Tuesday, July 1, 2014

"THOÁT TRUNG" HAY THOÁT KHỎI SỰ TRÌ TRỆ CỦA CHÍNH MÌNH?

Có một bài viết dưới dạng phỏng vấn ông tiến sỹ Nguyễn Nhã, được đăng trên VNExpress.net và một số báo khác với tiêu đề: ‘Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một’. Bài viết đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của dư luận mà đa số theo tôi thấy là đồng tình, cái đồng tình này rất dễ hiểu bởi dư luận vốn mang sẵn tâm lý "bài Trung", "ghét Trung" thì khi có một cái "tương tư" như vậy ("thoát Trung") dễ dàng "gật cái rụp" không cần nghĩ nhiều.

Dù chỉ là một bài báo thôi nhưng tôi cho đó là vấn đề nghiêm trọng, nhất là khi sau bài báo ấy lại nổi lên một phong trào mà tạm gọi là "Thoát Trung Luận". Vì sao tôi cho đó là vấn đề nghiêm trọng? Vì như chúng ta biết tư duy ảnh hưởng đến hành động, mà tư duy "thoát Trung" và tư duy "đấu tranh với Trung" thì khác nhau hoàn toàn.

"Thoát" là hành động sử dụng một hoặc tổng hợp nhiều phương cách nhằm vượt ra khỏi hiện trạng bị kìm kẹp. Bởi vì ở trong vòng kìm kẹp nên chủ thể thường có phản ứng vùng vẫy một cách thụ động hoặc bấu víu vào bất cứ thứ gì có thể.

Nếu chúng ta mang tư duy "thoát" thì cũng dễ dẫn đến các hành động thường thấy khi nghĩ mình đang trong vòng kìm kẹp tức là "có phản ứng vùng vẫy một cách thụ động hoặc bấu víu vào bất cứ thứ gì có thể", đó mà một điều vô cùng tai hại trong hoan cảnh của chúng ta bây giờ. Còn "đấu tranh" là hành động đương đầu và tìm phương cách vượt qua các vấn đề đang gặp phải một cách chủ động. Đó mới là tư duy xuyên suốt mà chung ta cần.

Lại nói về bài phỏng vấn ông Nhã được đăng trên các báo, ngay tiêu đề đã có vấn đề "Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một", phải chăng cả ngàn năm qua Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc để bây giờ ông Nhã nhìn thấy cơ hội "thoát"? Đừng làm Lê Lợi, Quang Trung phải buồn, vì họ chỉ sống cách chúng ta mấy trăm năm thôi.

Cái gọi là "thoát Trung" chỉ xứng đáng 2 lần có mặt trong lịch sử Việt Nam ta thôi, lần thứ nhất là một ngàn năm Bắc thuộc, lần thứ hai là hai mươi mốt năm dưới ách đô hộ giặc Minh còn lúc này VN là một đất nước độc lập toàn vẹn lãnh thổ, có nhà nước, có pháp luật và được các quốc gia khác công nhận.

Người ta (ông Nhã) lý luận rằng "thoát Trung" ở đây là "thoát khỏi sự lệ thuộc về mặt kinh tế", khi được hỏi "lệ thuộc về mặt kinh tế như thế nào?", thì người ta (những người theo chủ thuyết Thoát Trung Luận) đáp rằng vì kim ngach xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc quá lớn. Rằng Việt Nam lệ thuộc vào những nguyên vật liệu và hàng hóa nhập từ Trung Quốc, rằng Việt Nam nhập rất nhiều hàng vào Trung Quốc.

Quái lạ, nhập khẩu hàng của Trung Quốc nói Việt Nam lệ thuộc đã đành, Việt Nam xuất khẩu đi cũng cho là bị lệ thuộc thì Tôn Đại Thánh cũng chào thua. "Lệ thuộc" được định nghĩa là "theo một ai đó vì bị cưỡng ép hoặc vì họ nắm giữ sự tồn vong của mình". Trên cơ sở định nghĩa đó, lệ thuộc trong kinh tế xuất hiện khi sự khan hiếm hạn chế hành vi lựa chọn của các chủ thể kinh tế ở mức cao nhất, nói trắng ra là độc quyền, nghĩa là ta buộc phải nhập hàng của họ (vì họ độc quyền mặt hàng này) và cũng buộc phải xuất hàng cho họ (vì họ là thị trường duy nhất).

Việt Nam hoàn toàn có thể chọn nhập hàng "thay thế" từ một đối tác cung cấp khác, cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế thị trường Trung Quốc, điều rõ ràng là không ai bắt ép chung ta phải giao dịch và giao dịch khối lượng lớn với Trung Quốc cả.

Việc xuất nhập khẩu với Trung Quốc đơn giản là hành vi lựa chọn tự nhiên trong kinh tế mà thôi, chúng cần nguyên liệu giá rẻ, nhập của Trung Quốc, chúng ta cần thị trường gần và dễ tính chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc. Còn vì sao chúng ta cần hàng giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ, vì sao chúng ta cần thị trường gần, thị trường dễ tính thì câu trả lời nằm ở trình độ phát triển kinh tế của chúng ta.

Đâu đó cũng nổi lên những lý lẽ đại loại như "thỉnh thoảng Trung Quốc không chịu nhập hàng, các xe chở nông sản ùn ứ ở của khẩu, bà con nông dân điêu đứng" hay "Trung Quốc đang cố thâm nhập và lũng đoạn kinh tế Việt Nam".

Khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với các mặt hàng thủy sản và các mặt hàng khác thì Việt Nam cũng điêu đứng vậy thôi, Việt Nam đang lệ thuộc Mỹ chứ?. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì cũng phải đối mặt với việc các công ty đa quốc gia sẽ dở miêng cá lớn nuốt cá bé, Việt Nam sẽ ra khỏi WTO chứ?

Câu chuyện làm ăn kinh tế là câu chuyện của lợi nhuận và rủi ro, chúng ta không thể đòi hỏi lợi nhuận mà không chấp nhận rủi ro được. Rủi ro là tất yếu, quan trọng là hạn chế và xử lý nó như thế nào thôi. Âm mưu lũng đoạn thì cũng là rủi ro vậy, đừng nghĩ ai cũng nai tơ để mình ngồi lên đầu người ta.

Trung Quốc làm bậy ngoài biển đáng lẽ ta tập trung đáp trả tương thích trên biển thì ta lại đòi nghỉ làm ăn buôn bán, chẳng khác nào ăn vạ cả, nghe buồn cười lắm. Riêng chuyện kinh tế, nếu thấy làm ăn với Trung Quốc không có lợi, có khả năng tìm được đối tác khác thị trường khác tốt hơn, bền vững hơn thì cứ thế mà tiến hành, còn như xét thấy làm ăn có lợi thì cứ làm ăn, miệng mồm hét "bài" rồi "thoát" nghe ấu trĩ vô cùng.

Cứ làm ăn với nhau thì gọi là "lệ thuộc" thì Việt Nam lệ thuộc hàng chục nước, và có "thoát Trung" thì cũng sa vào vòng tay êm ái của nước khác mà thôi. Tái khẳng định là Việt Nam chẳng có lệ thuộc gì Trung Quốc mà phải thoát cả, cái mà Việt Nam cần thoát là gì?

Thứ nhất là thoát cái tư duy nhược tiểu cứ hở chút thì tự coi mình là con khỉ trong lồng nhà người ta, với cái tư duy đó thì chẳng bao giờ chúng ta thoát ra được ai cả, không ngã bên này thì cũng nghiêng bên khác. Muốn thành cường quốc thì phải tư duy như cường quốc đã.

Thứ hai là thoát khỏi sự trì trệ của chính mình, trong kinh tế có khái niệm "phân khúc thị trường" (cho cả cung và cầu), bởi vì sự trì trệ của chính chúng ta nên mới phải chọn "phân khúc thấp" mà anh hàng xóm quý hóa của chúng ta vô tình làm sao lại là vua của phân khúc thị trường đó.

Tóm lại, từ bỏ ngay cái ý nghĩ "thoát Trung" ấu trĩ đi, với cái tư duy "thoát" ấy, mà không ít người đã đòi bấu vào Mỹ, rồi 10, 20 năm nữa ông Nhã lại phải viết bài "cơ hội ngàn năm để thoát Mỹ"

7 comments:

  1. Không phải tất cả ai cũng ủng hộ lối nghĩ Thoát Trung nhảm nhí ấy đâu mà chẳng qua là bọn lều báo chọn lọc các ý kiến hùa theo bầy đàn với bài viết và tác giả. Chúng nó lần nào cũng làm vậy. Đặc biệt là các ý kiến bài Trung, bợ Mỹ bợ Tây. Các ý kiến trái chiều với quan điểm ấy sẽ rất hiếm khi được đăng. Nguyễn Nhã là con chó của Mỹ cuồng Mỹ lâu nay và bài Hoa điên cuồng thì làm sao bao giờ có bài viết "thoát Mỹ". Thay vì kêu gọi "thoát Mỹ" thì Nhã sẽ còn kêu gào lên là tại sao không bắt chước Mỹ hơn nữa. Chả ai lạ gì tra Nguyễn Nhã này.

    ReplyDelete
  2. Thoát Trung thì tùy định nghĩa nhưng nếu mà nói về con số trao đổi kinh tế thì chỉ có tăng chứ không giảm nếu kinh tế TQ và VN ngày càng khấm khá. Muốn "thoát" thì chỉ giảm tỉ số so với buôn bán với các nước khác, và tránh phải mua những vật dụng chiến lược, và buôn bán phải cân bằng hơn để tiền của không mất về phía TQ. Trong tương lai gần thì buôn bán với Mỹ thì đang có lợi hơn (Mỹ mua nhiền hơn bán trung bình mỗi tháng 1.5 tỉ đô la) nhưng đó chỉ vì Mỹ chưa bắt đầu bán vũ khí và kỹ nghệ nặng. Vài chiếc tàu chiến và vài chục chiếc máy bay là xong chuyện lời của VN.

    ReplyDelete
  3. Bài trả lời phỏng vấn này của TS Nhã trên vnexpress, sau khi đọc, mình đã có nhận xét, nhưng vnexpress không đăng. Nhận xét của mình như sau: Buồn cho TS Nhã quá, khi ông đặt vấn đề Việt Nam phải thoát Trung Quốc. Xin lỗi, ta có lệ thuộc TQ đâu mà phải thoát. Lâu nay, TS Nhã có nhiều công lao trong nghiên cứu, sưu tâm tư liệu để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, điều đó là rất quý. Nhưng phát biểu của TS đòi lúc này là cơ hội ngàn năm có một để thoát Trung, thì nhận thức về chính trị của TS có phần hơi “Yếu – hơi Thấp”. Chắc TS cũng biết một phương châm trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc mà người ta đã đúc kết, đó là: Không có kẻ thù hay bạn là vĩnh viễn, bạn hay thù là do lợi ích của dân tộc. Liên hệ quan hệ giữa ta với TQ mấy ngàn năm qua cũng như hiện nay đúng như thế. Nhưng giữa ta với TQ có một điều VĨNH VIỄN không thay đổi được, đó là hai nước LÁNG GIỀNG. Ông láng giềng này lại quá to và bụng dạ quá xấu. Vấn đề là ở chỗ này.

    ReplyDelete
  4. Phải Du Đãng 4231 ko nhỉ

    ReplyDelete