Thursday, November 7, 2013

Loạn Thế Lộ Chân Long, hồi thứ 9

Lại nói Thiên Sách Vương nhuốn bệnh mà chết, Nam Tấn Vương nhiếp chính đem quân đi đánh khắp nơi hòng an cảnh hổn loạn do vua anh để lại. Đinh Bộ Lĩnh thấy Tấn Vương có tâm lại biết nghe lời phải cho đó là chổ hy vọng cuối cùng của nhà Ngô nên ở Hoa Lư chẳng động binh mà dùng kế hay giúp thiên hạ được thái bình.

Nhưng kế hay vẫn chưa vẹn, khi Tấn Vương muốn nối lấy đức Ngô Vương nhưng trí dũng của vua lại không đủ, từ thời Sách Vương hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình đã dấy loạn, các vua thay nhau đánh mà không được.

Năm 965 vua lại điểm binh cùng Dương Cát Lợi đi đánh hai thôn ấy, Vua sai Cát Lợi dẫn binh đánh vào thôn Nguyễn còn mình cũng tự câm quân đánh vào thôn Đường. Khi Vua đến chẳng thấy trai tráng trong thôn đâu cả, chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người già, bèn hội quân với Cát Lợi, Lợi tâu :

- Hai thôn này nằm ở gần khu rừng lớn, tiện cho việc ẩn nấp, nay ban ngày ta cho lính vào lùng sục tìm kiếm, đêm đến canh gác nghiêm ngặt phòng quân ấy đánh lén.

Vua nghe kế ấy, ban ngày cho lính chia nhau mỗi nhóm 10 người tiến sâu vào rừng tìm kiếm, độ hơn 10 ngày nhưng chẳng kết quả gì, khi ấy quân sỹ đã chín phần nản chí, canh phòng thiếu nghiêm chẩn lại lơi lỏng phép tắc thường vào hai thôn ấy mà quấy đàn bà.

Ngày thứ 11, đang lúc ban ngày, trời nóng bức, quân tướng đều trốn hết vào trại tìm mát, bỗng đâu có 1000 quân kéo từ rừng ra dùng hỏa công mà đánh úp quân triều đình, doanh trại bị cháy, quân tướng hoảng hốt chạy như ong vỡ tổ, Cát Lợi dẫn vua phá vòng vây ra mà chạy. Nào ngờ chạy chưa được xa lại rơi vào ổ phục kích, quân Đường -Nguyễn từ trong các bụi cây rậm dùng nỏ mà bắn ra, binh lính triều đình chết vô kể,  vua bị trúng một tên vào ngực ngã khỏi ngựa, Cát Lợi cắp lấy vua chạy thêm mấy dặm không thấy bị truy đuổi nữa mới dừng, lúc này vua đã chết.

Nam Tấn Vương mất năm 34 tuổi, Ngô Xương Xí nối ngôi, lúc này Xí mới vừa 18, vọn Lý Bình Xử mấy năm qua không được Tấn Vương tin dùng nhờ thế Xí mà không bị mất chức, nay Tấn Vương mất chúng khing vua còn trẻ, lại hèn yến nên trên triều thướng át cái oai của vua. Một hôm bọn ấy bàn với nhau, Xử nói:

- Ta với các ngươi đã làm quan 5 đời vua, nay Xí hèn yếu, ta nên nhân đó phế đi tự mình làm vua hưởng phúc dài lâu.

Bọn Kiều Tri Hựu, Dương Huy nghe thế sợ lắm, bàn lui :

- Ông không nhớ lấy bài học của Dương Tam Kha sao ? Kha là cậu của Xương Văn, Xương Ngập nên mới được toàn mạng, còn chúng ta lỡ sự không thành hay các tướng kéo về kinh hỏi tội thì mất mạng ngay.

- Dương Tam Kha khi trước hành sự chưa đủ tàn nhẫn nên mới có cơ sự ấy thôi, nay ta phế vua rồi giết đi thì hậu họa không còn.

Nghe lời ấy bọn Hựu, Huy chẳng an tâm được phần nào lại càng sợ thêm, nhưng chẳng dám cãi lời Xử, bèn cùng Xử lên kế hoạch hành động.

Chúng đâu biết rằng có một nha tướng nghe được những lời đó liền đến báo với Xương Xí, Xí khi ấy hãy còn chơi đùa trong hậu cung, nha tướng ấy trách :

- Giò này mà vua còn có tâm chơi đùa sao ?

- Có chuyện gì ? - Vua hỏi lại -

- Bọn Lý Bình Xử đang bàn nhau phế vua, sau khi phế thì giết đi để trừ hậu họa.

Vua lúc này sợ lắm, hồn phách lên tận mây xanh, lát sau định thần lại được mới hỏi gấp :

- Bây giờ ngươi bảo ta nên làm sao ?

- Chỉ còn cách trốn đi thôi, trong triều bây giờ thế của Xử là lớn nhất chẳng cầu ai được, các tướng Cảnh Thạc, Cát Lợi từ sau khi Tấn Vương mất đã ra đóng ngoài thành rồi.

- Nhưng trốn đi đâu ?

- Bình Kiều, Ái Châu đất ấy là đất cũ của Ngô Vương, tất có chổ cho vua.

Xí nghe theo lời ấy, ngay trong đêm lẻn ra ngoài cung, cùng một số binh sĩ chạy về Ái Châu.

Lý Bình Xử biết chuyện vua chạy khỏi cung, đang đinh làm lễ đăng cơ tự mình làm vua thì nghe tin đại quân của Đinh Bộ Lĩnh đang kéo ra Cổ Loa, từ ngày từ Trường Yên trở về bụng Xử vẫn chưa hết sợ Lĩnh, nay nghe tin kéo quân ra, biết chẳng chống nổi, liền cùng nhau theo hướng bắc mà chạy. Vừa vượt sông Hồng chưa kịp thở, bỗng đâu có quân lính kéo đến bọn Xử chẳng kịp trở tay đều bị chém cả.

Bộ Lĩnh kéo quân vào Cổ Loa, tìm không thấy Xử, Hựu, Huy thì giận lắm, sai Nguyễn Bặc, Đinh Điền đuổi theo, hai tướng vừa quay lưng thì có hai người trẻ tuổi, nhìn thế bộ thì có thể đoán là con nhà võ, hai người thi lễ với Bộ Linh rồi nói :

- Tôi là Phạm Hạp, còn đây là em tôi Phạm Cự Lang, chúng tôi đến ra mắt Đinh tướng quân, đây là chút quà ra mắt. - Nói xong ném xuống một bọc bết máu. -

- Thì ra là hậu nhân của Phạm Lệnh Công và Phạm Bạch Hổ, quả nhiên khí phách bất phàm, cái bọc này là gì vậy?

- Thưa, đó là đầu của bọn tặc thần Xử, Hựu Huy.

- Tốt quá ! ta còn sợ chúng chạy mất, không biết sao hả cơn giận trong lòng.

- Đinh tướng quân, vua nay bỏ ngôi, ngai tính thế nào ? - Phạm Hạp  hỏi -

- Điều đó ta thật nói chưa tiện, chỉ có thể cho các ngươi biết rằng ta 26 năm ở Hoa Lư, nay chẳng phải vì một cơn giân nuốt không trôi mà kéo quân ra đây.

- Lời ít, xin dám cả gan được nghĩ nhiều, anh em tôi xin được theo chủ tướng mà lập chí ấy.

- Các ông hiểu được thì tốt.

Lúc đó Lưu Cơ đứng ra nói :

- Vua mới bỏ ngôi mà đi, ta ở lâu trong thành Cổ Loa này tất nhiều thị phi không đáng có, xin chủ tướng liệu tính.

Lĩnh đáp:

- Lời ấy phải lắm.

Đinh Bộ Lĩnh cùng quân tướng lưu ở Cổ Loa 10 ngày thì cũng nhau kéo đi, Lĩnh đi trước, các tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ, Trịnh Tú, Phạm Hạp, Phạm Cự Lang đi ngay sau, lúc ngang qua thành Đại La, giữa đường có một vị nhà sư ngồi tọa thiền chắn lấy lối  của Lĩnh. Trông ra thì chính là Chân Lưu đại sư của chùa Khai Quốc.

Chân Lưu đại sư tên lúc còn ngoài đời là Ngô Xương Tỷ, là con cả của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, là anh của Ngô Xương Xí, năm 944 khi Dương Tam Kha phế Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Ngập trốn ra khỏi cung bị truy bắt ráo riết, Ngô Xương Tỷ cùng bạn mình tìm đến Thiền Sư Vân Phong trụ trì chùa Khai Quốc xin quy y Phật. Từ đó, Sư đọc khắp sách Phật, tìm hiểu yếu chỉ của Thiền.

Thấy Thiền sư tọa thiền giữa đường chắn lối mình, Đinh Bộ Lĩnh biết sư có điều muốn dạy, bèn xuống ngựa đến gần chắp tay bái :

- Con chào thầy ! Chẳng hay vì duyên gì thầy lại tọa thiền chổ này ?

Thiền sư lặng im không đáp, Lĩnh biết mình hỏi vào chổ không đúng nên lại chắp tay hỏi :

- Thầy có gì muốn nói cùng con ?

- Thế chủ có biết thành này chăng ?

- Thành Đại La thưa thầy.

Thiền sư lại chẳng nói chẳng rằng, Bộ Lĩnh biết ý, nói thêm :

- Ở thành này, 27 năm trước là chổ mà Ngô Vương cùng các tướng bàn định kế sách đánh giặc Nam Hán.

Lĩnh nói đến đó, sư liền đứng dậy, đi thẳng vào thành, Lĩnh hiệu cho quân tướng đóng lại bên ngoài rồi theo sư đi vào trong thành.

Sư vào thành, đến đúng chổ xưa, ngồi sãn đợi Lĩnh, Lĩnh theo đến ngồi đối diện với sư, sư nói :

- Không phải chổ đấy. - Nói rồi trỏ lên phía trên chổ mà xưa Ngô Vương đã ngồi -

Lĩnh ngồi đâu vào đấy, sư lại hỏi :

- Thế chủ có hiểu tột nghĩa chữa Thiện chăng?

- Xin thầy nói rõ chổ ấy !

- Thiện gồm nghĩa của thuận và lợi, thuận có hai, những gì là hai ? đó là thuận với tự nhiên, thuận với chánh pháp, lợi có 4, những gì là bốn ? đó là lợi mình lợi người, thiệt mình lợi người, thiệt ít người lợi nhiều người, thiệt hiện tại lợi tương lai. Xưa nay các đạo lý đều từ một chữ thiện mà ra, không thiện thì chẳng phải đạo , người muốn sông hợp đạo phải hiểu hết chữ thiện ấy, người muốn hành đạo cũng phải hiểu hết chữ thiện ấy.

Sư lại hỏi :

- Thế chủ thấy khí số nhà Ngô còn chăng?

***

Ấy chính là chổ chưa tiện nói trong long Lĩnh, nay được hỏi hai lần, liệu Đinh Bộ Lĩnh sẽ đáp thế nào ? Xem Hồi sau sẽ rõ.

1 comment: