Saturday, July 5, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 1

- Thuyền trưởng! Gió giật rất mạnh, biển động dữ dội, e rằng bão sắp tới rồi, nhanh hơn ta tưởng.

- Hiện tại vị trí của tàu ta thế nào?

- Cách Lý Sơn khoảng 160 hải lý, Hoàng Sa 70 hải lý, thưa thuyền trưởng.

- Bão di chuyển hướng Tây Bắc, được rồi, cho mọi người bẻ lái tăng tốc về hướng Hoàng Sa

- Nhưng ...

- Không nhưng gì cả, đội tàu có 200 mạng người đấy, đó là lệnh.

Tiến Minh đi rồi, Đỗ Cường rơi vào trầm tư, đối với một thuyền trưởng mà nói, cơn giận của biển cả là chuyện thường, nhưng những gì chờ đợi anh ở Hoàng Sa có lẽ còn đáng sợ hơn cả bão tố. "Đến đâu tính đến đó", anh buột miệng, trách nhiệm của người đứng đầu buộc anh phải đưa ra quyết định, nhanh chóng, kịp thời và ít thiệt hại nhất chứ không phải ít đáng sợ hơn.

Vùng biển này vốn là ngư trường quen thuộc của đội tàu Thuận Thiên, trước nay tàu vẫn về trước bão, nhưng lần này vì quá ham cá, bão lại đổi hướng di chuyển nhanh bất thường ...

Tàu lướt sóng đi trước, bão cấp 8 rít gió đuổi theo sau, sấm chớp và mưa lớn.

- Đây là trạm kiểm soát Tây Sa, đề nghị tàu có số hiệu QNg 15981 ra khỏi vùng biển của Trung Quốc. Over.

- Mẹ kiếp! chúng nó không biết bão đang quần ngoài kia sao? - Tiến Minh lầm bầm -

- Chúng tôi là tàu cá của Việt Nam, đề nghị được neo đậu tránh bão. Over.

- Đề nghị không được chấp thuận, yêu cầu các tàu có số hiệu QNg 0105981, QNg 0105982, QNg 0105983, QNg 0105984  ra khỏi vùng biển của Trung Quốc. Over.

- Bão đang đến rất gần, một lần nữa đề nghị được neo đậu tránh bão. Over.

- Nếu tàu của các bạn không rút khỏi vùng biển của Trung Quốc chúng tôi sẽ bắn hạ. Over.

- Chó chết! - Tiến Minh chửi thành tiếng -

- Tăng tốc, cứ hướng thẳng bãi đậu mà vào - Đỗ Cường ra lệnh -

- Thuyền trưởng! Chúng nó bắn thật thì sao?

- Một thủy thủ muốn chết vì bị bắn hay chết vì biển?

* * *

- Hoàng, Lần ni mi đi lâu mau?

- Khoảng một tháng mạ à.

- Không hiểu răng mà mạ thấy lo lắm.

- Mạ khéo lo, chỉ là tập trận bình thường thôi mà mạ. Ơ kìa, răng mạ khóc?

- Ba bay ở mãi Trường Sa, mi thì suốt ngày lênh đênh trên biển, không cho mạ tủi thân sao?

- Mạ !

- Anh cứ để mạ khóc đi, linh cảm của phụ nữ không phải chuyện nhỏ đâu

- Em cũng vậy nữa sao?

- . . .

- Ba ơi ba! Sau này lớn ba cho con ra biển với nhé!

Anh đưa tay xoa đầu đứa con nhỏ rồi cùng  ăn bữa cơm gia đình cuối cùng trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Tháng bảy là tháng được chọn cho cuộc tập trận thường niên giữa Việt Nam và Phillipin trong suốt mười năm này. Lần này, đại úy Hoàng, thuyền trưởng mới của HQ 1059 nhận nhiệm vụ cùng 4 tàu chiến và một tàu đổ bộ đi Phillipin.

Phố Huế vẫn nên thơ như thưở thiếu thời, Hoàng ngắm nhìn thật kỹ, mọi thứ cứ thế lướt qua, lướt qua bên làn kính xe cho đến khi anh cảm thấy nặng trĩu vì quá nhiều điều mình bỏ lại sau lưng.

Anh bât Radio để xua đi những xúc cảm không nên có vào lúc này:

"Ngày hôm qua, khoảng hai trăm thuyền viên của đội tàu cá Thuận Thiên của Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt giữ khi ghé vào Hoàng Sa tránh bão. Đây là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, đại sứ quán Trung Quốc đã được triệu tới để nhận công hàm yêu cầu thả người. Chúng tôi sẽ theo sát diễn tiến vụ việc để cập nhật những thông tin mới nhất cho đồng bào"

Hoàng thở hắt ra, tay bấu chặt vào vô lăng ...

* * *

Một ngày chủ nhật hiếm hoi mà Nguyên Hương dậy từ rất sớm, hôm nay có một cuộc họp báo quan trọng, Việt Nam sẽ tổ chức lễ ký kết hàng loạt các hợp đồng mới với các đối tác Nga, Ấn, Nhật, Mỹ trong việc khai thác Biển Đông.

Báo Tuổi Trẻ dĩ nhiên được mời và cô phóng viên trẻ trung, tài năng là Nguyên Hương dĩ nhiên được cử đi, như thường lệ thủ tục làm dáng của phụ nữ là khá lâu, đến 8h sáng cô mới bước ra khỏi nhà.

Thành phố mùa này mưa nắng thất thường, cô không quên mang theo một cái ô nhỏ, Nguyên Hương thích đi bộ và từ nhà cô ra điểm họp báo cũng không xa lắm.

Băng tắt qua Quảng Trường Thống Nhất, cô đã thấy một đám đông lớn tu tập với quốc kỳ và các khẩu hiệu, một người thanh niên đứng trước hô lớn:

"Yêu cầu Trung Quốc thả các ngư dân Việt Nam"
"Hoàng Sa là của Việt Nam"

Nguyên Hươngnhận ra Thành, hai người vốn học chung lớp đại học, cô theo nghề báo, còn Thành công tác trong thành đoàn. Dĩ nhiên cô không thể bỏ lỡ một tấm ảnh.

Bỏ lại đám đông sau lưng, cô vẫn tự hỏi: "quái lạ, tin ngư dân bị mắt mới có sáng nay kia mà?", rồi cô hài lòng với lý giải về khả năng tiếp cận tin tức và vận động người tham gia của thành đoàn.

Khi cô đến, hội trường khách sạn Sao Việt đã kín người, buổi họp báo sẽ bắt đầu trong 5 phút tới và vất vả lắm cô mới tìm cho mình chổ đứng thuận tiện.

- Thưa quý vị, hôm nay chúng ta có mặt tại đây để chứng kiến lễ kí kết các hợp đồng cũng khai thác biển Đông với các nước bao gôm cả năng lượng, du lịch và hàng hải, các bạn có thể đặt câu hỏi từ lúc này.

- Thưa ông! - Nguyên Hương giơ tay -

- Mời cô!

- Tôi tin chắc rằng, những bản hợp đồng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên, nhưng xin cho hỏi các bên sẽ đóng góp thế nào trong việc bảo vệ những lợi ích đó, trong trường hợp có nước khác xâm hại, ý tôi đó là một ví dụ?

* * *

- Ngài biết vì sao chúng ta có cuộc gặp hôm nay chứ?

- Thưa ngài chủ tịch, nếu ý ngài là chuyện bắt người ở Tây Sa thì mong ngài hiểu rằng nhóm người đó quá đông và chúng tôi không thể kiểm soát được nếu không bắt giữ.

- Ngài đại sứ có chút nhầm lẫn rồi, là Hoàng Sa, và cả ngài và chúng tôi đều biết rõ, mọi công dân Việt Nam đều có quyền đặt chân lên bất kỳ chổ nào thuộc chủ quyền Việt Nam.

- Thưa ngài chủ tịch, về điểm này tôi khó lòng nhất trí hoàn toàn với ngài, ở Tây Sa quan điểm của chúng ta là khác nhau, trên quan điểm của mình, chúng tôi buộc phải kiểm soát mọi rủi ro có thể.

- Bây giờ các ông đã biết họ hoàn toàn là những ngư dân vô hại, vậy câu hỏi là khi nào các ông sẽ thả người?

- Thưa ngài chủ tịch, việc trả lời câu hỏi đó thực sự vượt ra ngoài thâm quyền của tôi.

- Đây là công hàm chính thức của Việt Nam, các ông có 5 ngày để quyết định thả người.

- Thưa ngài chủ tịch, tôi chỉ có thể nói là sẽ cố gắng hết sức.

- Ngài nên như vậy, vì tất cả chúng ta đều muốn chinh phục các giới hạn.

"Đó là đoạn hội thoại của chủ tịch nước và ông đại sứ Trung Quốc", Ông đại tá Hải bậm môi nói sau khi thuật lại đoạn đối thoại. Tiếp đó ông hít một hơi thật sâu:

- Năm ngày cũng là thời gian để các đồng chí chuẩn bị, lệnh ở trên xuống, năm ngày sau kết quả thế nào thì Cảnh Sát Biển chúng ta cũng phải có mặt để đón người.

- Thưa đại tá, nếu họ không chịu trao trả, hoặc không trao trả ở Hoàng Sa thì làm sao ạ?

- Lúc đó sẽ có chỉ thị tiếp theo, CBS 9779 là soái hạm, lệnh sẽ được phát đi từ đó. Các đồng chí về chuẩn bị đi.

Rời khỏi phòng họp, Tuấn đi cùng với Hiển dọc theo hành lang ra ngoài, đó là một tình bạn lạ, cả hai cùng là dân biển ở Nghệ An, lớn lên cũng nhau, học cùng nhau, làm cảnh sát biển cùng nhau trên một con tàu.

- Mi thấy có chi lạ không?

- Chưa bao giờ chúng ta ra hạn thả người.

- Ừ, và chưa bao giờ cảnh sát biển ra Hoàng Sa đón người.

- Có thấy hồi hộp không mi?

- Không, tau phấn khích.

* * *

Đêm trước ngày khởi hành đối với Hoàng luôn luôn dài khác thường, anh không chỉ là người lính mà còn tự coi mình là đứa con của biển, anh có thói quen thức khuya để cảm nhận sự thiêng liêng trước mỗi chuyến đi. Hoàng sinh ra ở Trường Sa nơi cha anh đóng quân, cha anh hi sinh trong một trận giằng co với tàu địch khi ấy anh vừa 10 tuổi, mẹ anh đưa anh về quê sống. Lớn lên Hoàng đã rất khó khăn để thuyết phục mẹ cho anh nối chí cha mình.

Nhiệm vụ đã được phổ biến cách đây một tháng và anh đã có một tuần nghỉ phép về với gian đình, đây là lần đầu tiên Hoang tham gia tập trận với Phillipin với tư cách thuyền trưởng, năm lần gần nhất anh đều tham gia, ngoài cương vị mới thì mọi chuyện với anh chẳng có gì là lạ lẫm, nhưng sao vẫn có những nỗi niềm khó tả ...

- Con trai lớn lên con muốn làm gì?

Cha anh hỏi anh như thế khi dắt anh đi dọc bờ biển.

- Con muốn làm chiến sỹ hải quân nhu cha nhưng ... - Hoàng ngập ngừng -

- Nhưng sao con trai?

- Nhưng con muốn được đi khắp biển Đông ạ.

Người cha mỉm cười, cúi xuống công kênh con mình lên vai.

- Con có nhìn được xa hơn không?

- Dạ có ạ!

- Phải rồi con trai, khi nào lớn con sẽ nhìn xa hơn và đi nhiều hơn. Con có biết câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ không?

- Dạ biết ạ!

- Thế con có biết câu nói cuối cùng của Lạc Long Quân trước khi chia tay Âu Cơ và các con không?

- Ông ấy nói gì vậy cha?

- Ông ấy nói rằng "khi nào muốn gặp cha thì đi ra biển".

"khi nào muốn gặp cha thì đi ra biển", Hoàng lẩm nhẩm một mình, ký ức ru anh vào giấc ngủ.

* * *

Chuông đồng hồ reo, đánh thức Nguyên Hương trong ngày thứ hai mà cô vốn căm thù, cô bắt đầu đối xử tệ với cái thứ phát ra âm thanh inh tai khó chịu mà đêm qua chính cô đã ra lệnh cho nó làm điều đó vào sáng nay.

Chiếc đồng hồ im bặt như thường lệ, còn cô chủ của nó lại chẳng như vậy, điều gì đó đã lôi cô vào phòng tắm trong trạng thái vật vờ thay vì tiếp tục ngủ. Mười lăm phút sau cô mới tỉnh táo đi ra, ăn vội và mặc quần áo cũng vội.

Bảy giờ, giờ thì Nguyên Hương đã thư thả trong xe, đong đưa theo tiếng nhạc, sáng nay cô có hẹn cà phê với Thành, thực ra thì cô chưa hài lòng lắm về câu trả lời của mình trong ngày hôm qua. Thành bảo rất bận nhưng vẫn dành cho cô 30 phút buổi, anh luôn như vậy với cô, dù thực tế hai người không thân thiết lắm.

- Chào bạn hiền - Thành vẫy tay, ly cafe vẫn còn nguyên, anh cũng chỉ vừa mới tới.

- Chào anh phó bí thư - Nguyên Hương cười đáp lại

- Không dám, có chuyện gì Hương nói luôn đi, xin lỗi vì Thành đúng là rất bận.

- Không mất nhiều thời gian đâu, Hương tò mò về cuộc biểu tình ngày hôm qua, có phải chỉ mình Hương thấy đó là một phản ứng quá nhanh không? Ý Hương là nhanh đến bất thường.

- Ra là chuyện đó, Hương rất tinh tế, Thành không phủ nhận nhưng tiếc là không thể nói gì hơn.

- Không có gợi ý nào sao?

- Có vẻ người ta thường không quan tâm đến sản phẩm của mình nhỉ? - Thành cười hỏi như đáp.

Hương Lan nhăn trán, rồi như chợt hiểu cô rút điện thoại ra đọc báo:

"Ngày hôm nay thứ trưởng bộ quốc phòng Vũ Kiến Minh sẽ bắt đầu chuyến thăm tới Nhật Bản và Hàn Quốc".

Hương Lan lại nhăn trán, miệng lẩm nhẩm, cô bấm số của Tuấn bạn mình, người đang làm cảnh sát biển.

* * *

[Còn tiếp]



1 comment: