Đêm tĩnh mịch, mái chèo khua nhẹ trên mặt nước, khói phiêu diêu huyền ảo dưới ánh trăng, có 2 vị cư sỹ tựa mạn thuyền mà đàm đạo chuyện đời, tức cảnh một vị xuất khẩu bài vịnh :
Mặt nước nghiêng soi bóng trắng gầy
Tựa thuyền rẽ sóng, rẽ làn mây.
Tay thời cầm điếu, tay vê thuốc
Châm đóm lên rồi, dạ ngất ngây.
Khói đầu rít nhẹ không thành tiếng
Ta nhả phì phèo giữa bung biêng
Lần hai hôn điếu, hôn đằm thắm
Ta rít thật sâu tụ đan điền
Quên đi tĩnh lặng, quên phiền não
Quên cả nàng trăng, lả lơi mình.
Đọc đến đấy, ông dừng lại hỏi:
Huynh nói xem, bài vịnh này nhắc đến vị anh hùng nào ?
Nghe đến đấy, vị kia cảm thán:
Anh thư kỳ nữ có Bùi Hằng
Anh Hùng phi Vũ có mấy ai ?
Rồi ông kể lại:
Thủa trước, nhân thời nhiễu nhương có Nhị Tuyệt Nam Hằng Bắc Vũ làm nên một sóng gió trên giang hồ.
Nam Hằng, tức Bùi Thị Minh Hằng, vốn sinh trên đất Bắc, sau hận thế nhân mà xa rời gia quyến, một mình vào Vũng Tàu Bán Đảo sống những ngày tháng tự do tự tại.
Năm lên 15 trong một lần xuất ngoại qua Nhật Bổn, nhờ hạnh ngộ kỳ duyên với Chaien tiền bối mà lãnh ngộ được chân truyền Sư Tử Hống, lại thêm tư chất hiếm thấy của người học võ nên đã sớm luyện môn ấy đến cảnh giới cao minh tột bậc.
Người phàm, 10 người thì có đến chín người nghĩ rằng Sư Tử Hống chỉ phát công từ miệng, nhưng với bà công phu ấy không dừng lại ở đó, về sau bà có chép lại khẩu quyết "Khí nộ huyết thượng, lực kình huyết hạ" (dịch nghĩa là "tực giận máu trên, phát lực máu dưới" ), đủ cho thấy tất thảy bộ phận trên cơ thể đều có thể phát công Sư Tử Hống.
Tài nuốt càn khôn mà đất trời quá nhỏ hẹp, chẳng bao lâu bà rời đất Vũng Tàu để hành tẩu giang hồ, những ngày tháng sau này bà chế tác thêm các bộ tuyệt kỹ võ học như Nằm Đường Đại Tâm Pháp, Phát Lộ Công An Mạng, Tự Thiêu Nhiễu Tâm Thuật.
Bắc Vũ, tức Cù Huy Hà Vũ, một nhân vật phong lưu trác tuyệt văn võ song toàn khó ai sánh bằng.
"Cửu thập cân" quái khách ấy mới ngạo nghễ khinh đời làm sao! Tài năng khí phách họ Cù quả là nghiêng trời lệch đất, lại làu thông cầm kỳ thi hoạ, lẫn toán học ,thiên văn, thuật số, y học...một kiểu thiên tài “tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả” , là kẻ “chọc trời khuấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
Cuộc giang hồ vốn ngỗn ngang những thứ rối rắm thị phi, tranh giành phân biệt. Nhưng khi Thánh Kiện xuất hiện là mọi thứ thị phi tầm thường của tha nhân phải biết im lặng phục tùng.
Thánh Kiện muốn là làm, hành vi thì tà mị cổ quái như tuyên bố tuyệt thực cơm tù, tu sữa nhà. Thánh Kiện có lẻ không hề mảy may quan tâm những gì thường nhân gán cho mình chỉ ngạo nghễ vượt lên những giềng mối tầm thường, đạp bằng những thị phi giả dối đó. Đơn giản là “voi không thể dạo chơi trên những lối mòn thỏ chạy”, kênh rạch tầm thường làm sao thấu hiểu những bát ngát trường giang mênh mông đại hải?
Hình bóng áo sọc đen trắng của quái khách ấy cứ chập chờn như quỷ mị trong những tiếng tiêu sầu réo rắt đâu đó thoát ẩn thoát hiện, phiêu linh vô định giữa trùng khơi hay giữa cuộc trần gian hư ảo những song sắt...
Nghe đến đấy, vị cư sỹ kia liền nói :
- Nhân huynh chớ lấy làm buồn, trên giang hồ mới nổi lên Nhị Tuyệt khác đó là Đông Tân - Tây Hải, hai vị này một là truyền nhân của Nam Hằng, một là truyền nhân của Bắc Vũ. Đấy âu cũng là số trời đã định, nhân tài trong thiên hạ cứ sóng trước dồn sóng sau.
Đông Tân, tức Dương Thị Tân, Tây Hải, tức Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), cả hai là thanh mai trúc mã và đều là đệ tử chân truyền của Bắc Vũ.
Nhân buổi trăng thanh gió mát, Tân Thị đi dạo dưới những hàng bằng lăng tím trên phố phường Hà Thành, bỗng có người ôm chầm lấy cô từ phía sau, trông ra thì đó là đại sư huynh Văn Hải, từ đó 2 người phải lòng nhau cùng thề non hẹn biển.
Mong muốn nên vợ nên chồng không được Bắc Vũ chấp nhận, 2 người cùng nhau trộm lấy Tuyệt Thực Bửu Điển rồi cao bay xa chạy, đến một thảo nguyên nọ thì dừng chân xe duyên kết tóc rồi cùng nhau tu luyện võ công.
Cuộc sống êm đềm hạnh phúc chẳng được bao lâu, triều đình cho kéo nét lên thảo nguyên, từ đó Hải trở nên nghiện Blog, bỏ bê vợ con, bỏ bê việc tu luyện võ học.
Tân Thị mang mối hận tình ấy, chỉ một đêm tóc bạc mất mấy sợi, cô bỏ đi thật xa trong giang hồ không ai biết tung tích.
Về phần Văn Hải, chàng ta vẫn miệt mài Blog, không để ý rằng Cửu Thập Cân quái khách đang ngày đêm rao riết truy tìm để thanh trừng môn hộ. Đêm đó, tức cảnh, Chàng ta bỗng nhớ đến thê tử, một mình thi triển Tuyệt Thực Thần Công dưới mưa, nước mắt chàng tan theo cơn mưa tầm tã.
Bất giác chàng nhận ra có bóng người to lớn phía sau lưng, giật mình nhất thời không kiểm soát được bộ pháp của mình, chàng ngã té nhào, cánh tay chàng buông giữa không trung, đúng lúc ấy một làn gió thổi qua cánh tay của chàng bị cắt lìa.
Biết cái bóng ấy đích thị là của sư phụ, chàng cắn răng chịu đau đớn, phủ phục bái lạy.
Người trong giang hồ có thơ khen rằng:
Nhớ thê tử, trong mưa luyện võ
Bỗng giật mình, tay đứt làm đôi
Biết ân sư, đang ngồi ở đó
Cắn chặt môi, bái lạy nhỏ to
Bắc Vũ lúc bấy giờ ngự trên thiền đài trỏ xuống quát :
- Văn Hải, người biết tội mình chưa ?
- Đệ tử biết.
- Thế người biết phải làm gì chưa ?
- Dạ, xin bái lãnh ý của sư phụ.
- Ta vốn muốn Nhất Nhật Tuyệt Thực để đoạt mạng ngươi, nhưng nể ngươi dẫu đau đớn vẫn quỳ bái, nay nếu ngươi làm được cho ta một việc, ta sẽ tha cho.
- Xin sư phụ chỉ dạy.
- Sắp tới đây quan quân triều đình đi thăm Mỹ Quốc, ngươi nhân cớ ấy làm cho Tuyệt Thực Bửu Điển phát dương quang đại , nhất định phải vượt qua kỷ lục 20 ngay của ta. Còn đây là Điếu Cày, cùng một gói Tương Tư Thảo, ngươi đem chia làm nhiều phần nhỏ, cứ cách một cách một canh giờ dùng một lần tự khắc cánh tay sẽ mọc trở lại.
Văn Hải vui mừng khôn xiết, nhưng chưa kịp bái tạ thì bóng dáng của Cửu Thập Cân quái khách đã mất hút trong sương khói.
Kể từ đó, Chàng một mình một điếu hành tẩu giang hồ lấy hiệu là Điếu Cày, sau bảy bảy bốn chín ngày dùng tương tư thảo, cánh tay chàng nay đã lành lặn lại như xưa, võ công nhờ thế mà thăng tiến không ngừng. Tuy nhiên vẫn đau đáu trong lòng mệnh lệnh của ân sư.
Có lần đang dong thuyền trên sông, chàng cầm điếu vê thuốc rít một hơi rõ dài, khói thuốc làm cho thuyền nhân bỗng trở nên vui vẻ lạ thường, ông bắt chuyện với chàng :
- Chẳng hay tiên sinh lo sầu điều chi ?
Chàng kể lại đầu đuôi câu chuyên rồi ảo não nói :
- Ta một thân võ công, tất thảy đều do ân sư truyền dạy, nay ông ấy lệnh ta làm cho võ phái phát dương quang đại mà chưa có cách gì khả dĩ, nên ngày đêm lo nghĩ.
- Tại hạ quanh năm sông nước, chữ nghĩa thâm mưu đều không có, nhưng có một đạo lý nhỏ đó là :
Trường giang nước chảy đêm ngày
Sóng sau, sóng trước vỗ ngày vỗ đêm
Nước điếu càng ủ càng êm
Nhưng dùng lâu quá cũng thum thủm mùi
Như ngộ ra được điều gì Điếu Cày vỗ đùi cái đét rồi nói :
- Thật hay, thật vãi, thế mà bấy lâu nay ta không nhận ra, sóng sau dồn sóng trước, nhớ xưa ân sư vào tù bế qua luyện Tuyệt Thực Bửu Điển 20 ngày mà có được tuyệt thế võ công. Nay ta cứ theo cách ấy nhưng luyện đủ một tuần trăng nhất định vang danh thiên hạ.
- Tiên sinh thật là người sáng trí sáng dạ, ân sư của ngài lệnh thế là thầm muốn ngài tiếp quản môn hộ đó.
- Cảm tạ lời vàng ngọc của ông.
Sau cuộc gặp ấy, Điếu Cày tìm mọi cách vào tù nung nấu kế hoạch luyện công, cuối cùng chàng cũng thỏa nguyện.
Trung tuần tháng bảy năm quý tị, nhân lúc quan quân triều đinh đi thăm Mỹ quốc như lời ân sư tiên đoán, chàng liền bế quan tu luyện, tin ấy ngay lập tức lan truyền trong giang hồ.
Lại nói về Tân Thị, sau một đêm khóc hận tóc bạc mấy sợi, nàng ta bỏ vào rừng, đi được 3 ngày 3 đêm thì người đói lả ngất xỉu bên vệ đường.
Khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trên giường êm đệm ấm, lúc bấy giờ có người đàn bà to lớn bước vào, nàng thầm nghĩ, chẳng lẽ ta đã lạc vào trang trại chăn nuôi lợn.
Tiếng nói của người đàn bà ấy xé toạc suy nghĩ của nàng, bà ta hỏi nàng cớ sự ra sao, nàng thật thà kể lại rồi khóc ngất đi.
Người đàn bà đó chính là Nam Hằng, những ngày tháng sau đó, bà ta cố công truyền dạy võ công cho nàng, nhưng phần vì quá hận tình, phần vì tư chất của nàng quá tệ nên mãi mà không có chút tiến triển gì.
Một lần Nam Hằng đọc khẩu quyết trong bộ Nằm Đường Đại Tâm Pháp :
Cơm nước no say
Lề đường an tọa
Trong dạ cầu mưa
Mưa xuống đi về
Thế nhưng Tân Thị nhẩm đọc cả ngày mà không hiểu. Không giữ được bình tĩnh, Nam Hằng hét lên:
- Ngươi đã ngu tới chổ nào rồi hả, có một đạo lý thô thiển như vậy mà nghĩ cả nửa ngày không ra.
- Sư Phụ đừng vội, lúc tôi còn ở Cù Vũ Gia Trang luyện công, sư phụ của con là Bắc Vũ thấy con lãnh ngộ quá chậm, ông ấy cũng rất nóng lòng, nhưng mà sau đó ...
- Sau đó ngươi đã có tiến triển ?
- Không, sau đó ông ấy đã QUEN cmnl
Nam Hằng thở dài bất lực không biết phải làm sao.
Thấy sư phụ tận tâm, Tân Thị sinh lòng cảm động nên chăm chỉ luyện tập hơn, nhưng đêm đến nàng lại khóc hận tình xưa, đêm nọ đang đang ngồi thiểu não bỗng nàng nghe thấy tiếng 2 người tiều phu đi ngang qua kháo nhau chuyện Điếu Cày luyện công trong ngục.
Nghe được chuyện ấy, lòng uất hận sôi sục trong nàng, ngửa mặt lên trời nàng cười một cách man trá rồi nghẹn ngào trong tiếng nấc : Ta vì người khóc bạc cả đầu, còn người thì chờ ngày công thành danh toại được sao.
Nàng đem nổi khổ ấy nói với Nam Hằng :
- Xin sư phụ giúp con rửa mối hận này.
Nam Hằng ra chiều cảm động nói:
- Ta muốn giúp ngươi, chỉ e tư chất của người quá tệ, nay chỉ còn 1 cách. Đây là cuốn Tự Thiêu Nhiễu Tâm Thuật ngươi hay ngày đêm tu luyện, thành công hay không trông đợi vào chính ngươi. Hãy nhớ bộ tâm pháp này cốt ở 3 chứ "CHỈ DỌA THÔI".
- Con có thể trả thù với bộ tâm pháp này sao sư phụ ?
- Phải, khi ngươi luyện thành, chỉ cần thi triển nó, trấn áp
quần hùng, bắt quân triều đình phải thả Điếu Cày ra, về
phần ta sẽ phao tin trên giang hồ, yêu cầu người của triều đình phải mớm cho Điếu Cày ăn. Dù là hắn được thả ra hay phá giới mà ăn khi đang luyện công thì cũng đều tẩu hỏa
nhập ma, đây gọi là "lưỡng tiễn hạ nhất điêu".
Tân Thị nhận được bộ tâm pháp ấy, ngày đêm nghiên
cứu, chi độ 1 tuần là có thể tự đảo lộn kinh mạch, công phu trở nên cao tột khó lường.
Ấy là vào cuối tháng 7 năm quý tị, giang hồ được chứng kiến một trận long tranh hổ đấu khiến trời rung đất lở.
Điếu Cày từ trong ngục phát công Tuyệt Thực, Tân Thị ở ngoài phát công Tư Thiêu, 2 luồng nội công âm dương tương khắc vừa chạm vào nhau đã phát ra tiếng nổ chấn động cả tinh cầu, khiến cho đám zombie phía bên kia Thái Bình Dương không biết nên tự thiêu hay nên tuyệt thực để tránh trận can qua.
Người ở gần, may mắn vì biết sức công phá kinh khủng của Tự Thiêu Nhiễu Tâm Thuật và Tuyệt Thực Thần Công mà năm xưa Nam Hằng và Bắc Vũ thi triển nên tất cả nhât loạt bịt tai nhắm mắt lại hoặc cố tĩnh tâm thiền tọa để tránh sát thương.
Sau trận ấy, hai bên bất phân thắng bại, cả hai đều trở thành nhất đại tông sư trong võ lâm nhưng trong lòng vẫn mang mối hận tình khôn rửa.
Thật đúng là :
Chàng hao tâm đên ơn sư phụ
Nàng tốn hơi để rửa hận tình
Cả đời võ học, lòng không tỉnh
Nên nỗi niềm riêng chẳng được minh.
Nghe kể chuyện Đông Tân - Tây Hải, vị cư sỹ kia chậm rãi cầm điếu vê thuốc rít một hơi rồi phán :
- Theo lão phu thấy, Nam Hằng, Bắc Vũ, Đông Tân, Tây Hải đều dưới An Ninh Tivi một bậc.
bài rất hay
ReplyDelete