Tuesday, November 12, 2013

Loạn Thế Lộ Chân Long, hồi thứ 12

Được cả ba con ủng hộ, cuối mùa xuân năm 966, Trần Lãm gả con gái mình là Trần Nương cho Đinh Bộ Lĩnh, lại đêm binh quyền giao cho cả. Mười hai sứ quân chỉ còn lại mười một, quân số dưới trướng của Lĩnh đã lên tới một vạn năm ngàn, Lĩnh bèn cho quân xây phòng tuyến phòng thủ ở đất Thái Bình. Lưu Cơ trong lòng vì thế có chổ thắc mắc, nhân lúc có Bộ Lĩnh và các tướng đông đủ liền đem ra hỏi:

- Chủ tướng đã lập chí thống nhất đất nước, nay mười hai sứ chỉ mới thu phục được một sao đã vội cho xây đắp phòng tuyến ngỡ như đã an phận nơi đây, đấy là dụng ý gì ?


- Lưu Cơ, ông phải biết dẹp loạn khác lắm với xưng hùng xưng bá, như ta nói khi trước người dẹp loạn cốt mong thái bình ra ơn trăm họ, bởi vậy đánh càng nhanh càng tốt, muốn nhanh thì đánh tới đâu phải vững tới đó, muốn vững trước phải an dân sau phải phòng thủ tốt. Gần đất này có Phạm Bạch Hổ, Lý Khuê, Lã Đường, chỉ riêng Phạm Bạch Hổ không đáng lo, còn các sứ kia ta đem quân đánh họ được, tất họ mang quân đánh ta được, đặp phong tuyến này cốt cho các sứ chẳng có ý ấy, nếu không cứ giằng co mãi, khi nào mới yên. - Bộ Lĩnh đáp -


Phạm Cự Lang khi ấy đứng ra chắp tay hỏi :


- Thưa chủ tướng, sao có lòng đề phòng như vậy lại không nhân quân ta thế lớn mà tiến đánh bọn Lý Khuê, Lã Đường ?


- Câu hỏi rất hay, các tướng nghĩ thế nào ?


Phạm Hạp đáp :


- Nếu ta đánh bọn ấy bây giờ, tất động đến Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Siêu vốn đóng ở gần đấy và các sứ khác, khi ấy họ sẽ liên kết với nhau để chống ta, ta làm sao cự. Lý Khuê, Lã Đường chỉ là sứ nhỏ ta đánh lúc nào chẳng được, nhưng nay muốn đánh nhanh và vững như chủ tướng nói trộm nghĩ phải đánh các sứ lớn trước. 


Trịnh Tú nói thêm: 


- Trong mười một sứ, ngoài 3 anh em Nguyễn Siêu, 2 anh em Kiều Công Hãn thì Nguyễn Siêu và Cảnh Thạc đều có gốc gác phương Bắc, Công Hãn và Cảnh Thạc trước từng cùng nhau theo Ngô Vương đánh giặc, khi bí thế có thể vì những mối liên hệ ấy mà kết với nhau. Trước sau gì chúng ta cũng phải phu phục hết, nhưng chọn đánh trước sau cho khéo là điều phải nghĩ bàn nhiều. 


- Hai người nói đúng lắm, trước sau gì cũng phải thu phục hết các sứ, nhưng chọn đánh trước sau phải thật khéo, tránh họ liên kết với nhau sẽ khó càng thêm khó. - Bộ Lĩnh nói lại -


- Thế bây giờ ta nên đánh vào đâu ? - Phạm Cư Lang lại hỏi -


- Cái đó các ngươi đợi thêm độ một tháng nữa sẽ có câu trả lời. 


Các tướng ai nấy đều đã hết chổ nghi, chia nhau chỉ đạo quân xây đắp phòng tuyến, chẳng mấy chốc mà xong, phòng tuyến ấy nằm ở mạn Tây Bắc đất Thái Bình, cốt để ngăn quân Lý Khuê, Lã Đường, mặt Tây để trống thông với đất Đăng Châu của Phạm Bạch Hổ. Đinh Bộ Lĩnh lại sai Đinh Điền về Hoa Lư lệnh cho Đinh Liễn đem quân đến hội.


Đinh Liễn nghe lệnh cha, cùng các tướng Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn mang thêm 3 ngàn quân đến Thái Bình. Lúc này quân số của Lĩnh đã lên đến gần 2 vạn, lại có đủ mặt các tướng khí thế rất mạnh, đã sẵn sàng chô một cuộc chinh phạt. 


Ấy là vào một ngày giữa mùa hạ năm 1966, Đinh Bộ Lĩnh đang nghị sự cùng các tướng thì lính vào báo có người mang thư của Chân Lưu đại sư tới.


***


Chân Lưu đại sư từ khi từ giã Đinh Bộ Lĩnh ở Đại La, thì một mình đi về đất Bình Kiều, Ái Châu tìm gặp Ngô Xương Xí. Xương Xí từ ngày bỏ ngôi về đất Bình Kiều cũng ra sức chiêu mộ binh lý mong một ngày khôi phục lại nghiệp họ Ngô, nhưng vì sức chưa đủ nên ngồi yên chưa dám động binh. Ngô Xương Ngập sinh Ngô Xương Xí thì lúc đó Ngô Xương Tỷ đã quy y cửa Phật, Xí về sau được nghe kể lại rằng trong những đứa cháu thì Ngô Xương Tỷ giống với ông nội là Ngô Vướng nhất, mặt mũi khôi ngô, tư chất thông minh, tính tình khoáng đạt, nay biết anh mình từ Đại La tìm đến thì mừng lắm.


Xí đón anh rất trọng, an bài chổ nghỉ ngơi chu đáo, bụng Xí muôn chờ cơ hội để xin với anh đứng ra giúp phục nghiệp nhà mình. Hôm ấy, Xí mời sư ra chính điện, Xí khóc mà rằng :


- Em nghe cha kể, xưa ông nội cũng từ điện này mà phát lệnh cho các tướng ra Đại La diệt lấy phản loạn, từ đó mở đường cho đại nghiệp về sau. Nay vì em hèn yếu mà đại nghiệp ấy có thể mất, giờ hối chẳng biết còn kịp không.


- Em biết đại nghiệp của ông là gì không ?

- Đánh đuổi giặc Hán, đòi lại quyền từ chủ cho nước Việt sau suốt gần ngàn năm, ra ơn tạo phúc cho trăm họ.


- Nước Việt có sẽ mãi còn, trăm họ bây giờ và sau này chẳng quên ơn, sao em nói đại nghiệp có thể mất ?


Xí im lặng, sư lại nói tiếp :


- Giả như em lại ngồi vào ngôi, giặc tràn em chẳng đủ sức giữ, dân khổ em không đủ tài cứu khi ấy đại nghiệp của ông mới mất vào tay em. Ông chúng ta từ chổ này phát lệnh tiến ra Đại La, từ Đại La bàn kế giữ nước, ở Bạch Đằng cùng dân lui giặc, rồi lại về Cổ Loa nối nghiệp các vua trước tạo phúc muôn dân, có chút nào là vì họ Ngô đâu sao em lại chấp đắm như vậy ?


- Thế anh bảo em nên làm sao ?


- Trong nước nay có loạn, em nên tìm người tài đức vẹn đôi bề mà phó thác, như vậy là em đã làm cho đại nghiệp của ông được mãi hoài, ấy là công chứ chẳng phải tội.


- Vậy anh nói em nên phó thác cho ai ?


- Người biết đường tìm đến em trước nhất là người nắm được tiên cơ, kẻ biết nắm tiên cơ là kẻ có tài vậy.


Xương Xí chịu nghe, từ bỏ ý định tiến ra Cổ Loa, từ đó cũng theo Chấn Lưu đại sư thưa hỏi Phật Pháp, chỉ đợi người tới để phó thác việc nước.

****

Lại nói chuyện Đinh Bộ Lĩnh, khi nghe tin có người của Chân Lưu đại sư tìm đến, Lĩnh cười nói với các tướng :

- Cuối cùng đã đến rồi - Lại trông qua người lính báo tin nói - Ngươi ra mời người ấy vào ngay !


Người vào chỉ là một thanh niên trạc tuổi Đinh Liễn, mặt rộng, trán cao, mắt lanh lợi, người ấy thi lễ rồi thưa :


- Thưa Đinh tướng quân, tôi là Lê Hoàn, từ Ái Châu ra đây mang theo thư của Chân Lưu đại sư gửi cho ngài !


- Thư ấy đâu, đưa ta xem ?


Lê Hoàn chỉ tay vào mình nói:


- Thư ấy ở đây thưa Đinh tương quân.


Bộ Lĩnh biết ý, mỉm cười, sai Đinh Liễn dẫn Lê Hoàn đi đến chổ nghỉ. Hoàn, Liễn đi rồi các tướng mới hỏi :


- Thế là ý gì thưa chủ tướng?


- Nghĩa là thấy người thấy thư biết sự đã thành. Trước đây ta nói chuyện với đại sư ở thành Đại La có ngầm nói cho sư chổ khó của mình, sư nhận giúp ta, hẹn 3 tháng sau có kết quả, nay y hẹn mà đến.


- Chổ khó ấy là gì - Phạm Hạp -


- Đấy chính là chổ khi trước ở Cổ Loa ngươi hỏi mà ta chưa tiện nói, lúc xây đắp phòng tuyến ta nói các người đợi một tháng nữa sẽ trả lời việc tiến quân đi đâu cũng chính là đợi chổ ấy được gỡ. Ngô Xương Xí là vua nối Nam Tấn Vương, là hậu của Ngô Vương, trong lòng người ít nhiều còn trông vào đấy, ta dùng binh đánh, hay dùng kế dụ hàng không phải không được nhưng đều có chổ chưa thuận. Nay cửa Bình Kiều đã mở, dạ Xương Xí đã được an, chúng ta nên sớm tìm đến.


Mùa hạ năm 966, Đinh Bộ Lĩnh sai Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết, Cao Sơn, Trần Thăng, Trần Thái ở lại giữ đất Thái Bình, còn mình cùng với Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Phạm Hạp, Phạm Cự Lang, Đinh Liễn điểm một vạn quân xuôi về Ái Châu.   


Đại quân đến Bình Kiều, Lĩnh cho quân đóng cách thành năm dặm, còn mình cùng các tướng tế ngựa đi, đến nơi, thấy cổng thành mở toang, không một bóng lính canh, Bộ Lĩnh bảo Lê Hoàn vào báo. Ngô Xương Xí và sư Chân Lưu đứng trên thánh trông xuống, Xí nói:


- Người ấy có phải Đinh Bộ Lĩnh ?


- Đúng thế !


- Cả chủ tướng lẫn bộ tướng ai nấy đều uy dũng hơn người, năm phụ vương mất chính người này hiến kế giúp cho Ái Châu, Hoan Châu được yên, các sứ quân không dám dấy binh, Tấn Vương chăm chính sự. Nay ông ta đến thì đúng người rồi. 


- Ta đi thôi - Sư bình thản nói -

Chân Lưu đại sư và Ngô Xương Xí đi đến chính điện, cả hai cùng ngồi bên trái, để trống hàng ghế phải và ghế chủ nhà. Lê Hoàn vào báo tin xong quay trở ra mời Bộ Lĩnh, Lĩnh sai bỏ ngựa lại, đi bộ vào.

Lĩnh vào thi lễ xong chia nhau ngồi đâu vào đấy, Xương Xí sai người bày trà ra tiếp, rồi hỏi : 

- Tôi sinh sau, danh của Đinh tướng quân xưa nay đã nghe, giờ mới được gặp, còn các vị đây thế nào, xin Đinh tướng quân nói rõ.

Bộ Lĩnh trỏ từng người nói:

- Nguyễn Bặc là người thẳng thắn hào hiệp, võ nghệ tinh thông, giỏi chỉ huy chiến trân.  Đinh Điền là người thật thà trung nghĩa, sức đọ muôn người, can đảm xông pha. Lưu Cơ là người đa mưu túc trí, giỏi bày binh bố trận. Trịnh Tú, chu đáo trong ngoài, giỏi việc ngoại giao. Hai người này là Phạm Hạp, Phạm Cự Lang, đều là cháu của Phạm Lệnh Công ở Nam Sách, văn võ đều trọn. 


Xương Xí nghe xong, hỏi tiếp:

- Xưa nay đã nghe danh Vạn Thắng Vương mà dân gian truyền tụng, biết rằng Đinh tướng quân giỏi việc dụng binh, nay tôi muốn biết Đinh tướng dùng đạo gì mà khiến cho dân chúng đất Hoa Lư ngày càng yên ấm như thế ?

- Cũng không khó, cũng không dễ, chỉ cần lắng nghe không chỉ bằng tai, làm những gì trăm họ cần và cần cho trăm họ là được rồi. 

- Bấy lâu nay tôi ở đất Bình Kiều này cốt chỉ để chờ Đinh tướng quân, nay dẫu cho hơi đường đột cũng xin có một thỉnh cầu mong được chấp nhận.


- Xin cứ nói !
- Vậy trước hết mời Đinh tướng ngôi lên ghế trên rồi tôi sẽ thưa !


Nói xong trỏ vào ghế trên, Bộ Lĩnh khi ấy chưa biết nên thế nào cho phải, trông qua sư Chân Lưu thấy sư gật đầu, bèn thuận tình ngồi vào. Lúc đó Xí mới nói tiếp :

- Tôi nối ngôi Tấn Vương, có phước được làm vua nhưng tài hèn đức mỏng chẳng thể giữ được phải bỏ ngôi mà về đây, vốn cũng có lòng chiêu binh lấy lại ngôi nhưng tự lượng sức biết đấy chỉ là việc vô vọng. Nay Đinh tướng quân là bậc phi phàm, đạo dùng binh hay đạo trị nước đều thấu suốt, lại có những người tài như các tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ, Trịnh Tú, Phạm Hạp, Cự Lạng đây giúp sức, ghế ấy chính là chổ ngày xưa Ngô Vương phát lệnh tiến ra Đại La, xin Đinh tướng quân hãy cũng ở ghế này phát lệnh tiến quân thống nhất đất nước, ra ơn trăm họ, giúp tôi làm cho đại nghiệp của Ngô Vương ông tôi được mãi hoài. Đinh tướng quân nhận lời thì từ nay về sau tôi mới chẳng thẹn với ông tôi và trăm họ.

Chân Lưu đại sư khi ây nói thêm:


- Xưa nay bậc Chuyển Luân Thánh Vương luôn vì hằng hà sa chúng sanh mà chẳng do dự. Thế chủ cũng nên như vậy, thấy điều lợi dân nước chớ nề hà tiểu tiết.

Bộ Lĩnh khi ấy mới đáp:

- Tôi vốn đã sẵn lập chí như vậy, nay nhận được ủy thác này sẽ tận sức mà làm. Chẳng hay về sau ngài tính thế nào ?

- Nay tôi giao toàn bộ binh quyền đất Bình Kiều này lại cho Đinh tướng quân, còn tôi mấy ngày qua theo anh tôi thưa hỏi Phật Pháp cũng đã phát tâm Quy y Tam Bảo, xếp đặt xong mọi sự chúng tôi sẽ cùng về chùa Khai Quốc. 

Cuối mùa Hạ năm 966, Ngô Xương Xí giao toàn bộ binh quyền và đất Bình Kiều cho Đinh Bộ Lĩnh, cùng anh lên đường về chùa. Ngày Xí và sư đi, Bộ Lĩnh có ý giữ lại ít lâu như sư nói:

- Kẻ tu hành đến đi tự tại, thế chủ chớ giữ.

- Thưa thầy, thầy còn điêu chi muốn dạy con không?

- Lá thư ta gửi vốn chẳng tầm thường, sau này hãy khéo sử dụng. - Nói xong sư đi.-

Sư và Xương Xí đi rồi, Bộ Lĩnh sai Trinh Tú vỗ an dân chúng, đất Ái Châu vốn trước kia các hào trưởng vì Lĩnh mà thuận Tấn Vương, giờ Lĩnh tiếp quản cũng đều vui vẻ. Xếp đặt xong xuôi, Bộ Lĩnh họp các tướng lại bàn kế sách tiến quân ra phía Bắc.

- Bây giờ lực đã đủ, danh đã thuận cũng là lúc chúng ta tính chuyện đánh dẹp các sứ quân. Ta xem, Đỗ Cảnh Thạc là sứ quân nguy hiểm nhất, thế lực họ Đỗ ở động giang rất mạnh, Thạc là kẻ mưu lược, trong các tướng của Ngô Vương ngoài Phạm Bạch Hổ, Phạm Lệnh Công chẳng ai có thể bì với Thạc, lại nữa ở thế đất Động Giang tây có thể liên với Kiều Công Hãn, đông có thể kết với Nguyễn Siêu, ta trừ Thạc đi như phá cây cầu chẳng cho người qua lại, các sứ khác về sau cứ thế mà đánh. Các ngươi có kế nào phá quân Đỗ Cảnh Thạc?

Lưu Cơ khi ấy đứng ra nói :

- Họ Đỗ ở Động Giang cũng đã gần trăm năm, cho xây nhiều thành lũy đồn trại, nhưng xem ra các thành trại không đủ gần để ứng cứu nhau khi nguy cấp. Nay ta cho người do thám biết Thạc ở thành trại nào thì cho đánh các thành trại còn lại, quân không chủ tướng khó lòng cự, phá được các thành rồi, khi ấy thế của Thạc yếu lo gì không thắng. 

- Kế ấy thực hay lắm, tuy nhiên phải biết đánh với Cảnh Thạc tuyệt đối không thể khinh suất, trận này là trận đầu, nhưng có thể sẽ kéo dài, việc lương thảo khi ấy rất trọng. Nay ta giao cho Đinh Liễn, Lê Hoàn ở lại giữ Bình Kiều, trước chu toàn lương thảo cho đại quân, sau chi viện khi cần. Các tướng còn lại nghe lệnh!

- Xin đợi lệnh chủ tướng !

- Lưu Cơ, Nguyễn Bặc làm tiên phong, mỗi người điểm lấy 2 ngàn quân, tiến ra đóng mặt nam, cho người thăm dò, không chỉ là chổ đi lại của Đỗ Cảnh Thạc mà còn cả địa thế của các thành trại, cả kho lương của Thạc. Phạm Hạp, Phạm Cự Lang mỗi người điểm hai ngàn quân, chia nhau vây lấy hai hướng đông, tây, ngăn không cho quân Thạc cầu viện. Ta cùng Đinh Điền, Trịnh Tú sẽ dẫn đại quân tiếp ứng.

- Rõ ! - các tướng đồng thanh. 


Mùa thu 966, Đinh Bộ Lĩnh từ Ái Châu mang đại quân ra đánh Đỗ Cảnh Thạc, diễn biến trận chiến ấy ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.




1 comment: