Nam Tấn Vương dân quân đi đánh hai thôn Đường Nguyễn bị phục binh bắn nó mà chết, Ngô Xương Xí lên ngôi, nhân Xí hèn yếu bọn Lý Bình Xử bàn nhau phế vua, vua sợ chạy vào đất Bình Kiều thuộc Ái Châu, Đinh Bộ Lĩnh cả giận kéo quân ra hỏi tội, giết được bọn ấy rồi bèn rút đi.
Trên đường gặp Chân Lưu đại sư, Lĩnh theo sư và thành Đại La, sư hỏi :
- Thế chủ thấy khí số nhà Ngô còn chăng ?
- Thầy hỏi, con xin được bày hết tâm can mà nói, dẫu cho khí số nhà Ngô chưa tận thì cũng chẳng còn gánh được vận nước, nước ngàn năm mới có lại, chẳng thể sống dựa vào khí số của nhà nào.
- Việc lớn trước mắt là gì ?
- Thưa thầy, Tấn Vương mất, vua mới bỏ ngôi mà đi, các sứ quân xưa vì còn vua mà chưa tỏ tâm cơ, nay lại dấy động, ai nấy hùng cứ một phương, nước chia năm sẻ bảy, việc lớn lúc này là cần thống nhất lại.
- Thế chủ còn khó chổ nào ?
- Thưa thầy, chí đã lập, lực đã sẵn, chỉ thiếu danh để thuận đạo thuận lòng.
- Chổ ấy ta sẽ vì thế chủ mà giải, cứ an tâm tính việc lớn, 26 năm qua thế chủ không vì cái lợi nhỏ mà gây hại lớn thì nay hãy vì cái lợi lớn mà quên đi cái hại nhỏ. Đó là Thiện vậy.
Trong lòng Đinh Bộ Lĩnh từ khi kéo quân từ Hoa Lư ra Cổ Loa đến nay luôn có một nút thắt khó gỡ, mở nút thắt ấy ngoại Khuông Việt đại sư thật khó ai đương nổi, vừa khởi sự đã có duyên gặp sư, nay lại được nghe lời ấy chẳng biết dùng từ nào mà tỏ nỗi vui.
Thiền sư bái biệt Lĩnh rời thành Đại La, hẹn với Lĩnh trong vòng 3 tháng sẽ có tin, Lĩnh vững dạ, hội các tướng vào thành, Lĩnh nói:
- Xưa Ngô Vương từ chổ này cùng các tướng luận kế chống giặc, nay ta xem nước chẳng còn vua, các sứ quân nổi lên ngày một mạnh đều nhìn vào chổ trống ấy, rồi đây sẽ có một cuộc chiến tương tàn đẫm máu, muốn bớt đau thương trừ khi có người đứng ra thống nhất lại, ta lập chí ấy cho mình, nên hôm nay cũng chổ này muốn cùng các ngươi tính kế, các ngươi nghĩ sao ?
- Chúng tôi nguyện theo chủ tướng, vì đại nghiệp thống nhất đất nước mà sinh tử chẳng ngại. - Các tướng cùng đáp -
- Tốt lắm.
Lúc này, Lĩnh lấy trong tay áo một tấm bản đồ đã chuẩn bị từ trước trải lên mặt bàn, rồi gật đầu với Lưu Cơ, Lưu Cơ vừa chỉ lên bản đồ vừa nói:
- Từ khi Tấn Vương mất, các sứ quân lại nổi lên, hiện tại có 12 sứ quân lớn, Ngô Xương Xi giữ Bình Kiều ở Ái Châu, Ngô Nhật Khánh xưng là Ngô Lãm Công giữ Đường Lâm, Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang, Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu, Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc , Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái, Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt, Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du, Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê, Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại, Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố, Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang.
Bộ Lĩnh lại hỏi :
- Lực lượng thế nào ?
- Ngô Xương Xí có khoảng gần 1 vạn binh, Đỗ Cảnh Thạc hơn 1 vạn, Nguyễn Khoan, Nguyễn Siêu, Nguyễn Thủ Tiệp tổng cộng khoảng một vạn 5 ngàn binh, Kiều Thuận, Kiều Công Hãn tổng cộng một vạn 2 ngàn binh, các sứ còn lại đều trên dưới 5 ngàn binh. Các sứ đều cho xây thành đắp lũy rất kiên cố.
- Muốn phục 12 sứ quân này, các ngươi có kế hoạch gì hay ?
Trịnh Tú khi ấy đứng ra đáp :
- Trong 12 sứ quân Nguyên Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Siêu vốn là 3 anh em, chia nhau đóng 3 nơi tạo thế chân vạc, Nguyễn Siêu là sứ mạnh nhất, Kiều Công Hãn, Kiều Thuận vốn là hai anh em, Kiều Thuận đóng ngay sau anh mình tạo thế ỷ dốc, họ Kiều vốn là thế lực lớn mạnh từ lâu, cũng thế, họ Đỗ ở Đỗ Động Giang của Đỗ Cảnh Thạc cũng là một thế lực lâu đời, ba nhóm sứ quân này từ sau khi Tấn Vương mất không ngừng mộ quân xây dựng lực lượng, đánh lấn các nơi khác, mục đích của họ chính là xưng hùng bá vậy. Các sứ Ngô Xương Xí, Ngô Nhật Khánh tuy muốn khôi phục nhà Ngô nhưng chỉ được danh mà không có lực. Lý Khuê, Lã Đường là loạn quân địa phương lớn mạnh mà thành, quân ấy không có chí lớn. Trần Lãm tuy mạnh, nhiều tiềm lực nhưng chỉ muốn an thân, xưa nay chưa đánh ra ngoài. Phạm Bạch Hổ xưng tên chỉ vì nương theo thời thế. Nay ta vì những khác biệt như thế mà có cách đối đãi khác nhau, không lạm dụng việc dùng binh.
- Trịnh Tú nói đúng lắm, ta xem Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố thuộc đất Thái Bình tiếp giáp với đất Hoa Lư, đất ấy giàu tiềm lực kinh tế, lại có thể làm bàn đạp để tiến đánh các nơi, gặp biến có thể rút về Hoa Lư, trước hết ta phải thu phục Trần Lãm để tạo thế tăng lực, sau thu phục Ngô Xương Xí, Ngô Nhật Khánh để có danh cho thuận đạo. Đó là chổ tiên cơ ai nắm được trước thì có được lợi thế. - Bộ Lĩnh nói -
- Tôi có kế có thể thu phục Trần Lãm. - Phạm Hạp chắp tay thưa -
- Kế ấy thế nào ?
- Tấn Vương gặp nạn Đường - Nguyễn mà chết, nay ta đánh hai thôn ấy trước là báo thù cho vua, sau là tạo thanh thế, hai thôn ấy vốn gần với chổ Trần Lãm, Trần Lãm trước có qua lại với ông nội tôi Phạm Lệnh Công, ông ta tuy an phận nhưng cũng là kẻ thức thời, nay thấy ta trước trị bọn Xử, Hựu, Huy sau đánh Đường - Nguyễn báo thù cho vua lại tỏ được oai nghi tất ông ta vì đó mà theo.
- Đánh Đường - Nguyễn nên thế nào ? - Bộ Lĩnh lại hỏi -
- Hai thôn ấy ỷ vào thế gần rừng của mình thoắt ẩn thoắt hiện mà tiêu hao sinh lực địch, nhờ đó mà lui quân chinh phạt bao năm qua, nay ta nên dùng kế lừa hổ xuống núi, dụ rắn ra khỏi hang mà đánh. - Phạm Hạp lại thưa -
- Tốt lắm ! Nói nhiều sự không tự thành, các tướng về cho quân sỹ chuẩn bị và nghỉ ngơi, ngày mai lên đường về Thái Bình.
- Rõ.
Đầu mùa xuân 966, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân từ Đại La ra Thái Bình đánh hai thôn Đường - Nguyễn, từ đây bắt đầu đại nghiệp thống nhất đất nước, Ngô Vương khi còn sống là một tướng tài ba, là một vị minh quân, khi mất đi tài đức của ông ảnh hưởng đến mấy chục năm sau, nay thời đại của Ngô Vương tạm nhường cho Đinh Bộ Lĩnh.
Hết Tập I.
bài viết hơi dài
ReplyDelete