Friday, August 16, 2013

Vụ “Đồng tiền Việt Nam có giá trị thấp nhất thế giới” SỰ HỒN NHIÊN TỆ HẠI CỦA BÁO MẠNG VIỆT NAM



Những ngày gần đây cư dân mạng Việt Nam đang xôn xao trước thông tin “Đồng tiền Việt Nam có giá trị thấp nhất thế giới” đang được đăng tải trên các báo mạng.

Thông tin này được đăng trên anh lá cải Telegraph và được hệ thống lá cải ở Việt Nam đăng lại.

Bản chất câu chuyện này là rất tầm phào, bởi chẳng có ai lấy một đồng tiền làm chuẩn (trong trường hợp này là đồng Bảng Anh) sau đó quy đổi các loại tiền khác và kết luận loại này rẻ loại kia đắt.

Tuy nhiên, không hiểu sao các anh cải nhà mình lại hồn nhiên copy về và hồn nhiên đăng lên mang vấn đề an ninh tiền tệ (sinh mạng của cả 1 nền kinh tế) ra đùa giỡn và nhồi vào đầu độc giả những hiểu lầm rất tai hại.

Những người không hiểu lại được dịp gia cố thêm sự tự ti, còn các bạn "dân chủ" lại được dịp hả hê vì nghĩ rằng "thông tin này nói lên sự yếu kém của kinh tế VN". 





Vấn đề ở đây, khi so sánh về giá trị đồng tiền, người ta so sánh về sức mua của nó (kinh tế học gọi là sức mua tương đương PPP (Purchasing Power Parity))

"Bạn đang làm việc ở thành phố với thu nhập 10 triệu/tháng nhưng vẫn phải xoay xở khó khăn lắm mới đủ sống nhưng nếu ở quê, chỉ với thu nhập 5 triệu bạn đã có thể sống khá sung túc. Hoặc, nếu đang ở Tokyo, một lần đi cắt tóc bạn sẽ mất khoảng 20-30 đô la nhưng ở Hà Nội bạn chỉ mất 1-2 đô la… Đó là những ví dụ thô sơ nhất về PPP.

Ví dụ sâu hơn chút nữa. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái thị trường năm 2012, GDP của Mỹ là 15.643 tỷ USD (GDP bình quân đầu người là 49.802 USD), Việt Nam là 136 tỷ USD (GDP bình quân đầu người là 1.523 USD).

Tuy nhiên, để so sánh chính xác hơn sự khác nhau về mức sống thì lại phải cần đến cách thứ ba. Đó là quy đổi đồng đô-la sang sức mua tương đương (PPP), sử dụng một “rổ” hàng hóa và dịch vụ làm đại diện. Cụ thể, Ngân hàng Thế giới tính toán thấy để mua được một rổ hàng hóa điển hình có giá 1 USD ở Việt Nam thì một người dân ở Mỹ phải bỏ ra gần 4 USD.

Vì vậy, để so sánh trên cơ sở ngang bằng sức mua của đồng đô-la, GDP của Việt Nam phải được điều chỉnh tăng lên 4 lần. Kết quả là năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của VN tính theo tỷ giá hối đoái là 1.523 USD, còn tính theo PPP là 6.092 USD."

(trích ý kiến phân tích của Cục Gạch)

Thêm vào đó, tỉ giá hối đoái chỉ là vấn đề đáng, cần quan tâm khi bạn kinh doanh hoặc giao dịch bằng ngoại tệ và xuất nhập khẩu.

Trên bình diện Vĩ Mô, đồng tiền đươc "định giá thấp hơn" (theo tỷ giá hối đoái) có mặt hại nhưng cũng có điểm lợi của nó.

Mặt lợi là khi xuất khẩu, các mặt hàng của nước đó sẽ có giá cả phải chăng hơn, dẫn đến tính cạnh tranh cao hơn, ngược lại, những mặt hàng nhập khẩu lại có giá cao hơn.

Nền kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể mà có những chính sách để giữ cán cân thanh toán được cân bằng.

KẾT LẠI :

- Muốn so sánh giá trị của đồng tiền, phải so sánh bằng sức mua tương đương của nó.

- Đồng tiền được đình giá (phân biệt giá và giá trị) thấp cũng không phải là vấn đề gì quá bi quan, đơn cứ như vụ TQ phá giá đồng NDT để làm lợi cho xuất khẩu gần đây (http://vietbao.vn/Kinh-te/Trung-Quo-c-pha-gia-dong-Nhan-dan-te/40089971/87/ )

- Việc báo chí có những so sánh để chúng ta biết mình đang ở đâu là việc cần làm, nhưng so sánh mà thiếu kiến thức thì thật tai hại, nhất là màn "hồn nhiên copy" của lá cải VN.

2 comments: