Friday, August 23, 2013

Luật Số 2 : Ly nước vơi.

Câu chuyện thứ nhất: 

Câu chuyện là minh họa điển hình cho thói quen "tặng bánh sinh nhật" (GATO) của người Việt Nam, chuyện về chàng cầu thủ Công Vinh.

Vinh không phải là dạng cầu thủ với tài năng thiên bẩm, khả năng của anh có được là nhờ vào sự cần cù chịu khó trong tập luyện và thi đấu. Sau vụ bán độ đình đám nhất làng bóng đá Việt, Vinh là một trong số nhưng cầu thủ không dính tiêu cực, từ đó nổi lên như ngôi sao bóng đá số 1 Việt Nam.

Vinh  là cầu thủ ghi bàn thắng đưa Việt Nam lần đầu lên đỉnh vinh quang của bóng đá khu vực, Vinh đang là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của giải V - League, hiện đang là vua phá lưới của mùa giải năm nay. Vinh cũng là người Việt Nam đầu tiên chơi bóng cho 1 clb Bồ Đào Nha, hiện là người Việt Nam đầu tiên chơi bóng cho một clb của Nhật (những nền bóng đá hơn hẳn Việt Nam).

Bên cạnh đó thì trong sự nghiệp của mình, Vinh cũng vướng vào không ít "thị phi", như vụ vai s lạy trọng tài, tuyên bố chấp dứt sự nghiệp, hay kết hôn cùng cô ca sỹ Thủy Tiên.

Những thị phi đã lùi xa, nhưng những đóng góp của Vinh cho bóng đã Việt Nam thì vẫn đang được tích lũy mỗi ngày, thế nhưng, rất nhiều người không buông tha cậu ấy, vẫn chửi bới mỗi khi nghe tên thấy hình, vẫn đều đặn "tặng bánh sinh nhật"


Câu chuyện thứ hai :

Cậu chuyện về nghề Cảnh Sát Giao Thông, chuyện đúng cho cả ngành Y và nhiều những ngành nghề khác.

Vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao về một công văn hướng dẫn, trong đó có HÌNH NHƯ (theo báo chí nói lại) có nhắc đến việc "cấm quay phim chụp hình CSGT", điều đó tạo nên nhưng dư luận trái chiều, dẫn đến việc bùng nổ một cuộc tranh luận cãi vã. Nhưng chuyện đó không bàn đến ở đây.

Cảnh Sát Giao Thông là một nghề gian khổ, cả ngày phải phơi mặt trơ lưng cho trời đất, bắt người vi phạm, điều khiển giao thông bất kể mưa, nắng, gió hay bão bùng, bất kể ngày, đêm, khuya sáng. Bên cạnh đó, còn tham gia phòng chống tôi phạm, tham gia truy bắt cướp, đôi khi ta bắt gặp hình anh người Cảnh Sát Giao Thông đẩy xe giúp dân, đưa cụ già qua đường hay quét rác làm sạch đường phố.

Nếu ngành CSGT là một cơ thể, cơ thể ấy cũng có bệnh như nhiều cơ thể khác, đó là  bệnh mãi lộ khiên cho dân chúng bức xúc vô cùng, đó là cái ung nhọt cần cắt bỏ.

Nhưng rồi, dường như, người ta chỉ nhớ về cái ung nhọt đó, chẳng bạn tâm gì những cống hiến thầm lặng và lớn lao của họ. Đâu đó, tiếng gọi "thằng cảnh sát giao thông", nghe nhói lòng.

Cậu chuyện thứ ba :

Chuyện về thằng em của tôi, cũng là chuyện chung của ngành giáo dục Việt Nam.

Em tôi, nó là con nhà nông, người nó nhỏ thó và đen nhẻm, nhưng mà chăm chỉ lắm, việc gì nó cũng làm mà chẳng nề hà gì. Được cái nữa là nó có tính tò mò, nên từ làm mộc, làm thợ xây, sửa điện ... việc gì nó cũng rất nhanh ý và khéo tay. Nó hay mày mò để làm cái này cái kia, sáng tạo lắm, tôi nghĩ nó có khả năng làm một người thợ giỏi thậm chí là một kỹ sư giỏi, nó có tương lại lắm.

Nhưng, em tôi học dốt, ít nhất là đối với chương trình phổ thông, toán cho đến văn, nó chỉ được trung bình, thế là bạn bè nghĩ nó dốt không có tương lai, thầy cô nhà trường nghĩ nó dốt, không có tương lai, cả làng ai cũng nghĩ thế. Người ta nghĩ, học chữ giỏi mới có tương lai.

Hè vừa rồi, em tôi không dám thi đại học, nó cũng nghĩ nó dốt.

Em tôi, và nhiều em học sinh khác, các em sẽ ra sao khi cả xã hội ai cũng nghĩ các em chẳng có tương lai ?

Cuộc đời là thế, tất cả chúng ta đều là những "Ly Nước Vơi" có phần vơi và có phần có nước, nhưng rồi ai cũng nhìn và phần vơi của người khác để rồi suy nghĩ tiêu cực về họ. Chẳng mấy ai, chịu nhìn vào phần có nước hoặc cả 2 để có cái gọi là "công bình".

Luật đời số 2:  Ly Nước Vơi

Bạn là một ly nước vơi, người khác cũng vậy, và khi người ta chỉ nhìn vào phần vơi để buông lời trách móc, hãy bơ đi, tập trung vào việc làm cho ly nước của mình đầy thêm.


1 comment: