Trong cuốn "14 nguyên lý để thuyết phục người khác" có đoạn phân tích rằng : Trong thời đại của công nghệ, trong mớ bòng bong những thông tin tràn ngập mỗi ngày, con người ngày càng lười suy nghĩ, kỹ năng mà họ rèn luyện chính là việc nắm bắt thật nhanh thông điệp của tin tức.
Ngẫm thấy đúng thật, người ta lướt báo mỗi ngày, đọc tít này, xong lại đọc tít khác để theo kịp thời đại. Thói quen đọc tít báo thay vì đọc sách, tạo nên một thế hệ hời hợt, mơn trớn ngoài da chứ chưa làm tình thực sự với tri thức.
Người ta ngày càng hài lòng với những tri thức cảm tính, lý tính giờ đây là một khái niệm khá xa hoa mà không ai muốn dấn thân vào.
Người ta chỉ cần biết muối là một loại gia vị dùng trong chế biến món ăn, nhưng không biết muối ăn là NaCl, và trong tự nhiên còn nhiều loại muối khác, có loại rất độc, không thể ăn được.
Người ta chỉ cần biết 2-9 là ngày Quốc Khánh, Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập ở quảng trường Ba Đình, nhưng không biết để có được ngày hôm đó, máu xương đã đổ ra sao, bối cảnh lịch sử, diễn biến của những ngày tháng 8 lịch sử năm ấy thế nào, để rồi dễ dàng bị những "uẩn khúc lịch sử" của bọn tri thức rởm đánh lừa.
Và một ví dụ điển hình, thực tế nhất là trong một bài báo gần đây với tiêu đề : "Sức người Việt khó công nghiệp hóa" "nhà báo" Khánh Việt (đăng trên Nhịp Cầu Đầu Tư) đã liên hệ giữa công cuộc công nghiệp hóa của đất nước với thể lực người Việt để rồi đi đến một kết luận vô tiến khoáng hậu ngay trong tiêu đề bài báo.
Bởi trong nhận thức cảm tính của mình, tác giả nghĩ rằng, công nghiệp có nghĩa là nhà máy, công xưởng với những công nhân cơ bắp và công nghiệp hóa có nghĩa là cần nhiều công nhân cơ bắp hơn nữa. Nói một cách vui vui, công nghiệp hóa trong đầu tác giả bài báo có nghĩa là cơ bắp hóa, theo một người bạn của tôi diễn đạt lại thì là "cửu vạn hóa".
Để công nghiệp hóa, các cần là lực lượng sản xuất công nghiệp với tri thức công nghiệp và tác phong công nghiệp, cần tư liệu sản xuất công nghiệp với máy móc và công nghệ tân tiến.
Nếu Khánh Việt muốn tỏ ra lo ngại cho công cuộc công nghiệp hóa, thì phải lo ngại về tri thức thức công nghiệp ta chưa đủ, tác phong công nghiệp ta chưa có, máy móc công nghệ thiếu và lạc hậu. Còn thể lực, ấy là điều kiện cần cho mọi phương thức sản xuất, làm nông nghiệp cũng rất cần thể lực, làm dịch vụ cũng cần sức khỏe, lao đông tri thức cũng cần một thể trạng tốt, và không chỉ là lao động, mà còn để sống tốt nữa.
Đó sẽ là một bài báo rất tốt nếu phê bình riêng sự mất cân bằng trong giáo dục, giữa giáo dục thể chất, giáo dục tinh thần, giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ ở Việt Nam, phê bình tính hiệu quả của các chính sách cải tạo thể trạng người Việt của Nhà Nước. Và tất nhiên, bỏ cái đuôi công nghiệp hóa ra.
Thể chất, tinh thần, đạo đức, trí tuệ là bốn yếu tố cần, đủ để tạo nên một sản phẩm giáo dục hoàn hảo, nhưng tư duy của giáo dục đào tạo ở Việt Nam đang tập trung quá nhiều cho giáo dục trí tuệ, mà hiệu quả chưa hẳn là cao. Không chỉ cần đầu tư thêm cho giáo dục thể chất (như phân tích của Khánh Việt) mà còn phải đầu tư rất nhiều cho giáo dục tinh thần và giáo dục đạo đức.
Có câu, có Tài mà không có Đức là phá hoại, có Đức mà không có Tài thì vô dụng, nhưng nay, thiết nghĩ cần thêm vào "có Tài, có Đức mà không có Sức, không có Tinh Thần tốt thì cũng chóng tàn".
Ghi nhận ý kiến phê bình của tác giả bài báo về giáo dục thể chất ở Việt Nam, tuy nhiên đến chổ :
"Một số bạn đi du học chia sẻ với một câu chuyện khá vui nhưng là thực tế, rằng ở nước ngoài các bạn trai hoạt động thể thao giỏi được các bạn nữ rất thần tượng trong khi đó ở Việt Nam có một bộ phận không nhỏ bạn nữ thấy ấn tượng với các anh đeo kính dày cộm hơn. Tri thức là tốt nhưng nếu học giỏi mà cứ nay ốm, mai đau thì rõ ràng cũng hạn chế sự cống hiến cho công nghiệp hóa"Thì tôi thấy hơi nực cười, công cuộc công nghiệp hóa trọng đại của cả đất nước lại phụ thuộc vào thị hiếu của các bạn gái về đàn ông, có lý nào lại thế.
Đây không chỉ là sự báo động về tư duy người làm báo, mà còn báo động về sự nhận thức cảm tính của rất nhiều người. Hãy cứ thử nhìn tình trạng chửi bới loạn xà ngầu trên internet mà không đi kèm lấy một phân tích lý lẽ nào thì rõ.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
ReplyDelete