niệm tốt đẹp mà bạn gieo trồng. Muốn tự do hãy học cách tôn trọng.

Wednesday, July 16, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 9 (cuối)

Chớm bão, gió lùa mạnh, mưa nặng hạt, ở góc tối của "nhà lao", những đồng đội của Đỗ Cường kết với nhau thành một chiếu cầu thang, người này đứng lên vai người kia, người kia nắm chắc tay người đối diện.

Đỗ Cường cùng hai người khác, lấy đà nhảy lên cầu thang bay qua bên kia tường thép gai.

"Bịch" "Bịch" "Bịch" . Cả ba tiếp đất gọn gàng.

Khom người lại, di chuyển  bào bụi cây để tránh ánh đèn pha sáng lóa đang chạy đi chạy lại, Đỗ Cường thì thầm với Tùng và Hào:

- Anh ước lượng rồi, bây giờ chúng di chuyển theo bờ biển, khoảng 3 dặm thì tới khoảng cách có thể khởi động máy.

- Kế hoạch sao anh?

- Di chuyển cùng nhau, nếu bị phát hiện, chia làm 3 hướng, chạy thật nhanh và khởi động máy, sau đó thì ...

- Cùng lắm là chết thôi, hai trăm người chúng ta, từ khi nhận nhiệm vụ đã xác định thế rồi còn gì.

- Được. Đi thôi.

Bỗng nhiên Đỗ Cường thấy lạnh ở gáy, có gì đó bằng kim loại đang chĩa vào anh. Bằng động tác nhanh nhẹn, anh rút người quay lại túm lấy nó ...

"Suỵt". Kẻ vận đồ đen phía sau đưa ngón tay lên môi ra hiệu.

- Chúng tôi lên đảo giải cứu các đồng chí.

- Bằng cách nào? Đỗ Cường định thần rồi hỏi lại

- Tàu ngầm.

- Như thế bứt dây động rừng, với cả nhiệm vụ còn chưa hoàn thành.

- Anh có ý gì khác không?

- Bây giờ các anh đưa cậu Tùng đây tiếp cận với những tàu cá mà chúng tôi đưa tới đảo này, còn chúng tôi chỉ cần một cái kìm là đủ, anh em đây đều là lính đặc công có thể tự lo liệu.

- Sau đó thì sao?

- Không gì cả, có thể coi chúng tôi là quân đổ bộ. Không có thời gian nấn ná đâu, các đồng chí đi đi.

* * *

Gió điên cuồng, biển gào thét theo gió, tàu của Hoàng chao đảo khi bắt đầu đi vào vùng bão. Gió muốn lôi người xuống biển, mưa xối rát mặt mày:

- Di chuyển theo chiều gió, mở vòng tròn lớn rồi nhỏ dần vào mắt bão

- Rõ.

Sóng đội tàu lên rồi ném xuống, sét đánh ngan trời hù dọa, mây đen ngòm vần vũ ngay trên đầu.

- Bẻ lái sang phải 20 độ

- Rõ

Hoàng bấu chặt tay, môi mím lại, cố giữ chân mình đứng vững, quân áo ướt sũng vẫn phần phật muốn rách toạc, tóc anh muốn bay khỏi đầu.

- Giảm tốc độ, nếu không chúng ta bị hất tung mất

- Rõ.

Từ xa, một trụ nước xoáy lớn cao vút lên trời, nó di chuyển như một gã say, thân hình ưỡn ẹo, bước chân đánh võng.

- Vòi rồng, có vòi rồng thưa thuyền trưởng.

- Bình tĩnh, giảm tốc độ, chuẩn bị động cơ phản lực

- Rõ

Vòi rồng ngày càng tiến sát gần, trường lực hút của nó bắt đầu lan tới tàu của Hoàng.

- Tính được chu kỳ của nó chưa?

- Rồi thưa thuyền trưởng, khoảng cách là 200 mét, khi đến vị trí của chung ta nó sẽ đánh sang bên phải.

- Được, cho tàu đổi hướng, khởi động động cơ phản lực phụ.

- Rõ.

Tàu của Hoàng tăng tốc di chuyển về bên trái. Vòi rồng đi qua, mọi thứ bình yên trở lại, dĩ nhiên nếu coi gió giật, mưa lớn, sóng dữ là bình yên, dù sao còn đỡ hơn vòi rồng, Hoàng nghĩ thế.

- Đến lúc rồi, đổi hướng tàu ngay

- Rõ.

Bình yên thực sự, đó là mắt bão

- Giữ tốc độ bằng với tốc độ của bão

- Vâng thưa thuyền trưởng.

* * *

- Các cậu, bão đã đã vào Hoàng Sa, thời khắc của chúng ta sắp đến rồi.

- Hoan hô, chúng ta sắp bay, sắp ném bom rồi lượn lờ trên trời Hoàng Sa.

- Các chàng trai trẻ, chúng ta sắp bước vào một nhiệm vụ nguy hiểm, có lẽ các bạn sẽ nghĩ nhiệm vụ của tôi đã kết thúc, đào tạo các bạn, lên kế hoạch đưa các bạn đến đây, thế là đủ.

- ...

- Có lẽ cấp trên sẽ nghĩ, tôi quá quan trọng để mạo hiểm, tôi cần cho những kế hoạch khác nữa, Trường Sa chẳng hạn.

- ...

- Nhưng không, tôi sẽ bay cùng các bạn, sẽ chiến đấu cùng các bạn.

- Hoan hô thầy, hoan hô thiếu tá.

Tràng pháo tay bắt đầu nổ ra, rồi vang dài.

- Các bạn biết tại sao không?

- Tại sao?

- Vì tôi cũng đôi mươi như các bạn. ... Chỉ là có thêm hơn 20 năm kinh nghiệm mà thôi. Không được bay trên đầu kẻ thù, tôi sẽ buồn tủi mà chết mất.

Tiếng cười vang trên tàu, giữa lòng biển đông. Những người lính cười, trước khi ra trận.

* * *

Tùng khởi động máy nhiễu sóng, hệ thống ra đa bị vô hiệu hóa. Tiếng súng đầu tiên thuộc về tàu của Hoàng, quân ta áp sát và đổ bộ lên các đảo ở phía Đông Hoàng Sa. Ở phía Tây Hoàng Sa, đang đối mặt với Hải Quân và Cảnh Sát Biển Việt Nam, nghe được tin ấy, Hải Quân Trung Quốc bắt đầu rối loạn.

Bão đi qua, đội tiêm kích chia làm hai nhóm, một nhóm hạ hết các tàu chiến, nhóm kia ném bom hạ các cứ điểm trên đảo. Đỗ Cường và Tiến Minh chỉ huy anh em chiếm được nhà lao, dùng đó làm căn cứ tạm thời.

Từ căn cứ hải quân Trung Quốc, lệnh  khai hỏa được truyền đi, nhưng tên lửa và báy bay của chúng đều bị đánh chặn một cách ngoạn mục, chỉ có Sùng Lãm và Lộc Tục biết họ đã làm gì với số tên lửa và máy bay đó, người ta gọi đó là "thiết bị định vị", rồi thì "công nghệ bán dẫn dẻo", dù thế nào thì nó cũng giúp tên lửa của ta săn được mục tiêu di động mà không cần ra đa.

Nguyên Hương xông pha, chứng kiến và ghi lại toàn bộ cuộc chiến với sự tháp tùng của Tuấn. Đã có những hi sinh, mất mát, nhưng đó là một trận chiến lịch sử.

Ngày 2-9 - 2041, Việt Nam hoàn toàn kiểm soát Hoàng Sa. "Kế hoạch Z" thành công mỹ mãn, chỉ có sự xuất hiện của Nguyên Hương là không được lường trước.

* * *

Tại bộ chỉ huy:

- Tư lệnh sẽ làm gì trong kì nghỉ phép sắp tới.

- Tôi sẽ dành thời gian để suy nghĩ về việc quân của Trung Quốc ở Trường Sa đang bị cô lập.

(Hết)


Monday, July 14, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 8

Tất cả đã được lệnh sẵn sàng.

- Bão đi đúng vào hướng chúng ta phải di chuyển, đây là một trở ngại lớn.

- Nếu theo sau bão với khoảng cách an toàn thì sao?

- Có lẽ chỉ còn cách ấy.

Hoàng suy tư, tưởng như đầu óc anh đang ở nơi nào đó, có thể bất kỳ nơi nào, nhưng không giống như đang trong một cuộc họp khẩn về kế hoạch tác chiến.

- Mắt bão thì sao? - Cuối cùng anh cũng lên tiếng -

- Đồng chí có ý gì?

- Ta có thể di chuyển trong và theo mắt bão

- Nhưng bão đã đi qua chúng ta, nếu xuyên vào mắt bão hậu quả là khó lường, chúng ta phải chắc chắn không thể phó thác được.

- Nếu có thể di chuyển trong và theo mắt bão thì tính bất ngờ sẽ rất cao.

- Gió xoáy theo hướng nào?

- Cùng chiều kim đồng hồ.

- Được rồi - Hoàng quả quyết - chúng ta chỉ có một cơ hội, và chúng ta cần nắm bắt, chờ dợi có thể khiến cơ hội trôi qua. Chúng ta muốn chắc chắn, chúng ta cũng cần tính bất ngờ, vì vậy chúng ta sẽ làm cả hai.

- Ý đồng chí là chia quân?

- Phải, tàu của tôi sẽ di chuyển vào mắt bão. Các tàu còn lại di chuyển cách bão khoảng cách an toàn.

- Tán thành!

- Tán thành!

* * *

- Phía Việt Nam các tàu chiến đã khỏi hành từ Đà Nẵng hướng ra Tây Sa, có lẽ chúng ta cần tăng thêm chi viện - Sùng Lãm báo cáo và đề nghị -

- Họ có những gì?

- 10 tàu cỡ nhỏ, cơ động nhưng hỏa lực yếu.

- Điều thêm năm tàu chi viện.

- Có lẽ chúng ta cần nhiều hơn, bão đang tiến về Tây Sa, nếu có chuyện thì không quân khó lòng tác chiến.

- Được. Các hướng khác gì khả nghi không?

- Tàu chiến của họ ở Phillipin, có lẽ không di chuyển được vì bão nên tạm thời chưa có vấn đề, các tàu vận tải từ Nam Sa về Đà Nẵng thì vô hại, không quân của họ không có động tĩnh gì.

- Tiếp tục theo dõi tình hình, Việt Nam đưa tàu chiến ra không phải vấn đề đơn giản đâu.

- Rõ thưa chỉ huy.

* * *

Bốn tàu vận tải đã khởi hành về Đà Nẵng, sự hi sinh của Hiển không chỉ rúng động người dân trên đất liền, những phi công tiêm kích trẻ thấy trong lòng sục sôi, họ nhấp nhổm không yên.

- Thiếu tá, khi nào thì chúng ta xuất kích.

- Chưa phải lúc này đâu?

- Vậy phải đợi đến lúc nào?

- Khi bão tan và phát súng đầu tiên được bắn.

- ...

- Có ai ở đây nghe chuyện về 4 tướng của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Thiết, Cao Sơn, Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục chưa?

- Chuyện thế nào thưa thiếu tá?

- Trong trận phản kích quân Nguyễn Siêu, Đinh Thiết trúng tên mà chết, Cao Sơn, Nguyễn Phục, Nguyễn Bồ vì tức giận mà đem quân đuổi đánh lấn qua đất của Nguyễn Siêu rồi bị trúng phục kích mà chết cả, dù trước đó Đinh Bộ Lĩnh đã dặn dò rằng chỉ truy đuổi đến hết đất Đăng Châu không được đánh lán qua Tây Phù Liệt. Sau trận đó, các tướng khác đều nóng lòng báo thù, Đinh Bộ Lĩnh nói với Nguyễn Bặc rằng: Ta biết ngươi cũng như Đinh Điền  rất nóng lòng báo thù, nhưng ta xem Nguyễn Hiền không phải là kẻ vừa, bên hắn sợ ta báo thù tất hiến kế bày mai phục khắp nơi, nay ta vì giận mà tiến quân khác nào đem quân mà nướng, đó là bài học của Nguyễn Bồ vậy, lỡ như ta mất một trong số các ngươi hay Đinh Điền hay Trịnh Tú, ta biết làm sao.

- Sau đó thì thế nào?

- Đinh Bộ Lĩnh đợi đến mùa bão, khi bão đi qua, hệ thống phóng thủ của Nguyễn Siêu, Nguyễn Hiền rời rạc thì chia quân thành hai ngã mà đánh, trận đó Nguyễn Bặc, Đinh Điền lập công to.

- Bão sắp đi qua rồi.

- Phải, không lâu nữa đâu.

* * *

Trời hãy còn sớm, lạnh se se, gió mơn man mặt nước lùa từng con sóng nhỏ đến vuốt ve bờ. Biển mênh mông xanh biếc, biển trong lành không che đậy, mặt trời lú dần đội biển đi lên. Những tia nắng sớm nhảy múa theo từng lớp sóng rồi tô hồng lên bờ cát, lên mắt ai.

Cát còn ngái ngủ, sóng lay vai, cát dậy vươn mình. Yêu ai mà cát in từng dấu, hay thầm se duyên cho ai mà cát hằn những bước sánh đôi.

Hương nắm tay đi bên Hiển trong sớm mùa thu ấy, mùa thu cuối cùng của tuổi học trò, buổi cuối cùng hai đứa bên nhau.

"Chông chênh đi giữa hai nàng biển
Biển là em, biển nữa cũng là em"

Hiển khẽ đọc câu thơ rồi đưa tay vuốt tóc Hương, Hương mỉn cười như nụ sen e ấp:

- Em là biển, vậy anh sẽ là gì?

- Anh là cảnh sát biển, lang thang bên em và bảo vệ em.

Má Hương ửng hồng, nhún chân hôn lên má Hiển, Hương chạy, Hiển chạy, hai đứa rướt đuổi nhau bên biển dưới nắng mai trong tiếng cười hạnh phúc.

Thời gian qua đi, Hiển là cảnh sát biển, còn Hương, lòng cô đã không bao la như biển để Hiển đi về.

- Hiển ơi, em sai rồi, em sai rồi ...

Nguyên Hương giật mình tỉnh dậy, nước mắt cô giàn dụa.

- Cậu ngất đi trọn một ngày rồi đấy - Tuấn ôn tồn nói, gương mặt anh hốc hác thấy rõ-

"Đề nghị các tàu cảnh sát biển rút lại phía sau các tàu hải quân, giữ khoảng cách 23 hải lý với Hoàng Sa"

* * *

Trên soái hạm HQ 10241, đại tá Khanh chỉ huy 10 tàu chiến tiến từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa.

- Giữ khoảng cách 20 hải lý, khi thấy tàu chi viện của Trung Quốc thì rút dần.

- Rõ, thưa đại tá ... nhưng, đại tá có thể giải thích về mệnh lệnh đó được không?

- Thu hút sự tập trung của tàu địch, và kéo chúng ra xa Hoàng Sa, trong khi đợi giải cứu người và phát súng đầu tiên ở phía Đông.

- Kế hoạch giải cứu như thế nào?

- Các cậu Dương, Bắc, Sơn, Phước, Nam đi theo tôi.

Đại tá Khanh dân người xuống hầm nhỏ bên trong tàu.

- Thứ này là gì vậy đại tá?

- Các cậu có thể gọi là ô tô lặn.

- Ô tô lặn à?

- Nó được thử nghiệm lần đầu năm 2014 với tên gọi Trường Sa, là tàu ngầm đầu tiên Việt Nam chế tạo được, về sau được nghiên cứu bí mật. Bây giờ như các cậu thấy đấy, nhỏ gọn, dễ sử dụng như một chiếc ô tô và không có tên trong từ điển của bất kỳ loại rada nào.

- Tuyệt quá, chúng ta có bao nhiêu chiếc vậy?

- Ở đây có 5 chiếc, vài trăm chiếc ở đâu đó nữa. Nhưng có một thông tin buồn ...

- Là gì vậy đại tá?

- Nó không mang theo vũ khí, bù lại thì tốc độ kinh hồn khi chạy trốn. Các cậu có 5 tiếng để làm quen với nó trên máy tập, sau đó hãy cùng nhau lên kế hoạch giải cứu.

- Rõ !

(còn tiếp)


Saturday, July 12, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 7

Hương thấy Hiển cười. Hiển cười trước ống kính chụp hình. Nụ cười hiền ấm mà cô luôn mong được thấy mỗi ngày cũng là nụ cười mà cô đã cố chối từ trong tâm tưởng mỗi đêm.

Cô ghi lại nụ cười ấy. Và ...có gì đó không ổn.

Hương lặng người, tai cô ù đi, mọi thứ xung quanh chao đảo, lóa nhòa. Âm thanh im bặt.

Đồng đội chạy như băng về phía Hiển, người chưa tới tay đã tới, họ ôm lấy Hiển. Tuấn gào lên đau đớn.

- Hiển, Hiển ...

- Tau, tau không can chi ...

- Phải rồi, không can chi, mi mà chết tau đập mi nhừ tử ...

Tuấn nói với bạn trong tiếng nấc, rồi lau nước mắt:

- Đưa cậu ấy vào trong.

Người  Hiển giật về phía trước, máu bắn ra từ miệng và lồng ngực. Hiển vẫn cười. Cười với cái trán nhăn nhíu vì đau. Cười với cái thở khó nhọc, dứt quãng. Dường như Hiển đang đánh đổi từng 5 năm tuổi thọ một để lấy một nhịp thở ấy.

Nguyên Hương tỉnh lại, cô chồm tới Hiển, chẳng còn gì để mà ngần ngại, cô sắp đánh mất ...

- Em không sao chứ?

- Đồ ngốc, không phải lúc hỏi câu đấy đâu. Phải ở lại với em nghe chưa.

- Anh xin lỗi, đã không thể cho em hạnh phúc cũng khó lòng làm theo yêu cầu cuối cùng của em. Anh yêu em ...

- Người xin lỗi phải là em, là em. Em yêu anh, EM YÊU ANH ...

Hiển nằm yên trong vòng tay Hương.

* * *

Hàng ngàn người trên quảng trường thống nhất. Cúi đầu. Lặng như tờ. Không gian đặc quánh, đến nỗi chẳng ai muốn là người đầu tiên phá vỡ nó.

- Thưa đồng bào!

Thành lên tiếng. Mắt anh hơi nhòe đỏ, giọng run run anh tiếp:

- Chúng ta có mặt hôm nay để mặc niệm về một chiến sỹ anh hùng, một người con ưu tú của đất mẹ, anh đã lấy thân mình che chở cho người dân, một cô phóng viên,  trước làn đạn của quân thù. Anh đi, nhưng nụ cười anh sáng mãi.

Thành dứt lời, một tấm hình lớn hiện ra. Tấm hình cuối cùng của Hiển, nụ cười hiềm ấm, đôi tay giang rộng và ... áo thẫm màu máu.

Những tiếng nấc lặng, những đôi vai run, những làn môi lập bập. Nhạc réo rắt ngân lên:

"Đạn ghim vào tim, anh cười
Máu nhuộm màu áo, anh hiên ngang rộng vòng tay.

Nụ cười anh sáng đường đất nước
Vòng tay anh ôm trọn non sông

Ôm người em bé nhỏ ..."

Bài hát được sáng tác sau một đêm của nhạc sỹ Đông Tuyền.

"Đả đảo Trung Quốc, đả đảo Trung Quốc"
"Hoàng Sa là của Việt Nam"

Làn sóng người lan rộng khắp nơi, nụ cười của Hiển chăng đầy các con phố, lửa giận dâng lên ngang trời.

* * *

- Thưa ngài chủ tịch, đó  là một sự cố.

- Ngài đại sứ muốn nói đến sự cố nào?

- Lính bắn tỉa đứng trước ống ngắm, từ "bắn hạ" được lặp đi lặp lại và anh ta không thể tự chủ thưa ngài

- Lính bắn tỉa? Các ông có lính bắn tỉa trên tàu, anh ta bắn người và đó là sự cố sao?

- Tôi đảm bảo anh ta sẽ bị xử lý thưa ngài.

- Nào! Chúng tôi có 100 triệu dân, còn các ông có hơn một tỷ, mỗi người các ông giết một người của chúng tôi và các ông xử lý người đó? Bao nhiêu nước Việt Nam đủ cho các ông?

- Ngài muốn thế nào thưa ngài?

- Chúng ta đã nói chuyện về các giới hạn ông biết mà.

- Ngài muốn chiến tranh sao, thưa ngài?

- Không. Chúng tôi không muốn. Không bao giờ muốn.

* * *

Báo Nga: Trung Quốc đã đi quá giới hạn.

Báo Mỹ: Nụ cười của thế kỷ 21.

Báo Ấn: Người Việt đã nổi giận thực sự.

Báo Nhật: Trung Quốc đã giết một anh hùng.

- Một người ngã xuống cho ngàn người đứng lên, thời cơ đến rồi. Các đồng chí kết nối ngay với các vị trí.

- Rõ thưa tư lệnh.

- Đồng chí Khanh lệnh cho các tàu chiến ở Đà Nẵng xuất phát.

- Rõ thưa tư lệnh.

Điện thoại của ông tổng tư lệnh đổ chuông

- Alo ... tốt lắm ... được, sẽ có người đón ... phải thật cẩn thận đấy ....

* * *

Sùng Lãm ném những tấm hình liên quan đến vụ việc của Hiển lên bàn, trước mặt Lộc Tục

- Kế hoạch của các anh đây sao?

- Anh là thiên tài khi nhìn thấy sự liên quan của những bức hình này với tôi đấy - Lộc Tục nhếch mép cười khẩy -

- Lộc Tục, cậu là người Kinh Tộc?

- Anh đang cố chứng tỏ đã đọc kỹ lý lịch của tôi đấy à?

- Người Việt các cậu có câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ, chắc cậu biết câu nói của cùng của Âu Cơ với các con chứ?

- Muốn gặp cha thì đi ra biển. Anh có ý gì ?.

- Ồ không có gì.

- Lạ thật đấy.

- Tôi bắt tay anh được chứ?

- Lý do?

- Sau đêm nay anh hết cơ hội ra biển rồi.

Sau cái bắt tay, Lộc Tục được giải về phòng giam.

"Anh ta là ai?"

Lộc Tục siết chặt nắm tay, trong tay có chìa khóa anh cần.

* * *

Còn tiếp

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 6

- Chúng tôi là cảnh sát biển Việt Nam, chúng tôi đến để đón nhưng ngư dân Việt Nam bị các bạn bắt giữ hôm 12 - 7 - 2041, đề nghị thả người của Việt Nam. Over.

- Việc thả người chưa được thông qua, yêu cầu không được chấp thuận, một lần nữa đề nghị các tàu rút ra khỏi vùng biển của Trung Quốc. Over.

"Tất cả giữ vị trí và đội hình, đề phòng đâm va"

- Chúng tôi nhắc lại, đây là vùng biển của Việt Nam và chúng tôi không đi đâu cả khi những ngư dân chưa được thả. Over.

- Một chiếc hải cảnh đang lao thẳng vào mạn thuyền 9782. - Tuấn hét lên -

Hiển túm lấy bộ đàm nội bộ.

- Đề nghị 9782 giữ vị trí, chúng tôi sẽ yểm trợ.

- Kế hoạch là gì? - Tuấn hỏi gấp -

- Kẹp mạn tàu và bắn lưới.

Tàu của Hiển bẻ lái tăng tốc lao lên toan đón đầu tàu hải cảnh Trung Quốc, Tuấn và một vài đồng đội đã sẵn sàng với súng bắn lưới ở đuôi tàu.

- Hương vào trong ngay, nguy hiểm! - Hiển gằn giọng.

Hương quay phắt lại nhìn Hiển, lửa trong ánh mắt.

Hương lấy cáp vòng qua người rồi cố định mình với mạn tàu. Lại quay qua nhìn Hiển. Hương cười. Hiển đầu hàng:

- Đổi kế hoạch. Đâm có điểm dừng vào mũi tàu.

- Sao? - Tuấn thảng thốt.

Hiển hất hàm về phía cô gái ngang bướng bên mạn thuyền. Tuấn tỏ ra ngán ngẩm.

* * *

- Thấy gì không? - Đỗ Cường hỏi Tiến Minh

- Hình như đang có đụng độ ngoài biển.

- Theo kế hoạch là thế.

- Kế hoạch?

- Phải rồi, kế hoạch.

Đỗ Cường gọi các đồng đội tập hợp, anh hỏi:

- Anh em áng chừng bức tường thép gai này cao bao nhiêu?

- Khoảng 4 mét rưỡi anh à?

- Như vậy cần "thang người" năm mét.

- Thang người ư?

- Chẳng phải các cậu đã luyên tập để làm thang người mười mét rồi hay sao?

- Ý bọn em là anh tính chúng ta sẽ thoát ra khỏi đây sao?

- Không phải tất cả chúng ta, mà là chỉ nhóm 3 người thôi.

- Nhưng để làm gì?

- Những động tác hôm trước các cậu nhớ cả rồi chứ?

- Đến lúc rồi sao anh?

- Chưa nhưng sắp rồi.

- Vậy em sẽ đi.

- Em nữa.

- Không phải cậu, Tiến Minh à. Anh cùng Tùng và Hào sẽ đi, nếu bọn anh bị bắt, cậu thay anh chỉ huy anh em.

* * *

Phillipin có bão lớn, trong lòng Hoàng có bão lớn. Chưa bao giờ anh cảm thấy nôn nóng như vậy, dẫu lý trí anh hiểu rõ chỉ khi thời cơ đến, chỉ khi có lệnh thì mới được hành động.

Việt Nam đã bí mật đàm phán với Phillipin về kế hoạch hiệp đồng trên biển, Việt Nam muốn Hoàng Sa, Phillipin muốn bãi cạn Scarborough. Sứ mệnh của các tàu chiến Việt Nam trong lần sang Phillipin lần này là đánh vào phía đông Hoàng Sa khi có lệnh.

Hoàng nôn nóng, phần nhiều là vì lo lắng, anh sợ rằng cơ bão lần này có thể làm lỡ hết kế hoạch, anh ghét việc phó thác mọi chuyện cho những thứ may rủi, mặc dù anh thấu hiểu "thiên thời" có vai trò thế nào.

Bão có mắt bão, Hoàng cũng có khoảng lặng của riêng mình, anh nghĩ về mẹ, về vợ về con mình. Ngày đi anh đã không nói với họ anh yêu họ nhiều đến thế nào, anh sợ điều đó làm họ nghĩ rằng anh đang đi đến nơi nào đó quá xa.

"Bão đang di chuyển với tốc độ nhanh theo hướng Tây - Tây Bắc, gió giật rất mạnh mang theo mưa lớn và sấm chớp, mắt bão có đường kính khoảng 40km"

- Mắt bão à? - Hoàng lẩm nhẩm -

* * *

4 chiếc tàu vận tải cỡ lớn mang theo 100 trăm phi công cùng một trăm tiêm kích đã sãn sàng khởi hành từ Trường Sa đi về Đà Nẵng để đúng với lịch trình trong thông cáo.

Đó là thế hệ tiêm kích do Việt Nam cải tiến với vật liệu cực nhẹ, động cơ phản lực cực mạnh và bình nhiên liệu lớn, tất cả các cải tiến đều nhằm một mục đích thích ứng với đường băng 80 mét.

Đường hầm để đưa người và máy bay vào tàu thông với âu tàu đã được xây dựng từ rất lâu, nó đảm bảo bí mật một trăm phần trăm cho đợt di chuyển quân lần này.

Thiếu tá Ngân hài lòng về tất cả, ông ngắm nhìn sự hăm hở của các chiến sỹ trẻ, những ánh mắt chứa đựng cả thênh thang của bầu trời. Ngày mai, ngày kia, hay ngày kia nữa có thể họ sẽ tung tăng dạo chơi trên đó, theo một ý nghĩa nào đấy.

Hai mươi năm trước, ông cũng như họ, muốn nổ tung người khi được lệnh bay ra chi viện Len Đao rồi Gạc Ma, không huân huy chương nào huy hoàng bằng khoảnh khắc người lính chiến đấu vì đất mẹ, vươn những sải tay dài ôm đất mẹ vào lòng.

"Tự hào lắm khi được lang thang trên mảnh đất Mẹ hiền này và bảo vệ nó. Còn ai hạnh phúc hơn ta nữa. Trang sách của cuộc đời chưa mở cho ta, nhưng mới ghé mắt nhìn, ta đã ngây ngất cả người…"

* * *

Hiển, Tuấn và các đồng đội dường như chẳng có lấy một khắc để thở, đâm va và rượt đuổi, rượt đuổi rồi đâm va. Nhưng ở  đó quyết tâm là vô hạn, dũng cảm là vô hạn.

Hương đã sống trọn một ngày trong sự vô hạn đó, cô tập trung ghi lại diễn biến cuộc đụng độ nhưng không quên ngắm nhìn Hiển. Trước đây Hương đã không hiểu hết, cô đã không cố gắng để hiểu, người lính có những thiêng liêng không thể xếp lại dù họ cũng biết yêu.

Còn cô, cô luôn cứng đầu không bao giờ chịu nhún nhường.

"Tàu quân sự của Trung Quốc đã mở bạt che súng, đề nghị các đồng chí giữ xung đột ở chừng mực nhất định"

- Yêu cầu các tàu của Việt Nam rút ra khỏi vùng biển của Trung Quốc, nếu không chúng tôi sẽ bắn hạ. Over.

- Yêu cầu các tàu của Việt Nam rút ra khỏi vùng biển của Trung Quốc, nếu không chúng tôi sẽ bắn hạ. Over.

- Yêu cầu các tàu của Việt Nam rút ra khỏi vùng biển của Trung Quốc, nếu không chúng tôi sẽ bắn hạ. Over.

Hương lia máy về phía các tàu quân sự Trung Quốc.

"Bụp" "bụp"

Hương thấy Hiển cười.

* * *

Còn tiếp









Tuesday, July 8, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 5

Hàng do thiếu tá Ngân áp tải từ Ấn Độ đã đến Trường Sa, công việc bốc dỡ được tiến hành gấp rút. Hàng nhanh chóng được chuyển lên, còn thiếu ta Ngân nhanh chóng đến điểm tập kết trên Trường Sa Lớn.

Ông gặp lại các học viên của mình, một trăm gương mặt mà ông đã quá quen thuộc trong năm năm qua. Đó là một khóa huấn luyện phi công tiêm kích phục vụ cho một nhiệm vụ đã định sẵn:

- Những gì các đồng chí học suốt năm năm qua, đã đến lúc cống hiến cho đất nước, ngay đêm nay chúng ta sẽ xuất phát, các đồng chí có thể về chuẩn bị trước khi tôi giải đáp các thắc mắc.

- Thưa thiếu tá, nếu chúng ta cất cánh từ Trường Sa, e rằng sẽ bị phát hiện sớm, và thêm nữa là không đủ nhiên liệu.

- Chúng ta sẽ không cất cánh ở Trường Sa mà ở giữa biển.

- Là sao thưa thiếu tá?

- Các đồng chí có biết chuyến hàng mà tôi vừa áp tải về là gì không?

- Thiết bị làm sân bay bán nổi ở Trường Sa.

- Đúng, nhưng chỉ đúng một nửa thôi. Chuyến hàng này thực chất chính là những con tàu vận tải cỡ lớn đó. Cách đây năm năm, Việt Nam ta thiết kế và đặt Ấn Độ đóng, nó không phải tàu sân bay, nhưng có một đường băng dài 80 mét.

- 80 mét sao?

* * *

Tay chân Lộc Tục bị còng ghì sát vào tay và chân ghế, chúng đội lên đầu anh một chiếc mũ với nhùng nhằng giây nhựa. Một tên trong số đó, nhấn nút trên bảng điều khiển.

Toàn thân Lộc Tục giật bắn lên, các cơ căng lên tưởng như có thể đứt ngay được. Lộc Tục lại giật lên một lần nữa, lần này khủng khiếp hơn lần trước, miệng anh méo xệch.

- Anh tên là gì?

Sùng Lãm bắt đầu tra khảo khi Lộc Tục đã lã người, dường như không thể chịu thêm một dòng xung điện nào nữa, thần trí anh đã nửa mơ nửa tỉnh.

- Lộc Tục!

- Z8, anh làm việc cho ai?

- Tên tôi là Lộc Tục - anh trả lời, giọng thì thào hẹ như hơi thở, như những hơi thở cuối cùng - tôi làm việc cho hải quân Trung Quốc.

- Anh liên lạc với ai ở Việt Nam?

- Không ai cả.

- Sao danh sách cuộc gọi lại cho thấy điều đó nhỉ?

- Tôi nói là không - ai - cả.

Lộc Tục lấy chút sức tàn, để tái khẳng định, rồi anh ngất xỉu.

- Tuyệt thật! Đó là máy ức chế thần kinh. Và nó vô hiệu với anh ta. Điệp viên hoàn hảo - Sùng Lãm tự nói một mình.

Đoạn vừa bước ra vừa quay qua nói với những người khác:

- Chăm sóc anh ta chu đáo, và tuyệt đối không để ai gặp anh ta ...ngoài tôi.

* * *

Tuấn lăn ra cười ha hả, đồng đội của anh cũng không thể nhịn cười, riêng có Hiển thì mặt đỏ bừng nuốt nước bọt từng đợt.

Là khi Nguyên Hương bước ra ngoài với áo thun trắng thùng thình và quần đùi xanh gần tới đầu gối, cô đi quá vội mà chẳng mang theo áo quân, tới đêm qua khi hết chịu nổi mới thỏ thẻ mượn Hiển bộ đồ.

Trước tình thế đó, khi mà chẳng có bất kỳ một cái lỗ nào để trốn, Nguyên Hương bắt đầy búng tay  và trổ tài với vũ điệu trong bài hát nổi tiếng "nhịp thở trong đêm".

Tiếng vỗ tay bắt đầu thay cho tiếng cười, ngay lúc cao trào thì cô dừng phắt lại, vờ đưa tay phủi áo:

- Rất  thoải mái!

Sau đó nguýt dài trước bộ mặt chưng hửng của Tuấn và mọi người.

- Hơi ngố nhưng quyến rũ.

Hiển nói với Hương trong giờ ăn trưa.

- Cảm ơn anh - Hương khẽ cười nụ, rồi vội tắt.

Sau đó tiếp tục là khoảng im lặng không tên thường thấy giữa hai người.

Hiển yêu Hương, Hương yêu Hiển, hai người bỏ lại những ngày tháng tuyệt vời để tự tạo ra khoảng cách mênh mông, Hiển là chiến sỹ, đi quân về phép, Hương là phóng viên, cô đi mọi nơi trở về khi thấm mệt.

Hiển vẫn thường viết những dòng da diết cho Hương, nhưng cô chỉ ém nó vào ngực rồi cho vào hộc tủ mà chẳng bao giờ trả lời. Họ trở nên gượng gạo với nhau.

- Chúng tôi là hải cảnh Trung Quốc, đề nghị các tàu có sô hiệu 9779, 9778, 9780, 9781, 9782 rút khỏi vùng biển của Trung Quốc. Over.

* * *

Lại một đêm nữa với mùi biển và mùi gió biển, tàu của Hoàng đã sắp cập quân cảng của Phillipin, Hoàng không nhìn về phía ấy.

Từ lúc tàu đi qua Hoàng Sa, anh chỉ nhìn về phía tây, anh chưa một lần đặt chân lên đó, nhưng anh cảm nhận được một phần đất mẹ.

- Con có muốn biết câu cuối cùng mà cha con nói không?

Chú Lâm, người đã bên cạnh cha trong những giây phút cuối cùng hỏi Hoàng.

- Cha cháu đã nói gì vậy chú?

- Ông ấy níu lấy áo chú và nói "khi con tớ đủ lớn, hay nói cho nó biết về ý nghĩa của tên nó mà tớ đã gửi gắm"

Hoàng trong Hoàng Sa, mẹ từng nói nếu cha còn sống, ba mẹ sẽ sinh cho Hoàng một đứa em, dù gái hay trai đều đặt tên là Sa.

Hoàng Sa sẽ về với đất mẹ, cha và hàng triệu người Việt Nam mong mỏi ngày ấy.

Mưa lớn, ướt đẫm tâm tư của Hoàng

"Đang có mưa rất lớn, gió giật mạnh, bão đang áp sát bờ đông Phillipin, đề nghị các đồng chí cho tàu cập cảng".

* * *

- Thế nào rồi?

Viên chỉ huy hỏi Sùng Lãm về vụ của Lộc Tục.

- Tôi đã tra khảo, hắn không khai, nhưng e rằng các vị trí phòng thủ đã bị lộ, đề nghị được di chuyển.

- Được tiến hành đi.

- Rõ!

Sùng Lãm cúi chào rồi bước lui ra.

- À mà này, phía Việt Nam có nhiều chuyển động đáng khả nghi, cậu thấy sao?

- Cụ thể là gì thưa ngài?

- Chuyến hàng từ Ấn Độ, sao đột nhiên lại ghé vào Nam Sa trong khi lịch trình trong thông cáo là ghé Đà Nẵng?

- Chuyện đó phía bên tình báo đã điều tra, đúng là thiết bị làm sân bay bán nổi thật, ghé Nam Sa rất có thể là để bốc dỡ hàng.

- Ừm, còn vụ tập trận với Phillipin, các tàu quan sát viên đã tới chưa?

- Thưa còn hai ngày nữa.

"Tàu hải cảnh 3015 đang chấp pháp tại Tây Sa báo cáo, đang có một đội tàu cảnh sát biển của Việt Nam tiếp cận Tây Sa, xin được sự chi viện của tàu quân sự. Over."

***
(Còn tiếp)

Monday, July 7, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 4

- Nào anh em!

Đỗ Cường bước ra phái trước mặt các đồng chí của mình.

- Chúng ta không thể ủ rũ để giết thời gian được. - Đỗ Cường tiếp -

- Chúng ta có thể làm gì?

- Một vài động tác thể dục chẳng hạn ... thôi nào, nó sẽ giúp chúng ta thoải mái hơn ... ừm, nếu không có cách nào khác thì ... đó là lệnh.

30 phút sau.

- Nhìn kìa, các cậu vã mồ hôi hết rồi, chúng ta tạm nghỉ, hãy ghi nhớ những động tác đó.

Anh em tản hết vào bóng râm, Đỗ Cường cũng ngồi tựa vào lưới sắt. Được một lát Tiến Minh tiến lại gần:

- Những động tác đó có ý nghĩa gì vậy anh?

- Sao cậu biết?

- Không ai lặp lại chỉ 3 động tác kỳ quái trong 30 phút liền cả.

- Cậu có biết làm thế nào anh đưa thiết bị điều khiển từ xa bên mình mà không bị phát hiện không?

- Ba động tác ấy?

- Đúng vậy, công nghệ mới Việt Nam ta phát triển.

- Nghĩa là chỉ cần đứng ở khoảng cách nhất định, thực hiện 3 động tác đó và ...

- Và con mắt được gắn ở trên cột buồm sẽ đọc được. 3 động tác đó là lệnh khởi động.

- Ý anh là ...

- Phải. Trong 200 anh em chúng ta, ai cũng có thể khởi động nó, không nhất thiết là anh.

- Được. Để em phổ biến cho mọi người.

* * *

Tuấn dẫn Nguyên Hương về tàu, đại tá Hải đã đồng ý cho cô theo tàu để đưa tin, lý do cuối cùng mà ông đưa ra là vì cô "lỳ lợm" quá.

Hai người gặp Hiển, anh cười gượng:

- Chào Nguyên Hương

- Chào Hiển

Hiển đưa mắt nhìn Tuấn:

- Chúng ta có bất ngờ gì vậy?

- Hương sẽ theo tàu để đưa tin. Thế đấy!

- Cái gì?

Hiển kéo Tuấn sang một bên, nói giọng thì thào đầy lo lắng và tức giận:

- Mi đã ngăn cản chưa đấy?

- Rồi. Chín lần.

- Khỉ thật. Sao không phải mười lần chứ. Mi không biết số chẵn à? - Hiển trút giận lên Tuấn -

Mặt Hiển đỏ phừng, nhưng khi quay lại nhìn Nguyên Hương thì thoáng chút bối rối.

- À ... ờ, Tuấn sẽ sắp xếp cho Hương nhé, Hiển có việc rồi.

Nói rồi Hiển quay lưng bước vào, đi đến cửa anh ngoảnh mặt lại nói:

- Chúc một chuyến đi tốt đẹp - nói rồi đóng sầm cửa lại.

- Hình như Hiển giận ? - Hương hỏi Tuấn

- Hương còn nghi ngờ chuyện đó sao?

Hương nhún vai.

- Nhưng chỉ được 5 phút thôi - Tuấn tiếp - để Tuấn dẫn Hương đến chổ của mình.

Tuấn đi trước, Hương theo sau, mắt cô bỗng đỏ gạch.

* * *

Trời sẩm tối, tàu của Hoàng đã khá xa bờ , trong đêm tối, giữa biển khơi rất dễ mang lại cho người ta cảm giác chơi vơi, Hoàng thì khác, anh thích mùi biển, thích gió biển về đêm.

- Trung Quốc tấn công Len Đao, báo động, báo động.

Cha Hoàng chạy phắt về căn cứ. Hoàng chạy theo. Trước đó hai cha con đang đi dạo trên bãi biển ở Trường Sa Lớn. Mùi biển. Gió biển về đêm. 20 năm trước.

Mẹ chụp được tay Hoàng, kéo anh như băng về phía âu tàu. Khi hai mẹ con kịp đến, cha Hoàng đã ở trên tàu:

- Em và con ngủ ngon, sáng mai anh về.

Cha Hoàng không bao giờ về, các chú trong đơn vị của cha kể lại, sau khi chi viện Len Đao thành công, cha đã lệnh cho tàu của mình và các tàu khác tấn công lên Gạc Ma, ở đó cha trúng đạn.

Hoàng buồn, nhưng anh đã không buồn lâu, anh tự hào về cha mình. Anh đã tin rằng, cha không về nhưng anh có thể gặp cha, chỉ cần đi ra biển.

"Chúng ta đang cách Hoàng Sa 25 hải lý, đề nghị bẻ lái về hướng Đông Nam để tránh những đụng độ không đáng có. Over"

* * *

Lần đầu tiên Nguyên Hương đón bình minh trên biển, cô vin tay vào thành tàu ngắm mặt trời lên. Một bước chân nhẹ phía sau ...

Là Hiển, anh tiến lại đứng gần Hương.

- Anh xin lỗi chuyện hôm qua. Nhưng đáng lẽ ...

- Em biết là rất nguy hiểm.

- Thế sao còn ...

- Em sẽ chứng minh sự có mặt của mình là hữu ích, đáng để bất chấp nguy hiểm.

Cô luôn thế, và Hiển ghét điều đó.

- Hai người đây rồi. Ôn chuyện cũ à? - Tuấn vỗ vào vai Hiển và Hương -

- Đang nói chuyện Tuấn bị rách quần hồi lớp ba đấy - Hương cười tinh quái -

- Phụ nữ thường nhớ dai nhỉ. Nhưng cậu có nhớ hết tất cả các chi tiết không đấy?

- Đồ quỷ - Hương đỏ mặt -

Hiển bật cười.

- À mấy giờ xuất phát đấy.

- 9 giờ, chuẩn bị thôi.

* * *

Lộc Tục đi bộ về, đường khá vắng vẻ, hẻm vào nhà nhỏ hẹp và tối om.

- Đồng chí Sùng Lãm phải không?

Anh cất tiếng hỏi một người có dáng khá quen thuộc đứng tựa lưng vào tường ở cuối hẻm.

- Thật không hổ danh, anh nhận ra tôi với khoảng cách 10 mét trong điều kiện ánh sáng thế này.

- Không có sự ngẫu nhiên nào ở đây chứ?

- Có đấy, tôi đột nhiên thèm một điếu thuốc. Anh có chứ?

Lộc Tục móc trong túi ra một gói thuốc, lấy một điếu mời Sùng Lãm.

*Rốp*, Sùng Lãm tra còng tay vào tay phải của Lộc Tục rồi bằng một động tác gọn gàng chiếc còng làm nên số  tám hoàn hảo với cả tay trái của anh.

- Z8 anh đã bị bắt?

- Z8? Đồng chí nói gì vậy?

- Theo kinh nghiệm của tôi thì anh nên im lặng, cho đến khi tôi  hỏi.

Sùng Lãm vẫy tay, liền đó có hai người mặc vét đen bước ra.

- Biệt giam, và chỉ để tôi gặp anh ta.

- Rõ.

Lộc Tục không vùng vẫy, nhưng anh đổ mồ hôi.

(còn tiếp)







Sunday, July 6, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 3

- Có người nhà đấy không?

- Z8 báo cáo đi

- Bồ câu đã được sơn trắng rồi

- Tốt lắm, tiếp tục bám sát. Over.

Lộc Tục tắt điện thoại, anh thở phào tựa lưng vào tường, cuối cùng thì nhiệm vụ của anh cũng sắp hoàn thành, từ lúc nhận nhiệm vụ này thần kinh của anh lúc nào cũng căng như dây đàn.

Từ năm 2025, toàn bộ hệ thống tên lửa, máy bay của Trung Quốc đều được áp dụng công nghệ tàng hình tiên tiến nhất, Lộc Tục được cài cắm để xác định tọa độ các căn cứ không - hải quân, tài liệu mà anh gửi về sẽ giúp Việt nam có thể đánh phủ đầu quân chi viện của Trung Quốc nếu một chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa được mở ra.

Anh đưa tay chỉnh lại quần áo, vuốt mặt cho tỉnh táo, rồi rảo bước một cách thong dong dọc hành lang dưới ánh sáng mờ nhạt.

Sau lưng anh là ánh mắt của Sùng Lãm. Sáng quắc và sắc lẹm.

* * *

Thiếu tá Ngân đứng trên mạn tàu ánh mắt ông nhìn xa xăm, đường về Việt Nam không còn xa nữa, biển xanh và mênh mông quá.

Là thiếu tá không quân, nhưng ông lại được cử đi áp tải một chuyến hàng "những thiết bị cần thiết để xây dựng sân bay dân dụng đầu tiên ở Trường Sa". Những bạn hàng Ấn Độ tỏ ra vô tư khi chấp nhận giao hàng ngay tại Trường Sa chứ không cập cảng Việt Nam.

Chuyến đi này là điểm cuối cho một chuỗi dài chuẩn bị gắt gao trong suốt năm năm qua, ông biết rõ những điều đang chờ đợi mình, so sánh năm năm chuẩn bị với những điều sắp xảy đến có lẽ chẳng bõ bèn gì.

- Tôi Khanh đây, mọi chuyện thuận lợi cả chứ?

- Chưa xuất hiện trở ngại nào cả. Đã tập kết đủ chưa?

- Đủ rồi.

- Bằng cách nào vậy?

- Mười chuyến bay vận tải, cách ba ngày một chuyến. Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ đồng chí.

- Tốt quá rồi.

Cấp trên của ông vừa gọi, mọi chuyện có vẻ thuận buồm xuôi gió, nhưng sao sóng mãi trong lòng.

* * *

Trực thăng đáp xuống bãi đất trống ngoại ô Đà Nẵng. Gió lộng tứ bề.

Nguyên Hương là người bước xuống, tóc cô bay tất tả. Chân cô còn tất tả hơn, nhanh chóng chạy băng qua bãi cỏ ra đến đường lớn, rỗi rít vẫy xe xin quá gian về nội thành.

Chiếc taxi mà Nguyên Hương đón ở nội thành dừng lại trước nơi đóng quân của cảnh sát biển. Ở đó có Tuấn và Hiển, nhưng họ còn chưa biết cô đã tới.

*tút ! tút ! tút !*

"Sao lại tắt máy vào giờ này", từ sân bay Tân Sơn Nhất cô đã lại phải lao xe như gió để đến một hãng cho thuê trực thăng tư nhân, sau mấy tiếng dằng dặc cô mới có mặt tại Đà Nẵng. Và giờ thì tút ! tút !

"Hương đã đến Đà Nẵng, chờ trước cổng đơn vị", tin nhắn được gửi cho Tuấn. Để bắt đầu quảng thời gian chờ đợi, cô ngồi phệt luôn xuống đường.

Phải một tiếng sau Tuấn mới chạy ra ngoài và ngó nghiêng.

- Ê, tui đâu phải cái kim chứ?

- Nhìn lại mình đi cô nương, sắp thành sợi dây rồi còn chi nựa.

- Ờ, phóng viên tụi ni, mần chi được ăn no như cảnh sát biển.

Tuấn cười hề hề:

- Có việc gì mà Hương ra gấp vậy?

- Cho Hương gặp chỉ huy của Tuấn

- Sao thế được.

Nhìn nét mặt quả quyết của cô, Tuấn lại tiếp:

- Hương phải nói xem có chuyện gì đã chứ?

- Cứ cho Hương gặp chi huy của Tuấn đi đã.

Lần này Hương còn quả quyết hơn, và Tuấn thì quen với việc thất bại trước cô rồi.

* * *

- Nếu chúng lục soát ra thì cọi như hỏng hết rồi còn gì? - Tiến Minh lo lắng hỏi.

- Cậu nghĩ chúng sẽ lục soát ở đâu?

- Tất nhiên là trong tàu rồi.

- Cỗ máy ấy là toàn bộ con tàu, không ai nhìn ra cỗ máy khi đang ở trong nó cả.

- Em chưa hiểu

- Cậu quên chúng ta vừa thay tàu mới sao?

Nghe Đỗ Cường trả lời, trong lòng Tiến Minh nghẹ bẫng đi như thể vừa cởi được bộ giáp một trăm ký vậy, nhưng khi đưa mắt nhìn thuyền trưởng của mình, anh vẫn thấy ở đó, sự lo lắng chưa vơi đi chút nào.

- Còn điều gì nữa sao anh? - Tiên Minh hỏi

- Phải, chổ này quá xa với con tàu.

- Điều đó có liên quan gì?

- Để đảm bảo bí mật, cỗ máy ấy còn chưa được khởi động

- Điều khiển từ xa, ở một khoảng cách nhất định ư?

- Đúng rồi.

- Anh yên tâm, cùng lắm thì bọn em liều chết đưa anh tiếp cận con tàu.

- Nói bậy !

Dù phản đối, nhưng trong lòng Đỗ Cường đã cân nhắc về khả năng đó, phải có người nằm xuống mới có người đứng lên, dù rất có thể anh đứng lên bấm nút khởi động rồi cũng nằm xuống.

* * *

Tại căn cứ hải quân Trung Quốc ở Hải Nam.

Một chỉ huy cấp cao trong hải quân đang nói chuyện với viên phụ tá Sùng Lãm:

- Cậu nghĩ sao về việc thả người ở Tây Sa?

- Thưa ngài, nếu thả người, ở đâu và lúc nào, đó phải là chủ ý của chúng ta chứ không phải của họ.

- Nhưng tình thế lúc này của Trung Quốc chúng ta không cho phép gây thêm bất hòa với Việt Nam

- Hổ bị thương thì vẫn cứ là hổ, tôi nghĩ vậy thưa ngài.

Câu chuyện bị ngắt ngang khi một tên lính bước vào và nói nhỏ với viên chỉ huy.

- Được rồi, cậu ra ngoài tiếp tục công việc đi - Viên chỉ huy nói với tên lính, lại quay qua Sùng Lãm - Cậu biết gì về Lộc Tục không?

Sùng Lãm suy nghĩ lát lâu rồi mới trả lời:

- Không có gì đặc biệt lắm, ngoài việc anh ta là người Kinh tộc ở Tam Đảo, Quảng Tây.

- Người Việt à? Cậu điều tra kỹ về người này.

- Thưa vâng.

* * *

- Cô gái, chúng ta chưa quen biết, nhưng hình như cô có gì muốn nói với tôi?

Đại Tá Hải hỏi Nguyên Hương khi cô theo Tuấn vào phòng làm việc của ông.

- Tôi là Nguyên Hương, phóng viên báo Tuổi Trẻ, ... ừm, là bạn của Tuấn.

- Vậy cô nói chuyện với tôi bằng tư cách gì? Phóng viên hay người quen của cấp dưới của tôi?

- Là một người dân thưa ông.

- Nghe có vẻ nghiêm trọng, nào cô nói đi !

- Tôi không biết nhiệm vụ sắp tới là gì, nhưng người dân cần được theo sát diễn biến.

- Ồ, là cô quá tinh tế hay vì mọi chuyện quá hiển nhiên.

- Tôi nghĩ phần chìm của tảng băng còn lớn hơn.

- Dù thế nào, tôi buộc phải từ chối thưa cô. Tuấn ! cậu có thể dẫn bạn mình ra ngoài!

- Không thưa ông! Tôi sẽ không đi đâu cả cho đến khi ông chấp thuận.

- Nếu thế tôi e rằng phải gọi cảnh vệ.

- Đây không là vấn đề của riêng các chiến sỹ thưa ông, "khó trăm lần dân liệu cũng xong" đó là lời Bác Hồ.

- Nhưng đây là biển, và câu chuyện được kể ở nơi cách đây gần 300 hải lý, khoảng giữa toàn là nước cô biết đấy.

- Biển là nhà, đảo là quê hương. Tôi chịu trách nhiệm về mạng sống của mình, và ông có thể tin tôi đối với những bí mật thực sự cần bí mật.

- Hừm, đùng là miệng lưỡi nhà báo.

* * *
(Còn tiếp)

















Saturday, July 5, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 2

Đỗ Cường, Tiến Minh cùng thủy thủ đoàn của mình bị giam trong một nhà lao lớn trên Hoàng Sa, tất cả đều tỏ ra bình thản, xem chừng bị giam thế này tốt hơn nhiều so với việc bị bão đánh chìm trên biển.

Trên Hoàng Sa dĩ nhiên không có đủ phòng giam cho cả 200 người, chổ giam giữ bọn Đỗ Cường là một bãi trống rộng, quây xung quanh là lưới và thép gai chắc chắn. Tiến Minh ngồi sát Đỗ Cường:

- Chúng ta đưa gì đến Hoàng Sa vậy anh?

- Cậu biết rồi mà, 4 con tàu và 200 anh em.

- Tàu cá không vũ khi, còn anh em thì bắt hết cả rồi. Nhưng ý em không phải thế.

- Còn gì khác nữa sao?

- Em hiểu nhiệm vụ lần này rất hệ trọng và từ lúc vào đây anh co vẻ rất lo lắng, có gì đó không thuận lợi phải không anh? Nói em biết nếu anh thực sự coi em là đồng chí.

- Máy nhiễu sóng cực mạnh, vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống ra đa, việc đưa nó tiếp cận Hoàng Sa là nhiệm vụ sống còn.

- Bây giờ nó ở đâu?

- Dĩ nhiên là trên tàu rồi.

Đúng lúc đó một toán lính Trung Quốc chạy qua thẳng theo hướng về bãi neo tàu, tên chỉ huy vừa thúc lính vừa hét:

- Bốn tàu cá của Việt Nam, lục soát cho kỹ.

Tiến Minh, Đỗ Cường mặt tái đi ...

* * *

Tuấn và Hiển nghỉ ngơi sau cả đêm vất vả cùng đồng đội chuẩn bị cho nhiệm vụ sắp tới, hai anh vừa cùng nhau đi vào căng tin của đơn vị, Tuấn uống sữa tươi còn Hiển chỉ quen cafe đen đậm.

- Xong chuyến ni, tau với mi xin nghỉ phép nha.

- Ừ, cụng lâu rồi chưa về nhà, dạo ni mi có liên lạc với Nguyên Hương không?

- Như mi thôi - Tuấn đáp -

- Răng mà như được, mi quen điện thoại, còn tau vẫn thích thư tay hơn mà Hương có cả tá thứ khác để viết rồi.

Chuông điện thoại của Tuấn reo, Hiển bất giác mỉm cười vì nhạc chuông của Tuấn "Biển nào xa hơn biển tình anh gửi, đảo nào cô đơn như trái tim anh ..."

- Hương gọi mi ạ, thiêng thế ... Tuấn nghe nầy Hương!

- Chào anh chiến sỵ cảnh sát biển.

- Nghe không quen, Tuấn và Hiển vừa nhắc đến Hương xong nầy

- Hương biết Hương có nhiều điểm xấu rồi, à, Tuấn nì, Hương có chuyện muốn hỏi.

- Ai lại con gái hỏi cưới con trai rứa hầy.

- Nghiêm túc mà, sắp tới có chuyện gì hệ trọng phải không Tuấn?

- Đứa mô nói Tuấn sắp lấy vợ rứa?

- Hương giận đó nha!

- Hương muôn hỏi về vấn đề gì?

- Hoàng Sa, Biển Đông, nhiệm vụ của Tuấn, đại loại thế!

- Không có gì đáng được lên báo đâu cô phóng viên ạ.

- Không lên báo, không tiết lộ cho người thứ ba, Tuấn nói đi.

- Bọn Tuấn sắp đi Hoàng Sa

- Khi nào?

- Vài ngày tới

- Được rồi, cảm ơn Tuấn, à ... ừm, cho Hương gửi lời hỏi thăm Hiển nha.

* * *

Nguyên Hương cúp máy, lại nhăn trán lẩm nhẩm một mình: "ngư dân bị bắt", "ký kết hợp đồng", "thăm Nhật, Hàn", "tập trận Phillipin", "đi Hoàng Sa" ...

- Thành tính tiền giúp Hương nhé, Hương phải đi có việc rồi!

- Ừ được, Thành cũng phải đi ngay, hẹn gặp lại.

- Hèn gặp lại.

Nguyên Hương lại phóng xe đi, không phải là tới tòa soan mà là về nhà

- Alo, tổng biên tập,  ... em xin phép nghỉ vài ngày nhé .... à, ừm, em có việc gia đình ... dạ cảm ơn sếp ....

- Alo, cho tôi vé sớm nhất đi Đà Nẵng ... một người ... hạng nào cũng được ... 10 giờ à, được, cho tôi vé đó.

"Chết tiệt, 8h rồi", Hương lầm bầm.

9h, Hương tất tả ra khỏi nhà, quần kaki bạc, áo thun trắng, áo khoác màu rêu, máy chụp ảnh và một cái túi nhỏ.

*Kẹt xe*

Hàng ngàn người tuần hành với quốc kỳ và các khẩu hiệu.

"Yêu Cầu Trung Quôc thả các ngư dân của Việt Nam"
"Hoàng Sa là của Việt Nam"

Có duyên thật, Hương lại nhận ra Thành. Nhưng không có thời gian cho một tấm hình, cô rẽ vào lối tắt phóng nhanh về hướng sân bay.

*Bốp* Hương đá mạnh vào lốp xe, 10h15 tại sân bay và cô không thể làm gì khác.

* * *

Tàu của Hoàng đã nhổ neo, gió biển ngày một mạnh xộc vào tóc anh. Anh không có thói quen quay lại nhìn đất liền khi rời cảng, điều đó cho anh cảm giác mình đang tiến tới thay vì đang rời xa.

Mẹ anh cũng không có thói quen tiễn anh trong những chuyên đi và bà cũng thuyêt phục vợ anh làm như vậy. "giờ này chắc mẹ đang thăp hương cho ba", anh đoan chắc thế.

Hai mươi năm trước mẹ tiễn ba đi đánh Gạc Ma, Gạc Ma về vơi đất mẹ, còn ba anh mãi mãi không về. Mẹ ghét tiễn chân từ đó. Mẹ không cho treo huân chương của ba, anh thì rất tự hào và anh biết mẹ rất nâng niu nó.

Có tiếng rè rè trong bộ đàm.

"Có một cơn bão đang hình thành ở Thái Bình Dương, cơn bão này dự đoán sẽ lên đến cấp 10, vì vậy các chàng trai, tăng tốc thôi"

Hoàng thở hắt:

- Các đồng chí còn chờ gì nữa, tiến lên nào!

- Rõ, thưa thuyền trưởng.

Anh nhìn thây khuôn mặt sạm nắng nhưng rạng ngời của các đồng đội.

* * *

Cùng lúc ấy tại bộ chỉ huy

- Z8 báo cáo đi

- Bồ câu đã được sơn trắng, over.

- Tốt lắm, tiếp tục bám sát.

Ông tổng tư lệnh quay lại bàn họp

- Mọi chuyện đang hêt sưc thuận lợi, các đồng chí tiếp tục báo cáo đi. Đồng chí Khanh, chuyến hàng từ Ấn Độ sao rồi.

- Đã khởi hành từ ngày hôm qua.

- Tốt, phía Ấn Độ chịu theo những yêu cầu của ta chứ

- Không một chút do dự.

- Ai được cử theo áp tải.

- Thiếu tá Ngân của không quân.

* * *

(còn tiếp)


[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 1

- Thuyền trưởng! Gió giật rất mạnh, biển động dữ dội, e rằng bão sắp tới rồi, nhanh hơn ta tưởng.

- Hiện tại vị trí của tàu ta thế nào?

- Cách Lý Sơn khoảng 160 hải lý, Hoàng Sa 70 hải lý, thưa thuyền trưởng.

- Bão di chuyển hướng Tây Bắc, được rồi, cho mọi người bẻ lái tăng tốc về hướng Hoàng Sa

- Nhưng ...

- Không nhưng gì cả, đội tàu có 200 mạng người đấy, đó là lệnh.

Tiến Minh đi rồi, Đỗ Cường rơi vào trầm tư, đối với một thuyền trưởng mà nói, cơn giận của biển cả là chuyện thường, nhưng những gì chờ đợi anh ở Hoàng Sa có lẽ còn đáng sợ hơn cả bão tố. "Đến đâu tính đến đó", anh buột miệng, trách nhiệm của người đứng đầu buộc anh phải đưa ra quyết định, nhanh chóng, kịp thời và ít thiệt hại nhất chứ không phải ít đáng sợ hơn.

Vùng biển này vốn là ngư trường quen thuộc của đội tàu Thuận Thiên, trước nay tàu vẫn về trước bão, nhưng lần này vì quá ham cá, bão lại đổi hướng di chuyển nhanh bất thường ...

Tàu lướt sóng đi trước, bão cấp 8 rít gió đuổi theo sau, sấm chớp và mưa lớn.

- Đây là trạm kiểm soát Tây Sa, đề nghị tàu có số hiệu QNg 15981 ra khỏi vùng biển của Trung Quốc. Over.

- Mẹ kiếp! chúng nó không biết bão đang quần ngoài kia sao? - Tiến Minh lầm bầm -

- Chúng tôi là tàu cá của Việt Nam, đề nghị được neo đậu tránh bão. Over.

- Đề nghị không được chấp thuận, yêu cầu các tàu có số hiệu QNg 0105981, QNg 0105982, QNg 0105983, QNg 0105984  ra khỏi vùng biển của Trung Quốc. Over.

- Bão đang đến rất gần, một lần nữa đề nghị được neo đậu tránh bão. Over.

- Nếu tàu của các bạn không rút khỏi vùng biển của Trung Quốc chúng tôi sẽ bắn hạ. Over.

- Chó chết! - Tiến Minh chửi thành tiếng -

- Tăng tốc, cứ hướng thẳng bãi đậu mà vào - Đỗ Cường ra lệnh -

- Thuyền trưởng! Chúng nó bắn thật thì sao?

- Một thủy thủ muốn chết vì bị bắn hay chết vì biển?

* * *

- Hoàng, Lần ni mi đi lâu mau?

- Khoảng một tháng mạ à.

- Không hiểu răng mà mạ thấy lo lắm.

- Mạ khéo lo, chỉ là tập trận bình thường thôi mà mạ. Ơ kìa, răng mạ khóc?

- Ba bay ở mãi Trường Sa, mi thì suốt ngày lênh đênh trên biển, không cho mạ tủi thân sao?

- Mạ !

- Anh cứ để mạ khóc đi, linh cảm của phụ nữ không phải chuyện nhỏ đâu

- Em cũng vậy nữa sao?

- . . .

- Ba ơi ba! Sau này lớn ba cho con ra biển với nhé!

Anh đưa tay xoa đầu đứa con nhỏ rồi cùng  ăn bữa cơm gia đình cuối cùng trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Tháng bảy là tháng được chọn cho cuộc tập trận thường niên giữa Việt Nam và Phillipin trong suốt mười năm này. Lần này, đại úy Hoàng, thuyền trưởng mới của HQ 1059 nhận nhiệm vụ cùng 4 tàu chiến và một tàu đổ bộ đi Phillipin.

Phố Huế vẫn nên thơ như thưở thiếu thời, Hoàng ngắm nhìn thật kỹ, mọi thứ cứ thế lướt qua, lướt qua bên làn kính xe cho đến khi anh cảm thấy nặng trĩu vì quá nhiều điều mình bỏ lại sau lưng.

Anh bât Radio để xua đi những xúc cảm không nên có vào lúc này:

"Ngày hôm qua, khoảng hai trăm thuyền viên của đội tàu cá Thuận Thiên của Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt giữ khi ghé vào Hoàng Sa tránh bão. Đây là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, đại sứ quán Trung Quốc đã được triệu tới để nhận công hàm yêu cầu thả người. Chúng tôi sẽ theo sát diễn tiến vụ việc để cập nhật những thông tin mới nhất cho đồng bào"

Hoàng thở hắt ra, tay bấu chặt vào vô lăng ...

* * *

Một ngày chủ nhật hiếm hoi mà Nguyên Hương dậy từ rất sớm, hôm nay có một cuộc họp báo quan trọng, Việt Nam sẽ tổ chức lễ ký kết hàng loạt các hợp đồng mới với các đối tác Nga, Ấn, Nhật, Mỹ trong việc khai thác Biển Đông.

Báo Tuổi Trẻ dĩ nhiên được mời và cô phóng viên trẻ trung, tài năng là Nguyên Hương dĩ nhiên được cử đi, như thường lệ thủ tục làm dáng của phụ nữ là khá lâu, đến 8h sáng cô mới bước ra khỏi nhà.

Thành phố mùa này mưa nắng thất thường, cô không quên mang theo một cái ô nhỏ, Nguyên Hương thích đi bộ và từ nhà cô ra điểm họp báo cũng không xa lắm.

Băng tắt qua Quảng Trường Thống Nhất, cô đã thấy một đám đông lớn tu tập với quốc kỳ và các khẩu hiệu, một người thanh niên đứng trước hô lớn:

"Yêu cầu Trung Quốc thả các ngư dân Việt Nam"
"Hoàng Sa là của Việt Nam"

Nguyên Hươngnhận ra Thành, hai người vốn học chung lớp đại học, cô theo nghề báo, còn Thành công tác trong thành đoàn. Dĩ nhiên cô không thể bỏ lỡ một tấm ảnh.

Bỏ lại đám đông sau lưng, cô vẫn tự hỏi: "quái lạ, tin ngư dân bị mắt mới có sáng nay kia mà?", rồi cô hài lòng với lý giải về khả năng tiếp cận tin tức và vận động người tham gia của thành đoàn.

Khi cô đến, hội trường khách sạn Sao Việt đã kín người, buổi họp báo sẽ bắt đầu trong 5 phút tới và vất vả lắm cô mới tìm cho mình chổ đứng thuận tiện.

- Thưa quý vị, hôm nay chúng ta có mặt tại đây để chứng kiến lễ kí kết các hợp đồng cũng khai thác biển Đông với các nước bao gôm cả năng lượng, du lịch và hàng hải, các bạn có thể đặt câu hỏi từ lúc này.

- Thưa ông! - Nguyên Hương giơ tay -

- Mời cô!

- Tôi tin chắc rằng, những bản hợp đồng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên, nhưng xin cho hỏi các bên sẽ đóng góp thế nào trong việc bảo vệ những lợi ích đó, trong trường hợp có nước khác xâm hại, ý tôi đó là một ví dụ?

* * *

- Ngài biết vì sao chúng ta có cuộc gặp hôm nay chứ?

- Thưa ngài chủ tịch, nếu ý ngài là chuyện bắt người ở Tây Sa thì mong ngài hiểu rằng nhóm người đó quá đông và chúng tôi không thể kiểm soát được nếu không bắt giữ.

- Ngài đại sứ có chút nhầm lẫn rồi, là Hoàng Sa, và cả ngài và chúng tôi đều biết rõ, mọi công dân Việt Nam đều có quyền đặt chân lên bất kỳ chổ nào thuộc chủ quyền Việt Nam.

- Thưa ngài chủ tịch, về điểm này tôi khó lòng nhất trí hoàn toàn với ngài, ở Tây Sa quan điểm của chúng ta là khác nhau, trên quan điểm của mình, chúng tôi buộc phải kiểm soát mọi rủi ro có thể.

- Bây giờ các ông đã biết họ hoàn toàn là những ngư dân vô hại, vậy câu hỏi là khi nào các ông sẽ thả người?

- Thưa ngài chủ tịch, việc trả lời câu hỏi đó thực sự vượt ra ngoài thâm quyền của tôi.

- Đây là công hàm chính thức của Việt Nam, các ông có 5 ngày để quyết định thả người.

- Thưa ngài chủ tịch, tôi chỉ có thể nói là sẽ cố gắng hết sức.

- Ngài nên như vậy, vì tất cả chúng ta đều muốn chinh phục các giới hạn.

"Đó là đoạn hội thoại của chủ tịch nước và ông đại sứ Trung Quốc", Ông đại tá Hải bậm môi nói sau khi thuật lại đoạn đối thoại. Tiếp đó ông hít một hơi thật sâu:

- Năm ngày cũng là thời gian để các đồng chí chuẩn bị, lệnh ở trên xuống, năm ngày sau kết quả thế nào thì Cảnh Sát Biển chúng ta cũng phải có mặt để đón người.

- Thưa đại tá, nếu họ không chịu trao trả, hoặc không trao trả ở Hoàng Sa thì làm sao ạ?

- Lúc đó sẽ có chỉ thị tiếp theo, CBS 9779 là soái hạm, lệnh sẽ được phát đi từ đó. Các đồng chí về chuẩn bị đi.

Rời khỏi phòng họp, Tuấn đi cùng với Hiển dọc theo hành lang ra ngoài, đó là một tình bạn lạ, cả hai cùng là dân biển ở Nghệ An, lớn lên cũng nhau, học cùng nhau, làm cảnh sát biển cùng nhau trên một con tàu.

- Mi thấy có chi lạ không?

- Chưa bao giờ chúng ta ra hạn thả người.

- Ừ, và chưa bao giờ cảnh sát biển ra Hoàng Sa đón người.

- Có thấy hồi hộp không mi?

- Không, tau phấn khích.

* * *

Đêm trước ngày khởi hành đối với Hoàng luôn luôn dài khác thường, anh không chỉ là người lính mà còn tự coi mình là đứa con của biển, anh có thói quen thức khuya để cảm nhận sự thiêng liêng trước mỗi chuyến đi. Hoàng sinh ra ở Trường Sa nơi cha anh đóng quân, cha anh hi sinh trong một trận giằng co với tàu địch khi ấy anh vừa 10 tuổi, mẹ anh đưa anh về quê sống. Lớn lên Hoàng đã rất khó khăn để thuyết phục mẹ cho anh nối chí cha mình.

Nhiệm vụ đã được phổ biến cách đây một tháng và anh đã có một tuần nghỉ phép về với gian đình, đây là lần đầu tiên Hoang tham gia tập trận với Phillipin với tư cách thuyền trưởng, năm lần gần nhất anh đều tham gia, ngoài cương vị mới thì mọi chuyện với anh chẳng có gì là lạ lẫm, nhưng sao vẫn có những nỗi niềm khó tả ...

- Con trai lớn lên con muốn làm gì?

Cha anh hỏi anh như thế khi dắt anh đi dọc bờ biển.

- Con muốn làm chiến sỹ hải quân nhu cha nhưng ... - Hoàng ngập ngừng -

- Nhưng sao con trai?

- Nhưng con muốn được đi khắp biển Đông ạ.

Người cha mỉm cười, cúi xuống công kênh con mình lên vai.

- Con có nhìn được xa hơn không?

- Dạ có ạ!

- Phải rồi con trai, khi nào lớn con sẽ nhìn xa hơn và đi nhiều hơn. Con có biết câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ không?

- Dạ biết ạ!

- Thế con có biết câu nói cuối cùng của Lạc Long Quân trước khi chia tay Âu Cơ và các con không?

- Ông ấy nói gì vậy cha?

- Ông ấy nói rằng "khi nào muốn gặp cha thì đi ra biển".

"khi nào muốn gặp cha thì đi ra biển", Hoàng lẩm nhẩm một mình, ký ức ru anh vào giấc ngủ.

* * *

Chuông đồng hồ reo, đánh thức Nguyên Hương trong ngày thứ hai mà cô vốn căm thù, cô bắt đầu đối xử tệ với cái thứ phát ra âm thanh inh tai khó chịu mà đêm qua chính cô đã ra lệnh cho nó làm điều đó vào sáng nay.

Chiếc đồng hồ im bặt như thường lệ, còn cô chủ của nó lại chẳng như vậy, điều gì đó đã lôi cô vào phòng tắm trong trạng thái vật vờ thay vì tiếp tục ngủ. Mười lăm phút sau cô mới tỉnh táo đi ra, ăn vội và mặc quần áo cũng vội.

Bảy giờ, giờ thì Nguyên Hương đã thư thả trong xe, đong đưa theo tiếng nhạc, sáng nay cô có hẹn cà phê với Thành, thực ra thì cô chưa hài lòng lắm về câu trả lời của mình trong ngày hôm qua. Thành bảo rất bận nhưng vẫn dành cho cô 30 phút buổi, anh luôn như vậy với cô, dù thực tế hai người không thân thiết lắm.

- Chào bạn hiền - Thành vẫy tay, ly cafe vẫn còn nguyên, anh cũng chỉ vừa mới tới.

- Chào anh phó bí thư - Nguyên Hương cười đáp lại

- Không dám, có chuyện gì Hương nói luôn đi, xin lỗi vì Thành đúng là rất bận.

- Không mất nhiều thời gian đâu, Hương tò mò về cuộc biểu tình ngày hôm qua, có phải chỉ mình Hương thấy đó là một phản ứng quá nhanh không? Ý Hương là nhanh đến bất thường.

- Ra là chuyện đó, Hương rất tinh tế, Thành không phủ nhận nhưng tiếc là không thể nói gì hơn.

- Không có gợi ý nào sao?

- Có vẻ người ta thường không quan tâm đến sản phẩm của mình nhỉ? - Thành cười hỏi như đáp.

Hương Lan nhăn trán, rồi như chợt hiểu cô rút điện thoại ra đọc báo:

"Ngày hôm nay thứ trưởng bộ quốc phòng Vũ Kiến Minh sẽ bắt đầu chuyến thăm tới Nhật Bản và Hàn Quốc".

Hương Lan lại nhăn trán, miệng lẩm nhẩm, cô bấm số của Tuấn bạn mình, người đang làm cảnh sát biển.

* * *

[Còn tiếp]



Thursday, July 3, 2014

KHI NÀO VIỆT NAM MỚI GIÀNH LẠI ĐƯỢC HOÀNG SA?

Câu hỏi "khi nào Việt Nam giành lại được Hoàng Sa?" đã xuất hiện nhiều trên báo, tuy nhiên câu trả lời thì theo tôi vẫn còn chung chung và chưa thỏa đáng. Nếu được hỏi một câu tương tự, tôi sẽ đáp: Khi có cơ hội!

Giành lại chủ quyền là câu chuyện của ngoại giao, pháp lý và cả quân sự nữa, ngoại giao thì có cơ hội ngoại giao, pháp lý có cơ hội pháp lý, quân sự có cơ hội quân sự. Quan trọng là trong bối cảnh hiện tại và xu hướng vân động tương lai thì  khi nào cơ hội đến và cơ hội nào đến trước, cơ hội nào sẽ đến sau.

Cơ hội ngoại giao thì chúng ta đã có rồi, chúng ta đã biết Hoàng Sa và vùng biển đệm quanh Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung Quốc sau cuộc đụng độ giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Công Hòa năm 1965 và 1974, đến bây giờ tức tròn và hơn 40 năm.

Từ đó đến này, ta chưa đủ thế và chưa có cơ hội để khơi lại câu chuyện Hoàng Sa, câu chuyện ấy tưởng như sẽ là "cứt trâu để lâu hóa bùn", nhưng nó lại chỉ là con gấu ngủ đông mà thôi. Con gấu ấy, đã được chính Trung Quốc đánh thức khi họ ngang ngược trong vụ HD981, và ta dĩ nhiên không thể từ chối cơ hội ấy mà mượn nước đẩy thuyền, làm cho câu chuyện bùng nổ.

Đó là trong cái nguy lại có cái cơ. Ta đã không sợ hãi, và ta đã nhìn thấy được cái cơ ấy. Tôi thích cái cách mà ta thực hiện việc "nhảy đầm trên thực địa" với Trung Quốc, để rồi các buổi họp báo được mở ra, phóng viên quốc tế được theo tàu ra quan sát, câu chuyện được gửi tới cho cả thế giới.

Tôi thích cái cách mà ta đưa vấn đề biển Đông ra tất cả các hội nghi quốc tế mà mình tham gia, tố cáo Trung Quốc với những bằng chứng thép (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hội nghi thượng đỉnh Asean) rồi lại dịu giọng khi chính nghĩa đã thuộc về mình chừa phần ngang ngược cho Trung Quốc (Đại tướng Phung Quang Thanh, Đối thoại Shangri-La 13).

Để rồi giờ đây, thế giới ghi nhận việc các tàu chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ của mình ở vùng biển gần Hoàng Sa là lẽ hiển nhiên không chối cãi. Vùng tối Hoang Sa ngày càng được soi tỏ.

Cơ hội ngoại giao ở đây không phải là cơ hội đàm phán, đối thoại với Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, bởi  nói chuyện với Trung Quốc, ta đã làm, nếu điều đó mà có kết quả thì ta đã chẳng cần chờ cơ hội hôm nay. Ngoại giao không chỉ bó hẹp ở những cuộc đàm phán, dàn xếp, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia mà cần được hiểu rộng là việc sử dụng tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu.

Đối tượng ngoại giao của chúng ta trong câu chuyện Hoàng Sa là Trung Quốc, dĩ nhiên thế, nhưng bây giờ đối tượng khác quan trọng hơn đó là bên thứ ba, rộng thì là cộng đồng quốc tế, thiết thực thì là với các nước có vai trò liên quan, cơ hội ở đây là cơ hội để truyền thông với cộng đồng quốc tế, là cơ hội để đặt vấn đề kêu gọi sự ủng hộ và chia sẻ lợi ích với các nước.

Về ngoại giao theo tôi thấy, thời gian qua ta đã nắm bắt triệt để cơ hội mình có và có những bước đi đúng đắn. Muốn giành lại cái gì đó, thường vẫn gồm ba bước: tuyên bố (nó là của tôi), lý lẽ (chứng minh nó là của tôi) và giành lại (dùng vũ lực nếu còn ngoan cố), chúng ta đã thực hiện bước đầu một cách rất trọn vẹn.

Cũng phải nói trước là biện chứng giữa ngoại giao, pháp lý và quân sự là tương hỗ lẫn nhau, luôn và phải có sự kết hợp động thời, tuy nhiên trong từng giai đoạn thì mỗi biện pháp lại giữ vai trò chủ đạo, các biện pháp còn lại có nhiệm vụ hỗ trợ. Vì thế bài viết này trình bày theo từng giai đoạn theo trình tự thời gian.

Pháp lý trong thời gian qua đã là một "quân bài lật ngửa" trên bàn ngoại giao, sức mạnh của quân Át này là lẽ phải và chính nghĩa, nhờ sức mạnh đó phần nào trợ oai được cho các lá bài khác đã đánh ra, việc ta bày công khai các bằng chứng, rồi tuyên bố "cân nhắc" kiện ra tòa quốc tế cho đến rục rịch các thủ tục kiện tụng chính đã làm cho "quân bài lật ngửa" ấy thập phần lợi hại.

Nếu truyền thông đủ mạnh, tức công khai được rộng rãi các bằng chứng lý lẽ và tính đanh thép của nó thì với phiên tòa dư luận ta cũng có được lẽ phải và chính nghĩa nhưng cuối cùng một phán quyết rạch ròi cũng phải đưa ra, bởi pháp lý cần những cơ sở thực tiễn, vì vậy vẫn phải kiện với một phiên tòa chính thức.

Cơ hội thưa kiện sẽ đến khi hội đủ ba điều kiện thứ nhất là khi truyền thông lên đến cao trào của nó, thứ hai là khi đủ tự tin với các bằng chứng của mình có ta có thể thắng chắc trong một phiên tòa công bằng, thứ ba là các hoạt động ngoại giao nhận được những sự ủng hộ đủ để giữ phiên tòa được công bằng.

Không phải muốn kiện là kiện, nhưng theo sự quan sát của tôi thì cơ hội chín muồi không còn xa nữa, dĩ nhiên là cũng chỉ nhìn hiện tượng đoán bản chất, nhìn hình thức đoán nội dung thôi vì tôi không chung mâm với bộ chính trị. Một khi đã tuyên bố "không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông" thì trong tay ắt hẳn đã có một vài tấc sắt bén nhọn rồi.

Một khi đã kiện rồi thì phải chờ, chờ cơ hội quân sự. Chúng ta biết, ngoại giao đơn thuần không bao giờ mang lại kết quả cuối cùng nếu một bên không có thiện chí, còn luật quốc tế nói chung là chỉ có chế định không có chế tài, Trung Quốc thì chưa chắc đã chịu lên tòa chứ chưa nói đến sẽ trao trả nếu có phán quyết.

Tôn Tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Chiến tranh là điều cực chẳng đã, nhưng chủ quyền thì không thể nhân nhượng, trước sau gì cũng phải dùng tới quân sự để giành Hoàng Sa nhưng phải tính toán kỹ lưỡng, chờ đợi cơ hội.

 Tôn Tử lại có nói: Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch. không để bại là do mình, giành chiên thắng là tại địch. Thế nên người giỏi dụng binh có thể làm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng. Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được (tối nghĩa quá:"thắng khả tri,i nhi bất khả vi") không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa.

Tôn Tử vốn người Trung Quốc, trích lời Tôn Tử chẳng phải bởi chúng ta không nghĩ ra được cái gì hay, chẳng phải có ý lấy gậy ông đạp lưng ông mà bởi những phát biểu của ông vượt ra khỏi ranh giới một quốc gia, nó được xem là tài sản chung của nhân loại.

Cứ theo đó mà làm, chưa đủ điều kiện thì thủ, chúng ta tích lũy sức mạnh quân sự của mình và cơ hội tiến quân sẽ đến khi tương quan cho thấy ta có thể chiếm lại và đặc biệt là có thể giữ được. Nếu 2 bước đi đầu tiên của chúng ta (ngoại giao, pháp lý) cho kết quả khả quan thì việc chờ đợi của chúng ta sẽ không mất mát gì ngoài thời gian, bởi khi đó việc ta chiếm lại Hoàng Sa không còn phụ thuộc về mặt thời điểm nữa, lúc nào ta cũng năm lẽ phải và chính nghĩa trong tay không phải e sợ để lâu phân trâu hóa bùn nữa.

Thế giới đầy biến động, cơ hội chắc chắn sẽ đến, mâu thuẫn nội tại trong lòng Trung Quốc không phải là loại mâu thuẫn có thể dung hòa, nền kinh tế móng yếu tường to không bền được mãi, Trung Quốc trỗi dậy không phải là mang hòa bình như họ nói và các nước khác  cũng không cả tin như vậy. Chúng ta cũng có thể tự thay đổi cục diện khi mạnh lên mỗi ngày.

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, soi lại lịch sử Trung Quốc, điểm yếu của họ không phải là mấy thứ linh tinh mà các ông giáo sư tiến sỹ hay phân tích như "không có đạo lý lẫn pháp lý", "sợ Việt Nam", "Hải quân TQ lộ điểm yếu ..." ... vân vân ...

Nếu có giao tranh, một vài điểm có thể kể đến là tinh thần chiến đấu dưới sự tác động của chính sách "mỗi gia đình một con", kinh nghiệm chiến đấu khi quân đội Trung Quốc đã hơn 60 năm chưa đánh đấm gì (ngoại trừ chiến tranh biên giời V-T 1979), tầm tác chiến ...

Còn nói về cơ hội, chúng ta biết Trung Quốc là đất nước có rất rất nhiều cuộc nội chiến trong lịch sử, Trung Quốc cũng là nước chứng kiến rất nhiều cuộc thịnh suy của chính mình, hiện tại, những mâu thuẫn không thể dung hòa, những vết nứt trên móng nền kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ... Lịch sử dường như là những vòng xoắn ốc.

Cũng trong lịch sử, đối chiếu sử Việt Nam và Trung Quốc ta thấy sõ sự thịnh suy tác động lẫn nhau rất nhiều. Ngô Quyền nhân loạn Ngũ Đại Thập Quốc mà giành lại chủ quyền, Lê Đại Hành được thế mạnh mà quấy phá biên cương người hòng giữ biên cương của mình, Lý Thường Kiệt nhân triều Tống hủ hoại mà chẳng giữ sự e dè ...

Luận nhiều thì kết là "vẫn phải chờ" nhưng "chờ cơ hội" thì khác với "chờ một ngày nào đó". Chờ đợi có phương hướng khác với chờ đợi vô phương khơi khơi.

Tuesday, July 1, 2014

"THOÁT TRUNG" HAY THOÁT KHỎI SỰ TRÌ TRỆ CỦA CHÍNH MÌNH?

Có một bài viết dưới dạng phỏng vấn ông tiến sỹ Nguyễn Nhã, được đăng trên VNExpress.net và một số báo khác với tiêu đề: ‘Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một’. Bài viết đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của dư luận mà đa số theo tôi thấy là đồng tình, cái đồng tình này rất dễ hiểu bởi dư luận vốn mang sẵn tâm lý "bài Trung", "ghét Trung" thì khi có một cái "tương tư" như vậy ("thoát Trung") dễ dàng "gật cái rụp" không cần nghĩ nhiều.

Dù chỉ là một bài báo thôi nhưng tôi cho đó là vấn đề nghiêm trọng, nhất là khi sau bài báo ấy lại nổi lên một phong trào mà tạm gọi là "Thoát Trung Luận". Vì sao tôi cho đó là vấn đề nghiêm trọng? Vì như chúng ta biết tư duy ảnh hưởng đến hành động, mà tư duy "thoát Trung" và tư duy "đấu tranh với Trung" thì khác nhau hoàn toàn.

"Thoát" là hành động sử dụng một hoặc tổng hợp nhiều phương cách nhằm vượt ra khỏi hiện trạng bị kìm kẹp. Bởi vì ở trong vòng kìm kẹp nên chủ thể thường có phản ứng vùng vẫy một cách thụ động hoặc bấu víu vào bất cứ thứ gì có thể.

Nếu chúng ta mang tư duy "thoát" thì cũng dễ dẫn đến các hành động thường thấy khi nghĩ mình đang trong vòng kìm kẹp tức là "có phản ứng vùng vẫy một cách thụ động hoặc bấu víu vào bất cứ thứ gì có thể", đó mà một điều vô cùng tai hại trong hoan cảnh của chúng ta bây giờ. Còn "đấu tranh" là hành động đương đầu và tìm phương cách vượt qua các vấn đề đang gặp phải một cách chủ động. Đó mới là tư duy xuyên suốt mà chung ta cần.

Lại nói về bài phỏng vấn ông Nhã được đăng trên các báo, ngay tiêu đề đã có vấn đề "Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một", phải chăng cả ngàn năm qua Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc để bây giờ ông Nhã nhìn thấy cơ hội "thoát"? Đừng làm Lê Lợi, Quang Trung phải buồn, vì họ chỉ sống cách chúng ta mấy trăm năm thôi.

Cái gọi là "thoát Trung" chỉ xứng đáng 2 lần có mặt trong lịch sử Việt Nam ta thôi, lần thứ nhất là một ngàn năm Bắc thuộc, lần thứ hai là hai mươi mốt năm dưới ách đô hộ giặc Minh còn lúc này VN là một đất nước độc lập toàn vẹn lãnh thổ, có nhà nước, có pháp luật và được các quốc gia khác công nhận.

Người ta (ông Nhã) lý luận rằng "thoát Trung" ở đây là "thoát khỏi sự lệ thuộc về mặt kinh tế", khi được hỏi "lệ thuộc về mặt kinh tế như thế nào?", thì người ta (những người theo chủ thuyết Thoát Trung Luận) đáp rằng vì kim ngach xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc quá lớn. Rằng Việt Nam lệ thuộc vào những nguyên vật liệu và hàng hóa nhập từ Trung Quốc, rằng Việt Nam nhập rất nhiều hàng vào Trung Quốc.

Quái lạ, nhập khẩu hàng của Trung Quốc nói Việt Nam lệ thuộc đã đành, Việt Nam xuất khẩu đi cũng cho là bị lệ thuộc thì Tôn Đại Thánh cũng chào thua. "Lệ thuộc" được định nghĩa là "theo một ai đó vì bị cưỡng ép hoặc vì họ nắm giữ sự tồn vong của mình". Trên cơ sở định nghĩa đó, lệ thuộc trong kinh tế xuất hiện khi sự khan hiếm hạn chế hành vi lựa chọn của các chủ thể kinh tế ở mức cao nhất, nói trắng ra là độc quyền, nghĩa là ta buộc phải nhập hàng của họ (vì họ độc quyền mặt hàng này) và cũng buộc phải xuất hàng cho họ (vì họ là thị trường duy nhất).

Việt Nam hoàn toàn có thể chọn nhập hàng "thay thế" từ một đối tác cung cấp khác, cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế thị trường Trung Quốc, điều rõ ràng là không ai bắt ép chung ta phải giao dịch và giao dịch khối lượng lớn với Trung Quốc cả.

Việc xuất nhập khẩu với Trung Quốc đơn giản là hành vi lựa chọn tự nhiên trong kinh tế mà thôi, chúng cần nguyên liệu giá rẻ, nhập của Trung Quốc, chúng ta cần thị trường gần và dễ tính chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc. Còn vì sao chúng ta cần hàng giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ, vì sao chúng ta cần thị trường gần, thị trường dễ tính thì câu trả lời nằm ở trình độ phát triển kinh tế của chúng ta.

Đâu đó cũng nổi lên những lý lẽ đại loại như "thỉnh thoảng Trung Quốc không chịu nhập hàng, các xe chở nông sản ùn ứ ở của khẩu, bà con nông dân điêu đứng" hay "Trung Quốc đang cố thâm nhập và lũng đoạn kinh tế Việt Nam".

Khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với các mặt hàng thủy sản và các mặt hàng khác thì Việt Nam cũng điêu đứng vậy thôi, Việt Nam đang lệ thuộc Mỹ chứ?. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì cũng phải đối mặt với việc các công ty đa quốc gia sẽ dở miêng cá lớn nuốt cá bé, Việt Nam sẽ ra khỏi WTO chứ?

Câu chuyện làm ăn kinh tế là câu chuyện của lợi nhuận và rủi ro, chúng ta không thể đòi hỏi lợi nhuận mà không chấp nhận rủi ro được. Rủi ro là tất yếu, quan trọng là hạn chế và xử lý nó như thế nào thôi. Âm mưu lũng đoạn thì cũng là rủi ro vậy, đừng nghĩ ai cũng nai tơ để mình ngồi lên đầu người ta.

Trung Quốc làm bậy ngoài biển đáng lẽ ta tập trung đáp trả tương thích trên biển thì ta lại đòi nghỉ làm ăn buôn bán, chẳng khác nào ăn vạ cả, nghe buồn cười lắm. Riêng chuyện kinh tế, nếu thấy làm ăn với Trung Quốc không có lợi, có khả năng tìm được đối tác khác thị trường khác tốt hơn, bền vững hơn thì cứ thế mà tiến hành, còn như xét thấy làm ăn có lợi thì cứ làm ăn, miệng mồm hét "bài" rồi "thoát" nghe ấu trĩ vô cùng.

Cứ làm ăn với nhau thì gọi là "lệ thuộc" thì Việt Nam lệ thuộc hàng chục nước, và có "thoát Trung" thì cũng sa vào vòng tay êm ái của nước khác mà thôi. Tái khẳng định là Việt Nam chẳng có lệ thuộc gì Trung Quốc mà phải thoát cả, cái mà Việt Nam cần thoát là gì?

Thứ nhất là thoát cái tư duy nhược tiểu cứ hở chút thì tự coi mình là con khỉ trong lồng nhà người ta, với cái tư duy đó thì chẳng bao giờ chúng ta thoát ra được ai cả, không ngã bên này thì cũng nghiêng bên khác. Muốn thành cường quốc thì phải tư duy như cường quốc đã.

Thứ hai là thoát khỏi sự trì trệ của chính mình, trong kinh tế có khái niệm "phân khúc thị trường" (cho cả cung và cầu), bởi vì sự trì trệ của chính chúng ta nên mới phải chọn "phân khúc thấp" mà anh hàng xóm quý hóa của chúng ta vô tình làm sao lại là vua của phân khúc thị trường đó.

Tóm lại, từ bỏ ngay cái ý nghĩ "thoát Trung" ấu trĩ đi, với cái tư duy "thoát" ấy, mà không ít người đã đòi bấu vào Mỹ, rồi 10, 20 năm nữa ông Nhã lại phải viết bài "cơ hội ngàn năm để thoát Mỹ"