Saturday, August 24, 2013

Điều 258 bộ luật hình sự và những kẻ phi đạo

Trước khi đi vào trọng tâm của bài viết này, tôi muốn chúng ta cùng nhất trí 2 đạo lý cơ bản mà được thừa nhận ở tất cả những nơi có pháp luật.

Đạo lý thứ nhất, ai ai cũng có bản năng tự bảo vệ, chính vì thế con người luôn có xu hướng tạo ra những lớp chắn bảo vệ chính mình, trên bình diện pháp luật, họ đòi hỏi quyền được bảo vệ. Mở rộng ra, tập thể, tổ chức xã hội nào cũng có bản năng tự bảo vệ và đòi hỏi pháp luật quyền bảo vệ họ, nhà nước cũng không ngoại lệ. Và một hệ thống pháp luật tốt, là hệ thống pháp luật bảo vệ được những chủ thể trong xã hội của mình.


Đạo lý thứ hai, pháp luật sinh ra dựa trên cơ sở nguyên tắc hóa những hành xử giữa người với người trong xã hội, nó tạo nên chuẩn mực sống và duy trì trật tự cần có của một xã hội văn minh. Một trong những chuẩn mực được pháp luật quy định đó là sự tôn trong lợi ích lẫn nhau, lợi ích của A không được xâm phạm lợi ích chính đáng của B và ngược lại, quyền của A không được xâm phạm đến lợi ích chính đáng của B và ngược lại.


Nay xét đến điều 258 bộ luật hình sự của Pháp Luật Việt Nam : 

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
  1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Nhận thấy rằng, điều luật này được xây dựng hoàn toàn dựa trên cơ sở của 2 đạo lý kể trên, vậy nên những kẻ vi phạm điều luật này, tức LỢI DỤNG các Quyền của mình để xâm phạm lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khác là những kẻ phi đạo, cần được trừng trị, nhưng những kẻ phản đối điều luật này lại còn phi đạo hơn nữa, bởi họ đang phủ nhận những đạo lý hiển nhiên được tuyệt đại đa số nhân loại công nhận.

Vì sao tôi nói là được tuyệt đại đa số nhân loại công nhận ? Trước hết là vì sự đúng hiển nhiên của nó, thứ 2, chúng cùng tìm hiểu pháp luật của một số nước xem sao.


I. Bộ Luật Hình Sự của Hoa Kỳ nói về "Tội vận động lật đổ chính quyền"



Nguyên văn tiếng anh
18 USC § 2385 – Advocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền – Bộ luật Hình sự Mỹ)

Whoever knowingly or willfully advocates, abets, advises, or teaches the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying the government of the United States or the government of any State, Territory, District or Possession thereof, or the government of any political subdivision therein, by force or violence, or by the assassination of any officer of any such government; or
Whoever, with intent to cause the overthrow or destruction of any such government, prints, publishes, edits, issues, circulates, sells, distributes, or publicly displays any written or printed matter advocating, advising, or teaching the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying any government in the United States by force or violence, or attempts to do so; or
Whoever organizes or helps or attempts to organize any society, group, or assembly of persons who teach, advocate, or encourage the overthrow or destruction of any such government by force or violence; or becomes or is a member of, or affiliates with, any such society, group, or assembly of persons, knowing the purposes thereof—

Shall be fined under this title or imprisoned not more than twenty years, or both, and shall be ineligible for employment by the United States or any department or agency thereof, for the five years next following his conviction.

If two or more persons conspire to commit any offense named in this section, each shall be fined under this title or imprisoned not more than twenty years, or both, and shall be ineligible for employment by the United States or any department or agency thereof, for the five years next following his conviction.

As used in this section, the terms “organizes” and “organize”, with respect to any society, group, or assembly of persons, include the recruiting of new members, the forming of new units, and the regrouping or expansion of existing clubs, classes, and other units of such society, group, or assembly of persons.

Dịch:
Bất cứ ai cố ý thực hiện hay cố ý ủng hộ, xúi giục, khuyên bảo, hoặc giảng dạy các nhiệm vụ, sự cần thiết, sự mong muốn, hoặc có hành vi lật đổ hay phá hủy chính phủ của Hoa Kỳ hoặc chính quyền của bất kỳ tiểu bang, địa hạt, quận, hoặc chính phủ của bất kỳ phân khu chính trị trong đó, bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc bằng cách mưu sát bất kỳ nhân viên chính quyền của bất kỳ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ như vậy, hoặc

Bất cứ ai, có ý định gây ra sự lật đổ hoặc phá hoại bất kỳ chính quyền nào như vậy bằng cách in, xuất bản, chỉnh sửa, phát hành, truyền bá, buôn bán, phân phối, hoặc trưng bày nơi công công bất kỳ tài liệu viết hoặc in có nội dung vận động, tư vấn, giảng dạy trách nhiệm, sự cần thiết, sự khao khát lật đổ hoặc tiêu diệt bất cứ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc nỗ lực để làm như vậy; hoặc

Bất kì ai tổ chức hoặc giúp đỡ hoặc cố gắng để tổ chức bất kỳ cộng đồng, nhóm, hoặc hội họp những người dạy, người ủng hộ, hoặc khuyến khích việc lật đổ hoặc phá hoại bất kỳ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc trở thành hoặc là thành viên, hoặc là một chi nhánh của bất kỳ tổ chức nào như vậy, nhóm, hoặc hội nhóm những người biết được mục đích của nó-

Thì sẽ bị phạt vì nội dung điều luật này hoặc bị bỏ tù không hơn hai mươi năm, hoặc cả hai, và sẽ không đủ điều kiện làm việc cho Hoa Kỳ hoặc bất kỳ bộ phận hoặc cơ quan của chúng, trong năm năm tiếp theo sau khi kết án.

Nếu có từ hai người âm mưu để thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội có tên trong phần này, từng bị xử phạt vì nội dung điều luật này hoặc bị bỏ tù không hơn hai mươi năm, hoặc cả hai, và sẽ không đủ điều kiện cho việc làm của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ đơn vị hoặc cơ quan của chúng, cho năm năm tiếp theo sau khi kết án.

Được sử dụng trong phần này, thuật ngữ “các tổ chức” và “tổ chức”, liên quan đến xã hội với bất kỳ, nhóm, hoặc hội nhóm, bao gồm việc tuyển dụng của các thành viên mới, thành lập các đơn vị mới, và các tập kết, mở rộng các câu lạc bộ hiện tại , các lớp học, và các đơn vị khác của cộng đồng, nhóm, hoặc hội nhóm như vậy.

II. Điều 86 bộ luật hình sự CHLB Đức: Tuyên truyền bất hợp pháp


Nguyên văn tiếng Đức:


(1) Wer Propagandamittel
  • 1. einer vom Bundesverfassungsgericht für verfassungswidrig erklärten Partei oder einer Partei oder Vereinigung, von der unanfechtbar festgestellt ist, dass sie Ersatzorganisation einer solchen Partei ist,
  • 2. einer Vereinigung, die unanfechtbar verboten ist, weil sie sich gegen die verfassungsmäßige Ordnung oder gegen den Gedanken der Völkerverständigung richtet, oder von der unanfechtbar festgestellt ist, dass sie Ersatzorganisation einer solchen verbotenen Vereinigung ist,
  • 3. einer Regierung, Vereinigung oder Einrichtung außerhalb des räumlichen Geltungsbereichs dieses Gesetzes, die für die Zwecke einer der in den Nummern 1 und 2 bezeichneten Parteien oder Vereinigungen tätig ist, oder
  • 4. Propagandamittel, die nach ihrem Inhalt dazu bestimmt sind, Bestrebungen einer ehemaligen nationalsozialistischen Organisation fortzusetzen,
im Inland verbreitet oder zur Verbreitung im Inland oder Ausland herstellt, vorrätig hält, einführt oder ausführt oder in Datenspeichern öffentlich zugänglich macht, wird mit Freiheitsstrafe bis zu drei Jahren oder mit Geldstrafe bestraft.
(2) Propagandamittel im Sinne des Absatzes 1 sind nur solche Schriften (§ 11 Abs. 3), deren Inhalt gegen die freiheitliche demokratische Grundordnung oder den Gedanken der Völkerverständigung gerichtet ist.
(3) Absatz 1 gilt nicht, wenn das Propagandamittel oder die Handlung der staatsbürgerlichen Aufklärung, der Abwehr verfassungswidriger Bestrebungen, der Kunst oder der Wissenschaft, der Forschung oder der Lehre, der Berichterstattung über Vorgänge des Zeitgeschehens oder der Geschichte oder ähnlichen Zwecken dient.
(4) Ist die Schuld gering, so kann das Gericht von einer Bestrafung nach dieser Vorschrift absehen.

Dịch:

(1)  Ai phát tán các tài liệu tuyên truyền

1. của một đảng phái, một hội đoàn hoặc một tổ thức, mà theo quyết định của tòa án hiến pháp công bố là bất hợp pháp

2. hoặc của một hội hoặc một nhóm của hội đó vì lý do vi phạm trật tự hoặc thuần phong mỹ tục của nhân dân mà bị cấm tuyệt đối
3. hoặc của lãnh đạo, hội đoàn hoặc cơ sở không nằm trong diện cấm nhưng để nhằm hỗ trợ các tổ chức, đảng phái, hội đoàn ghi trên 1. và 2.
4. hoặc tài liệu tuyên truyền có nội dung nhằm vận động cho việc phục hồi các tổ chức dân tộc xã hội cũ 

ở trong nước hoặc làm ra các tài liệu dù trong hay ngoài nước, lưu trữ, mang về nước hoặc mang ra khỏi nước, lưu trữ trong dữ liệu khiến người khác truy cập được, sẽ bị phạt tù tới 3 năm hoặc phạt tiền.


(2) Tài liệu tuyên truyền theo (1) là những tài liệu chiếu theo điều  13, khoản 3, nội dung chống lại trật tự căn bản của nền tự do dân chủ hoặc đi ngược lại thuần phong mỹ tục của nhân dân


(3)  Khoản (1) không có giá trị khi sử dụng các tài liệu tuyên truyền nhằm mục đích định hướng dư luận và phòng ngừa các hành động bất hợp pháp, hoặc sử dụng cho nghệ thuật, cho nghiên cứu hoặc cho giáo dục, cho báo chí với mục đích mô tả lại sự kiện hoặc các mục đích tương tự.


(4) nếu phạm tội ở mức nhẹ thì tòa án không cần thiết phải áp dụng điều luật này.


III. Tội phỉ báng, vu khống lãnh đạo và chính quyền (Bộ luật hình sự nước CHLB Đức)

90 Phỉ báng tổng thống 

(1)  Ai phỉ báng tổng thống công khai hoặc phán tán truyền đơn sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm

(2)  Trong trường hợp nhẹ tòa có thể giảm án nếu không nằm trong đối tượng vi phạm vào điều 188

(3)  Phạt tù từ 6 tháng tới 5 năm trong trường hợp vi phạm vào tội vu khống (điều 187) hoặc cố ý với mục đích nhằmmục đích gây nguy hại cho nước CHLB Đức hoặc chống lại hiến pháp.

(4)   Hành vi vi phạm chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu từ tổng thống


90a Phỉ báng chính quyền và các biểu tượng của nhà nước.

(1) Ai trong công khai hoặc phát tán truyền đơn nhằm
 1. Phỉ báng hoặc vu khống chính quyền liên bang, tiểu bang hoặc cơ quan hợp pháp
2.  Phỉ báng Màu biểu tượng, cờ, quốc huy, quốc ca của nước CHLB Đức hoặc các tiểu bang
bị phạt tù tới ba năm hoặc phạt tiền.

(2) Ai lấy đi, phá hoại, làm hỏng, gây hư hại hoặc làm cho biến dạng hoặc xúc phạm vào cờ của CHLB Đức hoặc của các tiểu bang, hoặc biểu tượng quốc gia được gắn tại các cơ quan chính quyền liên bang hoặc tiểu bang cũng sẽ bị phạt. Kể cả thử làm cũng bị phạt.

(3) Nếu như cố tình vi phạm nhằm gây nguy hại tới sự tồn vong của nước CHLB Đức hoặc hiến pháp  sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù tới 5 năm.


90b  Phỉ báng có tính coi thường các cơ quan hiến pháp

(1) Ai trong công khai hoặc phát tán truyền đơn nhằm phỉ báng cơ quan lập pháp, chính quyền hoặc tòa án hiến pháp của liên bang hoặc tiểu bang hoặc một thành viên của các cơ quan đó nhằm gây nguy hại tới nhà nước hoặc nhằmmục đích gây nguy hại tới sự tồn vong của CHLB Đức sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm.
(2) Các trường hợp vi phạm sẽ được xử khi nào các cơ quan, cá nhân bị phỉ báng có yêu cầu.


187 Tội vu khống (cá nhân)


188 Vu khống và phỉ báng các chính trị gia

(1) Ai công khai hoặc phát tán truyền đơn (§ 11 khoản. 3) nhằm bôi nhọ (§ 186) người đại diện của nhân dân, nhằm động cơ gây khó khăn cho công việc của những người bị hại sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm 

(2) Tội vu khống (§ 187) với điều kiện tương tự sẽ bị phạt tù từ 6 tháng tới 5 năm.

194 Thưa kiện

Khoản 1: Người nhục mạ chỉ bị khởi tố khi có đơn yêu cầu. Nhưng nếu hành động đó qua việc phát tán truyền đơn, công khai nhục mạ hoặc qua đài truyền thanh thì việc đệ đơn là không cần thiết, nếu người bị hại là nạn nhân của các tổ chức dân tộc xã hội hoặc các tổ chức bạo lực khác. Cơ quan pháp luật không có quyền khởi tố trong trường hợp người đại diện hợp pháp yêu cầu hủy. Đơn xin hủy sẽ không được phép rút lại. Trong trường hợp người bị hại qua đời thì người có quyền đệ đơn hoặc hủy đơn là người thân theo điều 77 khoản 2.

Khoản 2: Nhục mạ người quá cố thì người thân (theo điều 77 khoản 2) có quyền đệ đơn kiện. Nếu việc nhục mạ đó được thông qua việc làm công khai, hoặc qua truyền đơn, đài truyền thanh thì việc đệ đơn là không cần thiết, nếu người bị nhục mạ là nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc xã hội hoặc các tổ chức bao lực khác. Cơ quan pháp luật không có quyền khởi tố trong trường hợp người đại diện hợp pháp yêu cầu hủy.  

Khoản 3: Nếu người bị nhục mạ là một nhân viên chính quyền, hoặc một quân nhân đang tại ngũ thì người đệ đơn sẽ là cấp chỉ huy trực tiếp. Nếu nhục mạ một cơ quan hành chính hoặc một bộ phận thì người đứng đơn là đại diện của cơ quan đó. Điều đó áp dụng cho các tôn giáo và chính quyền.

Khoản 4: Nếu nhục mạ một cơ quan lập pháp của liên bang hoặc tiểu bang, hoặc một hội đoàn họat động theo bộ luật này thì việc truy tố chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của bên bị hại.

IV. Những quốc gia khác. 

Hầu hết các quốc gia khác đều công nhận các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội họp và các quyền tự do dân chủ khác, nhưng pháp luật của hđều có điều luật cấm không cho phép các hành vi lợi dụng, lạm dụng cách quyền trên đxâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà Nước, tổ chức, công dân khác. 

Trong hệ thống pháp luật hình sự nói chung, đều đưa Nhà nước vào đối tượng được pháp luật bảo vệ : 


Những hoạt động chính đáng của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ công dân và xã hội cần các cơ chế đảm bảo ổn định và trong sạch. Ví dụ các hệ thống tòa án phải có cơ chế đảm bảo tính công minh và độc lập, các cơ quan nhà nước dính líu đến việc quản lý phân phối tài sản có giá trị cần phải được minh bạch và tránh nạn tham nhũng từ bên ngoài lẫn từ bên trong. 
Xuất phát từ quá trình đấu tranh xây dựng bảo vệ tổ quốc, các bộ luật hình sự ngoài việc duy trì các hình phạt cổ xưa còn thiết lập thêm một số tội phạm hiện đại nhằm đảm bảo các hoạt động của các cơ quan nhà nước. 
Điển hình như các tội phạm phản quốc (treason), che giấu phản tặc (misprision of treason), lật đổ chính phủ (overthrow of government), gián điệp (espionage), thề dối (perjury), hối lộ (bribery), lạm dụng quyền hạn chức vụ (official misconduct), ảnh hưởng công chánh tư pháp (embracery), làm tiền giả (counterfeit), cưỡng lệnh (tòa) (contempt), phá hoại quá trình tư pháp (obstruction of justice), che giấu tội phạm (misprision of felony), cướp biển (piracy),... Tuy nhiên, cần đảm bảo quyền lợi của công dân không bị các quyền lợi nhà nước xâm phạm lẫn nhau.
Điều 13, hiến pháp Ba Lan quy định : Nghiêm cấm các đảng chính trị cũng như các tổ chức khác có chương trình hành động được xây dựng theo hình thức chuyên chế và phương thức hoạt động của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít , cũng như những tổ chức có chương trình hoặc hành động ủng hộ thù hằn quốc gia hoặc dân tộc, sử dụng bạo lực để có được quyền lực hoặc gây ảnh hưởng đối với chính sách của Nhà nước, hoặc cung cấp bí mật về tổ chức hoặc thành viên của tổ chức.

Khoản 4, điều 21 hiến pháp Hàn Quốc quy định : Ngôn luận và báo chí không được xâm hại danh dự hoặc quyền của người khác cũng như không được làm xói mòn luân lý cộng đồng và đạo đức xã hội. Trong trường hợp ngôn luận hoặc báo chí xâm hại danh dự, quyền lợi của người khác, những người đó có thể khiếu kiện đòi bồi thường về các thiệt hại do hành vi đó gây ra.

Điều 54 hiến pháp Italia quy định : Tất cả các công dân có nghĩa vụ trung thành với Nền Cộng hòa và tôn trọng Hiến pháp và pháp luật.

Khoản 3 điều 55 hiến pháp Liên Bang Nga : Các quyền và tự do của con người và công dân có thể bị giới hạn bởi pháp luật liên bang chỉ trong mức độ cần thiết đủ để bảo vệ nền tảng chế độ hiến pháp, đạo đức,sức khoẻ, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

Điều 12 hiến pháp Nhật Bản : Quyền tự do và những quyền được ghi trong Hiến pháp phải được mọi người bảo vệ, không lạm dụng vì mục đích riêng và phải được duy trì vì sự thịnh vượng chung của đất nước.

Ngay như điều 16 hiếp pháp năm 1956 của Việt Nam Cộng Hòa  cũng có viết : "Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc lật đổ chính thể Cộng hòa."


TẠM KẾT : Với tất cả những điều trên, chúng ta hoàn toàn có thể nhất trí về sự hợp đạo lý, hợp nguyên tắc lập pháp của điều luật 258 bộ luật hình sự Việt Nam. 

Nhưng không hiểu sao, gần đây có một nhóm người phát động hẳn một phong trào để gây sức ép đòi nhà nước phải bđiều 258 trong hệ thống pháp luật. Trong số đó có cả nhà báo Đoan Trang của báo Pháp Luật, một người đáng lẽ phải hiểu rõ về luật về các nguyên tắc của việc lập pháp.

Hài hước hơn nữa là, một bộ phận tàn dư của chế độ cũ (VNCH) cũng ủng hộ cho phong trào này, bất chấp việc điều đó cũng trái với tinh thần hiến pháp của VNCH năm xưa.

Không chỉ kích động dư luận, họ còn tìm cách để nước khác can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đó là một điều không ai có thể chấp nhận được. 

Phải chăng họ muốn đi ngược lại với dòng chảy văn minh, ngược lại với những đạo lý hiển nhiên ? 

4 comments:

  1. bạn có file các bộ luật êu trên cho tôi xin vì thấy nó rất hay mà trên thị trường không có. hoangsonlaw@gmail.com

    ReplyDelete
  2. Hoàng Sơn, cái này mình đọc trong bộ "Hiến Pháp các nước trên thế giới" có file PDF trên mạng đấy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. hay thì bác phát tán đi ,hay gửi cho tôi mail nhé
      nguyentuanlinh595@gmail.com
      cảm ơn bác trước

      Delete