Monday, June 30, 2014

BIÊN ĐỘ CỦA SỰ NGU DỐT?

Bài viết này tôi đặt tên dựa theo tựa một cuốn sách của chú Đông La "Biên Độ Của Trí Tưởng Tượng". Chú Đông La có lý giải về tên cuốn sách đó rằng "bởi tưởng tượng luôn phải dựa trên nên tảng tri thức, nên nó luôn có biên độ nhất định", ngược lại với điều đó, tôi cho rằng sự ngu dốt là không có biên độ vì nó chẳng dựa trên cái gì cả.

Gần đây, Trung Quốc liên tục thực hiện những hành vi leo thang căng thẳng ở Biển Đông, phía chúng ta cũng lần đầu tiên thực sự công khai những căng thẳng đó với dư luận trong và ngoài nước, song song đó là các biện pháp tương thích đáp lại các hành vi của Trung Quốc.

Một trong những biện pháp ấy, không thể không tính đến đấu tranh pháp lý, vì vậy việc nghiên cứu cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông không còn là câu chuyện riêng của giới hàn lâm mà trải đầy trên mặt báo.

Vì nhu cầu cấp thiết của đất nước, vì độ nóng của dư luận, dễ hiểu vì sao báo giới lại ồ ạt khai thác chủ đề này, tuy nhiên, bên cạnh những bài phân tích thấu đáo rõ ràng cũng không thiếu những bài viết mà tác giả chỉ xào nấu qua lại cho có, những bài viết đấy làm cho thông tin trở nên tù mù, rối rít. Thậm chí, một số bài viết đã cho thấy biên độ của sự ngu dốt là âm vô cùng.

Trước khi chúng ta lội theo dòng ngược của tri thức, chúng ta đi thử theo dòng chảy của nó. Câu chuyện chủ quyền về mặt pháp lý là một câu chuyện phức tạp, một trong những khía cạch rất quan trọng của nó là lịch sử chủ quyền, khía cạnh này rất nhiều người đã phân tích rõ, đi kèm với những bằng chứng lý lẽ không thể chối cãi.

Nhưng một điều mà chưa mấy ai làm đó là trải trước mặt độc giả dòng thời gian đơn giản nhất về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Tôi thử.

Các mốc thời gian về chủ quyền của Việt Nam đối với HS, TS:

Mốc đầu tiên, từ thế kỷ 17, đây là một cột mốc mơ hồ khi HS, TS mới chỉ xuất hiện dưới dạng ghi chép ở nhiều tài liệu cổ đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này.

Mốc thứ hai, vào năm 1816,  mốc này là quan trọng và là đỉnh cao khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.

Mốc thứ ba, thời kỳ Pháp thuộc, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Chủ quyền danh nghĩa vẫn thuộc Nhà Nguyễn.

Mốc thứ tư, cách mạng tháng tám 1945 thành công, Pháp, Nhật bị đánh đuổi, vua Bảo Đại trao ấn kiếm lại cho chính phủ VNDCCH, VNDCCH kế thừa toàn bộ lãnh thổ của nhà Nguyễn, gồm cả TS, HS.

Mốc thứ năm, Hiệp Định Giơ - Ne - Vơ các nước nhất trí với nhau những điều khoản cơ bản, trong đó có: Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của  Việt Nam (dĩ nhiên kế thừa HS - TS). Đại diện cho Việt Nam ký Giơ - Ne - Vơ là VNDCCH (Chính phủ quốc gia Việt Nam từ chối không ký), như vậy chủ quyền HS, TS khi đó thuộc VNDCCH.

Mốc thứ sáu, từ năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, từ chối tổng tuyển cử, tiếp nhận lãnh thổ trao trả của Pháp, tuyên bố chủ quyền với HS, TS. Quyền kiểm soát thực tế thuộc về VNCH.

Mốc thứ bảy, từ năm 1975, VNCH bại trận, Tổng Thống VNCH Dương Văn Minh bàn giao lại tất cả cho VNDCCH, VNDCCH kế thừa toàn bộ lãnh thổ của VNCH (bao gồm TS, HS).

Có thể thấy, Việt Nam đã đặt chủ quyền của mình lên Hoàng Sa, Trường Sa khi mà chưa có bất kỳ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền 2 quần đảo đó, và từ đó đến nay Việt Nam (và đại diện cho Việt Nam là Pháp trong thời Pháp thuộc) liên tục tuyên bố chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và phản đối các hành vi xâm phạm.

Chủ quyền của VN đối với HS, TS là không thể chối cãi. Mọi hành vi của nước khác tác động đến HS - TS mà chưa có sự cho phép của VN đều là hành vi xâm phạm. Điển hình là các vụ Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo của Việt Nam ở các năm 1946, 1965, 1974, 1988.

Pháp lý là lĩnh vực rất cần sự rõ ràng, và hơn bao giờ hết chung ta cần rõ ràng, việc một số nhà báo xào nấu các bài viết liên quan, đưa ra những thông tin nhập nhằng chồng chéo là một điều vô cùng tại hại.

Đã xuất hiện ngày càng nhiều những bài viết như thế thậm chí là xuất hiện cả những xuyên tạc lịch sử cũng như sa đà vào những chi tiết thừa không cần thiết, điển hình là ca ngợi thái quá VNCH đi đến đòi vinh danh này nọ, hay như có nhà báo nhắc tên đảo Song Tử Tây rồi mở ngoặc chú thích là Phillipin, những điều đó là quá thừa thãi với con mắt pháp lý, và tác dụng của nó không gì khác là làm nhiễu loạn thông tin.

Hình ảnh dưới đây là một ví dụ tiêu biểu, báo Giáo Dục, tác giả TRẦN SƠN LÂM, có đoạn: "Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang."



Thứ nhất, VNCH chưa bao giờ là đại diện cho dân tộc Việt Nam, nó được sinh ra mà không thông qua bất kỳ cuộc bầu cử nào cả.

Thứ hai, năm 1974, VNCH không chờ bất cứ một cuộc tổng tuyển cử nào hết, VNCH đã từ chối tổng tuyển cử năm 1956.

Việc phải rạch ròi những chuyện đó, bởi nó là sự thật, sự thật cần được tôn trọng, đó là nguyên tắc sống còn của lịch sử và báo chí. Chúng ta hoàn toàn vẫn có thể chứng minh được chủ quyền của mình với TS, HS mà không cần mất công đi san phẳng những gai góc của lịch sử, đó là một công việc thừa thãi, không cần thiết, và lại càng làm vấn đề thêm phức tạp, nhiễu loạn mà thôi.

Giữ nguyên những gai góc lịch sử đó thì TS, HS vẫn là chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, đơn giản vì toàn quốc tế không cần chúng ta trình bày những chuyện đó.

Những hô hào kiểu như "không gọi VNCH là ngụy nữa", "VNCH có chính danh", "VNCH anh dũng giữ đảo"  ... trong lúc chúng ta cần bằng chứng pháp lý, cũng giống như việc người ta mua bánh mỳ kẹp thịt mà lại vào bếp ốp la trứng vậy.

"Chủ quyền đất đai biển đảo thuộc về nhân dân Việt Nam. Các chính quyền có bản chất là ngụy hay không đều có trách nhiệm giữ gìn. Các chính quyền ngụy dựa hơi Pháp Mỹ nhảy vào cướp đoạt giành quản lý một nửa đất nước thì phải có trách nhiệm bảo vệ nó trước sự xâm lược của nước ngoài. Việc làm bảo vệ bằng ngoại giao, quân sự nào đúng thì sẽ được kế thừa, làm sai sẽ phải chịu thêm tội với nhân dân, đất nước và lịch sử.

Tên gọi "ngụy " là muốn nhắc nhở bản chất của chính quyền đó để cảnh cáo các thế hệ mai sau triệt để không bước vào con đường phản quốc báo hại đất nước giống nòi nữa nhưng trên những văn bản pháp lý, ngoại giao chính thức từ xưa đến nay vẫn dùng tên gọi VNCH và do đó nếu có kiện TQ lên tòa án quốc tế thì cũng chẳng có vấn đề gì cả.

Ra tòa thì tùy theo tòa đó có công nhận tư cách chính trị ngoại giao của VNCH trong quá khứ hay không chứ không phải tùy theo Việt Nam có công nhận VNCH có chính danh hay không. Tòa án quốc tế toàn ở những nước thuộc '‘thế giới tự do'’ mà ngày xưa đã từng ủng hộ, hợp pháp hóa VNCH thì chắc chắn không tự dẫm vào đuôi của mình đặt câu hỏi về tính hợp pháp của VNCH. Về phía Việt Nam gọi VNCH là ngụy nhưng trên thực tế vẫn đã chấp nhận tư cách chính trị, ngoại giao, thực thể quản lý một phần lãnh thổ, của VNCH cho nên mới có mấy cái chuyện ngoại giao, đàm phán trong thời chiến tranh như vậy lần này ra tòa có dùng tên gọi chính thức thì vẫn là nhất quán.

Còn nếu tàu vặn vẹo thì chúng ta vặn vẹo lại! Chính quyền dân quốc hay cộng sản của Trung Quốc đã không xem nhà Thanh là chính quyền xứng đáng đại diện cho TQ nên mới lật đổ tiêu diệt tận gốc vậy thì các hiệp ước ngoại giao, chính trị có lợi cho TQ do nhà Thanh ký có bị TQ hủy bỏ, cho là vô giá trị không?

Tóm lại thì tòa án quốc tế, Việt Nam hoặc tàu sẽ không có vấn đề về tư cách chính trị ngoại giao của VNCH trên tòa.

Vậy thì có một số người cứ tiếp tục mè nheo về tên gọi ngụy chỉ có mục đích thực tế là muốn chà đạp lịch sử, trộn cơm với cám bắt các thế hệ mai sau phải ăn và bắt chước làm như ngụy cũng là yêu nước!

Có nhiều bạn ăn học cho lắm vào nhưng giúp thì không nghĩ ra được cái gì hay ho để giúp mà chỉ xoăn xoe phá đám muốn đảo lộn trắng đen dẫm đạp lịch sử, cào bằng giá trị bằng những cái cớ rất vu vơ vớ vẩn! "

Là nhà báo, cái cần nhất là óc phân tích trên nên lương tri trách nhiệm, đất nước đang cần A mà đi viết về B bằng cách xuyên tạc thì ngu là chưa đủ.

8 comments:

  1. Chú...Đông..La...Bla..Bla.. Luôn gắn Cô Hòa vào tất cả mọi việc lớn nhỏ đấy (Lôi cả chuyện Cô Hòa vào Công hàm Phạm Văn Đồng...)...Ghê thật.. Đúng là chỉ có não chú Đông La mới sáng tác chuyện hay như vậy.

    ReplyDelete
  2. Thằng Trần Sơn Lâm này không biết có phải thằng Trần Sơn Lâm trên Facebook ngoan cố xuyên tạc cho bằng được HĐ Geneva hay không. HĐ Geneva ký năm 1954, 'Quốc Gia Việt Nam' không ký vào HĐ này, VNCH lúc này không tồn tại trên đời mà hắn vẫn cố hoang tưởng cho bằng được rằng HĐ Geneva dính líu gì tới VNCH. Trong khi HĐ ghi rõ giới tuyến ở vt 17 không phải là ranh giới chính trị hay đất đai ( điều 6 bản tuyên bố chung ).

    ReplyDelete
  3. Chúng nó khốn nạn đến mức độ bây giờ không chỉ nâng bi lính VNCH nữa mà chúng bây giờ nâng bi luôn cả Chính phủ VNCH, bảo rằng đại diện cho dân tộc VN. Trong khi đó chủ quyền theo pháp lý quốc tế thì làm gì có yếu tố dân tộc nào vào đây. Theo pháp lý quốc tế thì chủ quyền chỉ tính theo NHÀ NƯỚC, không tính theo DÂN TỘC. Rõ ràng là thằng Trần Sơn Lâm này và báo Giáo dục VN đang gây nhiễu loạn thông tin và nhồi sọ người đọc.

    Thứ nữa là HĐ Geneva ấn định rất rõ ràng là sẽ tổng tuyển cử vào năm 1956, thì sau lại có chuyện năm 1974 đang chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước? Thằng tác giả này bị thần kinh hay bị hoang tưởng?

    ReplyDelete
  4. Bài viết ngắn nhưng có đủ cơ sở lịch sử, pháp lý rõ ràng, vững chắc. Mình xin góp thêm với Đông Tuyền vài ý nhỏ: theo mình nên có thêm mốc thứ 8 nữa. Trong đó, mốc thứ 7, sửa lai là : từ năm 1975, VNCH bại trận, Tổng Thống VNCH Dương Văn Minh bàn giao lại tất cả cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, và CPCM LTCHMNVN kế thừa toàn bộ lãnh thổ của VNCH (bao gồm TS, HS).
    Mốc thứ 8, là sau bầu cử Quốc hội thống nhất hai miền Nam _ Bắc (4/1976), Nước CHXHCNVN ra đời, thừa kế toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam ( gồm VNDCCH và CHMNVN ( bao gồm TS, HS ).

    ReplyDelete
  5. Một cách ví von khác về hành động của báo giới trong thời gian vừa qua là "bỏ ruộng lúa đi bón phân cho cỏ trên bờ"

    ReplyDelete