Hai vua Hậu Ngô nghe xàm tấu kéo đại quân đến đánh Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh thủy chung trước sau không đánh cũng chẳng hàng, vừa khi ấy có tin từ kinh đô nói Dương Tam Kha kéo quân ra đòi ngôi, hai vua bỏ Lĩnh lại mà cùng kéo về kinh.
Đinh Điền dùng kế cho trâu chạy qua hậu quân của 2 vua cứu được Đinh Liễn. Điền, Liễn về trại thì cũng vừa lúc Trịnh Tú về tới, Bộ Lĩnh khi ấy chắp tay tạ, rồi nói :
- Hôm nay không có hai ngươi, ta thật khó nói hết hậu quả.
- Tôi chỉ có chút sức võ biền đáng gì - Đinh Điền nói -
Bộ Lĩnh tiến đến vỗ vai Đinh Điền, rồi lại trông qua Trịnh Tú nói:
- Kịp thời lắm !
- Là nhờ kế hay của chủ tướng, tôi chỉ uốn ba tấc lưỡi này thôi.
- Kế gì vậy ? - Lưu Cơ tò mò hỏi -
- Hôm ấy, tôi trù rằng nếu ta cự lại thì đến đông tất quân triều đình phải rút nhưng chủ tướng lại bảo chẳng cần đến đông, tôi có chổ nghi nên đợi các ông đi mới hỏi.
- Chủ tướng đáp thế nào ? - Lưu Cơ hỏi dồn -
- Chủ tướng không đáp, chỉ sai ta tức tốc lên kinh đô, nếu thật quân triều đình kéo đến thì ta ở đó phao tin Dương Tam Kha về kinh đòi ngôi, Xương Ngập vốn ám ảnh chuyện cướp ngôi lần trước tất chẳng tính đúng sai mà vội lui quân ngay, sau đó thì mọi chuyện như các ngươi đã biết.
- Diệu kế ! Ta còn đang định hỏi chủ tướng xử thế nào với chuyện Dương Tam Kha.
Lưu Cơ nói đến đó, mọi người cũng rộ lên cười, Đinh Liễn không hiểu chuyện cũng cười sang sảng. Nguyễn Bặc nhìn Đinh Liễn hỏi :
- Lúc ngoài thành, cháu có biết có thể sẽ trúng tên không mà vững chí làm vậy ?
- Cháu biết, nhưng trước khi đi cha cháu nói "có chết cũng thẳng lưng ngẩng mặt không được khóc" lại còn bắt cháu ngoéo tay nữa.
Mọi người lại được một tràng cười lớn.
***
Lại nói chuyện Thiên Sách Vương, từ khi về kinh, tính đa nghi không hề giảm ngược lại càng lúc càng nhạy cảm với những gì vua nghĩ là mối nguy cho quyền lực của mình. Sách Vương kiêng dè Tấn Vương hết mực, không chỉ không cho chấp chính, mà kiểm soát luôn cả khi ra lúc vào. Tấn Vương phẫn ức chỉ biết lui tới chổ Cảnh Thạc, Cát Lợi uống rượu tìm vui.
Sách Vương chỉ chăm chăm củng cố ngôi vị, chuyện triều chính trể mãng, chẳng ơn gì với dân. Nghề thế, chẳng ơn gì với dân thì dân chẳng nhớ, các hào trưởng địa phương giúp dân khai khẩn dân theo, thế các hào trường ngày một mạnh, Sách Vương sợ lắm, đem quân đi đánh khắp nơi. Dứt dây thì động rừng, đánh rắn thì động cỏ chẳng đe được dân ngược lại như rung cây dọa khỉ làm cho các hào trưởng mộ quân gia cố lực lượng thêm.
Quân địa phương chống đối triều đinh, rồi sát phạt lẫn nhau để ngày một lớn mạnh, cảnh tượng thật hỗn loạn.
Năm 954, Thiên Sách Vương bị bệnh mà mất, hưởng thọ 39 tuổi. Bọn Lý Bình Xử lâu nay vốn dựa thế Thiên Sách Vương, nay vua mất như ngồi ghế không có chổ tựa bày mưu toan lập Ngô Xương Xí kế ngôi. Đỗ Cảnh Thạc, Dương Cát lợi biết được mưu ấy kéo đến chổ Nam Tấn Vương mà rằng:
- Khi trước vua đón Sách Vương về, Sách Vương chẳng nhớ ơn lại còn kiêng dè, chèn ép lại vua, một nước hai vua tất loạn, đạo ấy chẳng đâu xa, nay bọn Lý Bình Xử muốn lập Xương Xí làm vua, cảnh ấy lại tái hiện. Vua tính cho sớm.
- Anh ta đối với ta chẳng hậu, nhưng ta không thể lấy dạ hẹp mà đo, nay ta nhiếp chính cũng được, nhưng vẫn lập Xương Xí làm thế tử, mọi việc các ông sắp xếp cho chu toàn.
Cảnh Thạc, Cát Lợi y lệnh, ngay hôm sau kéo quân vào cung chia nhau đứng canh khắp nơi, lại dàn hàng đón Nam Tấn Vương thiết triều. Tấn Vương lại lập Ngô Xương Xí làm thế tử, bọn Lý Bình Xử khi ấy chẳng còn cách nào nữa đành ngậm bồ hòn.
Cơ đồ Sách Vương để lại là một cảnh hỗn loạn, Tấn Vương nhiếp chính lại phải đem quân đi đánh khắp nơi hòng bình ổn tình hình.
***
Đinh Bộ Lĩnh từ khi lui được hai vua, vẫn thủy chung ở Hoa Lư chẳng nửa bước ra ngoài, quân sỹ vẫn theo nếp cũ, chia nhau khi tập luyện, khi về nhà làm ăn, Bộ Lĩnh lại cho người khai hoang mở mang ruộng đất, thực hiện nhiều chính sách lợi dân, đất Hoa Lư nhờ thế ngày càng thịnh vượng, dân một lòng theo Lĩnh, chẳng nghi. Nay tin từ kinh đô truyền về Lĩnh họp các tướng lại bàn đối sách, Lĩnh nói :
- Bình Vương, Sách Vương tổng cộng 10 năm chỉ ra oán, chẳng ra ơn, dân địa phương nổi lên cát cứ ngày một nhiều, thế tình thật khó cứu, ta xem Xương Văn tuy chẳng dũng, trí chưa cao sâu, nhưng có tâm lại biết nghe lời phải, ta muốn giúp vua yên sự.
Lúc ấy, bỗng đâu bà Đàm Diễm, mẹ của Lĩnh từ trong bước ra nói với giọng cương quyết :
- Con muốn giúp vua mẹ không cản, nhưng tuyệt đối không được dẫn binh ra khỏi Hoa Lư.
- Sao vậy mẹ ?
- Mẹ thân đàn bà, chuyện lớn mẹ nghĩ không ra, nhưng trước khi mất cha con có dặn "con như Rồng như chim Lạc, sẽ chẳng chịu làm tôi cho người, chẳng phải khi nước khốn dân đau thì chớ cho nó ra khỏi đất Hoa Lư", nước nay còn vua, bờ cõi còn yên, dân loạn vì oán chưa phải vì tận khổ, con nên nghĩ lấy lời cuối của cha.
Lĩnh khi ấy cười nói :
- Mẹ yên tâm mà lui vào an dưỡng, câu dân nước làm trọng mẹ cha dạy con vẫn ghi trong lòng, khi nào thực sự cần dụng binh thì con sẽ xin ý mẹ trước.
Bà Đàm Diễm vào rồi, Linh mới tiếp tục nói với các tướng:
- Dân ấy chẳng lỗi gì, dùng binh không phải đạo, vả nếu dụng binh, việc được tất át lấy cái oai vua, khi ấy chẳng phải giúp vua nữa. Dụng binh không đặng thì dùng lời, ta xem các đạo quân lớn đều tập trung cả ở các đất ven sông Hồng, sông Đuống, từ đó mà lựa cách đối đãi. Nay các tướng nghe lệnh !
- Rõ !
- Trinh Tú, Đinh Điền dẫn theo 500 người giả trang thành người buôn, tiến vào các đất Ái Châu, Hoan Châu, Nhật Nam, dùng lời phải mà nói với các hào trưởng để họ được an. Nguyễn Bặc dẫn theo vài anh em, ra với Phạm Bạch Hổ, truyền lại ý của ta cốt sao cho ông ấy dùng thế của mình kết với Phạm Lệnh Công thành gọng kìm mà kiềm tỏa các đạo quân lớn. Lưu Cơ dẫn theo vài anh em, ra kinh đô, gặp cho bằng được vua, thêm lần nữa trao thư của ta.
- Rõ !
- Tốt lắm ! các tướng đi sớm, về sớm.
***
Trinh Tú, Đinh Điền y lệnh dẫn theo 500 người từ Hoa Lư tiến vào đất Ái Châu, đi đến thôn Vạn Diệp thì bỗng đâu có người ra chặn đánh, Trịnh Tú đứng ra phân trần :
- Chúng tôi là người buôn từ Hoa Lư vào, thuận đường đi qua chốn đây, hà cớ chi lại vậy đánh ?
Hào trưởng đất ấy là Nguyễn Tấn, nghe ra giọng không phải người vùng mình nên bảo kẻ dưới buông vũ khí, rồi nói :
- Xin lỗi các vị, chỉ vì gần đây hào trưởng đất bên là Hồ Công mộ quân tuyển lính thường qua chổ chúng tôi cướp phá, nên chúng tôi phải lo lấy thân mình.
Nguyễn Tấn lại mời bọn Trính Tú, Đinh Điền vào nhà, Trinh Tú nhân đó hỏi ngọn nguồn cớ sự, sau lại nói thật thân phận rồi hứa giúp dân Vạn Điệp.
Hôm ấy, quân Hồ Công lại đến, Trinh Tú bảo Nguyễn Tấn cùng trai tráng ra cự như bình thường, còn mình và Đinh Điền vòng ra sau đánh úp, quân Hồ Công thua chạy, tự đó chẳng còn dám tới. Tú lại đem lời phải mà nói với Nguyễn Tấn, Tấn mang ơn, tin theo chẳng nghi.
Đinh Điền, Trịnh Tú kẻ có dũng người có mưu, đi 3 năm thì khắp hết đất Ái, Hoan, khi thương thuyết, khi ra tay giúp mà an hết các hào trưởng.
***
Nguyễn Bặc y lệnh, tìm đến gặp Phạm Bạch Hổ, Hổ mừng ra đón, lại hỏi :
- Lần này ngươi ra chắc lại mang ý chủ tướng ngươi ?
Nguyễn Bặc truyền lại ý Bộ Lĩnh, Bạch Hổ phục lắm, liến tán :
- Ta thật chẳng lầm, ngoài Ngô Vương nay chỉ còn Bộ Lĩnh đáng cho ta theo, chỉ tiếc không có được duyên ấy, ngươi về nói lại, chuyện đó ta sẽ tận sức mà làm.
Nói làm liền, Bạch Hổ sai quân đến trấn ở những chổ giáp ranh giữa các đạo quân lớn, lại gửi thư cho Phạm Lệnh Công, Lệnh Công cũng sai cháu mình là Phạm Hạp và Phạm Cự Lang làm như vậy. Các đạo vì sợ thế nhà họ Phạm, đành ở yên không dám xâm lấn nhau.
***
Lưu Cơ y lệnh, ra đến Cổ Loa xin gặp vua, vua bằng lòng, Cơ trình thư lên vua, thư viết :
- Ví như cha chẳng phải đạo, nên con chẳng thành người tốt, nay dùng roi vọt mà trách mắng, người con chẳng phục lại hận cha thêm. Cũng thế, 10 năm nay, Bình Vương, Sách Vương khiến dân oán khắp nơi phải mộ quân mà giữ lấy thân mình, nay vua dùng binh mà phạt các thôn ấp ấy, thời họ chẳng phục, chi bằng vua làm lợi cho dân, dân nhận được đức của vua tất buông đao bỏ kiếm một lòng tin theo. Đôi lời từ Bộ Lĩnh, mong vua được ý quên lời.
Vua vốn mang ơn Lĩnh, biết Lĩnh tài trí hơn người lại thấy lời ấy chẳng sai, nên tự đó học đức Ngô Vương mà gia ơn thiên hạ.
***
Kế hay của Đinh Bộ Lĩnh thành, dân nước được yên. Chẳng ngờ lại có biến.
Xem hồi sau sẽ rõ.
Hồi 8:
ReplyDeleteThiên Sách Vương tham quyền đành chết sớm
Vạn Thắng Vương trọng nghĩa nguyện an dân
bài rất hay
ReplyDelete