Wednesday, December 31, 2014

NHO GIAO, VIỆT NAM ĐANG CẦN HỌC CHỔ NÀO? (post lại)


[Lưu ý: bài viết này không nhăm mục đích trả lời câu hỏi nên hay không nên mở Học Viện Khổng Tử, chuyện đó chẳng có gì phải bàn cả, cái gì hay thì học, vậy thôi. Chúng ta có Đại Học Thiên Chúa Giáo, Đại Học Việt Nhật, thì có Học Viện Khổng Tử là bình thường, Kpop, Hentai, Hippi đầy khắp nơi kia kìa]

Việt Nam ta, văn hóa gốc là văn minh lúa nước, tuy nhiên với hơn 1000 năm đô hộ đồng hóa cùng nhiều cuộc xâm lăng lớn nhỏ của các triều đại Trung Quốc thì không thể phủ nhận sự du nhập, giao thoa và ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc mà chủ đạo là Nho giáo lên văn hóa nước ta.

Đến thế kỷ 20, với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, Nho giáo mất vị thế, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-1970. Ở nước ta cũng vậy. Theo lẽ thường, những gì đã qua, người ta thường cho là cổ hũ, lạc hậu và đi đến phủ định toàn bộ. Phủ định xã hội phong kiến, phủ định luôn Nho giáo.

Lại nữa, ký ức 2000 năm của dân tộc hiện hữu với sự đe dọa chủ quyền đến từ Trưng Quốc, gần đây và bây giờ là sự căng thẳng ở Biển Đông, khiến cho người Việt có tâm lý ghét Trung Quốc. Và cũng theo lẽ thường. khi ghét, người ta bài trừ, và bài trừ toàn bộ, bài trừ Trung Quốc, bài trừ luôn Nho Giáo.

Nay xét thấy :

Trong lịch sử, dân tộc Trung Hoa đã nhiều lần bị ngoại tộc (Mông Cổ, Mãn Thanh...) xâm chiếm, nhưng văn hiến của họ thì không gươm giáo nào hủy hoại được, ngược lại còn đồng hóa luôn những kẻ đã chinh phục họ.

Trung Hoa trải qua hơn 2.000 năm, dù thịnh suy mỗi lúc khác nhau, nhưng đất nước của họ vẫn không hề lụn bại, trong khi các đế chế khác như La Mã, Ba Tư... cứ lần lượt xuất hiện rồi sụp đổ. Việc này ngay đến người ngoại quốc cũng khen ngợi.

Không phải chính trị, không phải vũ lực của Trung Quốc, cũng không phải là kinh tế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, mà chính văn hiến của Trung Quốc mới là vũ khí mạnh nhất của họ, giúp đất nước họ trường tồn. Mà gây dựng nên nền văn hiến đó, công đầu thuộc về Nho giáo.

Lại nữa, một hệ tư tưởng tồn tại hơn 2500 năm, và hiện tại vẫn đang duy trì được một sức ảnh hưởng sâu rộng, được nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, văn hóa ... trên thế giới bỏ công nghiên cứu thì tư tưởng đó khó lòng mà nói là "tư tưởng vứt đi" được.

Chúng ta luôn cầu sự tiến bộ, muốn tiến bộ thì cần học hỏi, học hỏi thì cần gạn lọc để tìm chổ hay, chổ phù hợp với hoàn cảnh của mình mà học, đó là lý do tôi viết bài này trình bày chổ hiểu vốn chưa nhiều (nhưng cũng tự nghĩ là tìm thấy chổ trọng tâm mình cần) của mình về Nho Giáo, rút ra cái chổ cần học theo suy nghĩ tạm thời của cá nhân. Cũng là nhân khi Việt Nam cho mở viện nghiên cứu về Khổng Tử vậy.

Tìm chổ học, chúng ta cần tìm đến cái chân tướng của lý thuyết ấy, việc chỉ nhìn bề mặt, hiện tượng cũng rất dễ dẫn đến sự phủ định một cách nông cạn. Ví như chổ Đạo Phật, nhiều người không nghiên cứu về Kinh - Luận hoặc nghiên cứu mà không hiểu được đến chổ nghĩa cùng tột của Kinh Luận, chỉ thấy một số hiện tượng như có nhiều người tới chùa cầu tài, cầu tự, cầu duyên ... mà quy kết Đạo Phật là mê tín, điều lạ lẫm nhất trong tư tưởng Phật Giáo.

Nay cũng thế, muốn tìm chổ học được của Nho Giáo, ta tìm về cái tư tưởng thật sự của Khổng Tử.

Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Đức Khổng Tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ngài bằng các ghi chép do các học trò của ngài để lại.

Lại nữa, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc liền thực thi chính sách "đốt sách chôn Nho", đây là sự kiện khiến cho Kinh, sách bị thất truyền thất bản khiến đời sau có nhiều chổ hiểu lệch lạc.

Nhà Hán lập quốc, khôi phục Nho giáo, từ đây về sau, Nho giáo trở nên cực thịnh ở Trung Quốc, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt xã hội. Nhưng cũng vì 2 nguyên nhân kể trên, cũng như để phù hợp với trình độ nhận thức của từng thời kỳ, thêm nữa là những thủ đoạn lợi dụng Nho giáo để trục lợi chính trị mà Nho giáo có nhiều chổ biến tướng sai khác, có xu hướng cực đoan hóa.

Trong quá trình đó, có 2 bước ngoặt, tạo ra nhiều hệ phái trong đó có Hán Nho và Tống Nho.

Từ đời Xuân Thu Chiến Quốc về trước, quân quyền chưa thịnh, vả bấy giờ ở TQ, học thuyết chia ra nhiều phái, không phải một nhà nho mà thôi. Kế đó, nhà Tần thống nhất thiên hạ, Thủy Hoàng đặt ra những cái lễ "tôn quân ức thần", quân quyền mới mạnh lên.

Nhà Hán nối lấy, y theo cả lễ pháp nhà Tần, lại bãi bỏ cả chư tử bách gia mà bắt thiên hạ chỉ tôn một Khổng giáo, ấy là nhà Nho cũng nhờ quân quyền mà được mạnh.

Nghề thế, chén tạc phải có chén thù, nhà Nho mới càng tìm cách để quân quyền ngày một thịnh. Vua Hán hội chư nho gia viết sách Bạch Hổ Thông, các nhà nho đã mang sẵn tấm lòng đền ơn trả nghĩa, việc biên tập sách ấy lại thuộc dưới quyền quân chủ nữa, thì sinh ra ra thuyết Tam Cang.

Tam-Cang là: Quân-thần, Phụ-tử, Phu-phụ. Vua tôi, cha con, chồng vợ; Chúa ở với tôi có đạo-đức, thì tôi thờ chúa mới tận kỳ trung; Cha ở với con từ-thiện, thì con thờ cha chí hiếu; Chồng giữ trọn nghĩa với vợ, thì vợ phải thủ tiết thờ chồng ấy là Tam-cang tức là đời có Ðạo.

Theo thuyết ấy thì vua, cha, chồng như là trọng, còn tôi, con, vợ thì khinh. Một bên có quyền, nhưng không cần nghĩa vụ, một bên kém quyền nhưng lại nặng nghĩa vụ với bên kia.

Đẻ sau mà khôn trước! Từ đó các vua, triều đại thay đổi nhau nhưng vẫn trọng thuyết tam cang để gia cố quyền lợi cho mình, thành ra không bao lâu mà nó đè sấp cái thuyết ngũ luân của Khổng Tử. Cho đến bây giờ ai cũng nói “cang thường”, “cang luân” hay là “tam cang ngũ thường”.

Tống Nho cũng theo thuyết Tam Cang ấy, nhưng có nhiều chổ phát triển lên cực đoan hơn và hình thức hơn, làm cho tư tưởng nguyên thủy của Khổng Tử đang truyền mà gần như là bặt truyền.

Vậy, những gì là tư tưởng nguyên thủy của Khổng Tử và Nho Giáo ?

Khổng Tử dạy có Ngũ Luân rằng : “Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bầu bạn : năm điều ấy là đạo thông trong thiên hạ vậy”, “Vua phải đạo vua, tôi phải đạo tôi, cha phải đạo cha, con phải đạo con”, “Làm vua người, đỗ ở nhân, làm tôi người, đỗ ở kính, làm con người, đỗ ở hiếu, làm cha người, đỗ ở từ, giao với người, đỗ ở tín”.

Như vậy chúng ta thấy, tư tưởng của Khổng Tử không hề có sự nâng một bên lên, hạ một bên xuống mà khi nào cũng đối đãi với nhau. Bên nào cũng được buộc cho một cái bổn phận đối với bên kia, chẳng qua bổn phận tùy theo địa vị mà khác. Đó chính là BÌNH ĐẲNG CÓ TRẬT TỰ vậy.

Học thuyết của Khổng Tử lập nên trên một chữ “nhân”. Nhân thì yêu người, yêu người thì cứu người. “Hiếu đễ là gốc sự làm nhân”, rồi suy đến “rộng ra ơn và giúp chúng”, cái mục đích của nhân là ở đó. Phương pháp thì là, bắt đầu từ cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, rồi đến tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. “Từ thiên tử đến thứ nhân, hết thảy đều lấy tu thân làm gốc”. Nhờ cái gốc vững vàng mà hành động đúng đắn, mọi người ở với nhau như “đo vuông”, nghĩa là bốn bên không lấn nhau mà xã hội được yên ổn thái bình.

Trong chữ “nhân” có nghĩa bình đẳng. Vì chữ “nhân” bởi chữ “nhị là hai” và chữ “nhân là người” ráp lại. Cho nên nhân, nghĩa là cái lòng yêu thương, kính trọng của hai người đối với nhau, mà cũng là cái bổn phận của hai người đều phải có. Vì vậy mà trong ngũ luân, mỗi một luân, bên này phải có bổn phận đối với bên kia. Nếu chếch đi một bên thì mất cân bằng mà không gọi là nhân được. Nhờ một chữ nhân đó, mọi người ở với nhau đằm thắm, ấy là cái phước lớn của nhân loại. Đó chính là BÌNH ĐẲNG CÓ TRẬT TỰ vậy.

Tiếc rằng, Việt Nam ta chịu ảnh hưởng, nhưng lại là ảnh hưởng của Hán Nho, Tống Nho nên những gì tàn sót lại đều được cho là hủ lậu, không mấy có ấn tượng tốt đẹp với người đương thời.

Nay muốn học, nên học cái bình đẳng có trật tự ấy. Vì sao ?

Xã hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như càng ít quan tâm đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều tri thức không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn, nhân loại sẽ suy đồi. Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ 20, nên đời sống vật chất cải thiện rất nhiều. Nhưng đời sống vật chất càng tiến bộ, thì nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi, nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau.

Dễ thấy, trò không còn là trò khi chẳng chịu lo học lại còn hỗn với thầy, thầy cũng chẳng còn là thầy khi chẳng làm gương cho trò, cha mẹ bỏ bê con cái, con cái lại chẳng biết đường hiếu kính, làm dân tính đủ đường lách luật, trốn thuế, chống người thi hành công vụ, hối lộ viên chức, làm cán bộ thì nhũng nhiễu, quan liêu, tham nhũng, tắc trách ... Mỗi người đã không giữ đạo cho riêng mình, trật tự mất đi, các giá trị đạo đức cũng tự đó mà băng hoại.

Nay ứng cái sự bình đẳng có trật tự ấy để biết, mỗi người đều có quyền bình đẳng ngang nhau, có nghĩa vụ và trách nhiệm với xã hội như nhau, nhưng phải giữ "trật tự", con phải đúng là con, cha mẹ phải đúng là cha mẹ, cán bộ phải đúng là cán bộ, dân phải đúng là dân, chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ.

Nếu hỏi định nghĩa nào cho "thầy", "trò", "chồng", "vợ" ... thì câu trả lời tất nhiên là những chuẩn mực của xã hội đương thời dành cho địa vị ấy, chứ không thể áp dụng chuẩn mực cũ được, học có gạn lọc là như vậy.

Nói thêm rằng, song song với việc nghiên cứu, chắt lọc được cái đáng học ở Nho Giáo (mà theo cá nhân minh là chổ kể trên) thì cần xóa đi cái cái ảnh hưởng tiêu cực thâm căn cố đế của Hán Nho, Tống Nho lên xã hội đương thời, có như thế mới phát huy được hết tác dụng.

Kể ra đây 3 điều cần sớm gạt bỏ :

Thứ nhất : Tư tưởng khinh nông, dễ dàng nhận thấy tư tưởng của người nông dân ngay nay thường là "nghèo cũng phải cho cu Tèo đi học", "đi học lấy cái chữ, mà thoát khỏi cái cày con trâu con ạ" ... , những người thành đạt cũng từ đó mà sinh ra tâm lý khinh nhờn nghề nông, nhà nước thì "công nghiệp hóa, hiện đại hóa", có quan tâm nông nghiệp cũng đang trong tâm lý "nghĩa vụ phải làm". Đây rõ ràng là ảnh hưởng tiêu cực từ Nho Giáo.

Câu hỏi đặt ra là sao không đào tạo nông dân để từ đó có được những người làm nông tay nghề cao, đầu tư cho nông nghiệp để có được những sản phẩm chất lượng cao, mà lại xa rời nông nghiệp vốn là văn hóa gốc rễ của dân tộc.

Thứ hai : Bệnh học chữ, đời xưa, học chữ, thi đỗ, ra làm quan, đời nay cũng cầu cái chữ để cốt tiến thân lập nghiệp, giáo dục cũng thiên về dạy cái chữ, thành ra xã hội nhiều người nói hơn người làm, thừa thầy, thiếu thợ. Đây cũng là một cái ảnh hưởng của nho giáo.

Ngày nay, không chỉ học "cái chữ" mà kĩ năng thực hành, tinh thần, thể chất cũng cực kỳ quan trọng, phải có sự cơ cấu lại, bổ sung thêm, cải cách nền giáo dục để bỏ đi cái tàn sót tư tưởng này.

Thứ ba : Thói quen nịnh trên hiếp dưới, Hán Nho, Tống Nho hình thức hóa Nho Giáo, trọng thứ bậc, giai cấp cấp xa hội, khiến cho kẻ dưới sợ kẻ trên mà sinh xu nịnh, kẻ trên khinh kẻ dưới mà sinh hiếp đáp. Tàn sót đến tận ngày nay.

Vì vậy, phải làm cho dân hiểu luật, nắm bắt được quyền của mình mà không e sợ người trên, thủ tục hành chính đơn giản để dân không thấy phiền hà mà cầu cạnh. Răn đe đủ với người có quyền mà tắc trách, quan liêu.

Ngoài 3 điều ấy, tất nhiên còn nhiều chổ khác nữa, nhưng có lẽ thật khó hệ thống vì nó quá rộng, ở mọi khía cạnh của cuộc sống, vậy nên xin phép không kể ra.

Friday, December 26, 2014

Quản Trị Học với Phật Học là y chang nhau ...?

Gần đây trên mạng có nhiều bài phân tích rồi rút ra bài học từ phim Tây Du Ký, một câu hỏi trái khoáy đặt ra là “tại sao Đường Tăng “vô dụng” lại lãnh đạo được Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại”.http://www.webtretho.com/forum/f76/tai-sao-duong-tang-vo-dung-lai-tro-thanh-nguoi-lanh-dao-con-ton-ngo-khong-tai-phep-thi-lai-la-ke-lam-cong-1993792/

Mình cho rằng đây là một cách đặt vấn đề hết sức vớ vẩn, khi mà những người viết lấy cái nhìn từ Quản Trị Học áp dụng lên những biểu trưng của giáo lý Phật giáo, tức là bình xét một vấn đề trên hệ quy chiếu này dựa trên hệ trục của một hệ quy chiếu khác, nó phi và phản khoa học cho cả việc nghiên cứu Quản Trị Học lẫn Phật Học.

Tương tự như việc bạn xem phim Đội Bóng Thiếu Lâm của Châu Tinh Trì sau đó so sánh các kỹ năng của các nhân vật trong phim với Ronaldo, Messi, De Gea ... (những cầu thủ ngoài đời thực), nó chẳng đi tới đâu, bởi Đội Bóng Thiếu Lâm vốn là một bộ phim thuộc thể loại siêu thực, thế giới phim khác hoàn toàn với thế giới thực.

Bản thân mình chỉ thích xem, chứ không thực sự thích bình Tây Du Ký, bởi trơng TDK bên cạnh việc ẩn dụ các giáo lý Phật Giáo thì có xen lẫn cả Đạo Giáo, nét đặc trưng vô cùng riêng biệt của Trung Quốc khi họ luôn muốn đạo gốc của họ (Đạo Giáo) ảnh hưởng lên và đồng hóa các đạo du nhập khác, trong đó có Phật Giáo.

Đó là một việc đau lòng mà ngay cả ở Việt Nam ta cũng xảy ra (dù rằng đó là một sự địa phương hóa, giao thoa tôn giáo một cách tự nhiên chứ không phải cưỡng ép như TQ), toàn bộ kinh điển và tinh thần nhân sinh do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại có giá trị vô cùng to lớn đối với nhân loại, bản thân nó đã chồng chứa rất nhiều tầng nghĩa cao sâu khác nhau không dễ gì để hiểu hết, huống chi lại bị phiên nhiễm, tam sao thất bản.

Trong bài viết “Nho Giáo, Việt Nam cần học chổ nào?” (http://kichbanquangcao.blogspot.com/2013/10/nho-giao-viet-nam-ang-can-hoc-cho-nao.html), mình có viết về việc kinh sách của Khổng Tử bị tam sao thất bản, sau lại bị hậu bối xuyên tạc, thêm thắt phục vụ nhiều mục đích khác nhau (trong đó có chính trị), khiến cho ý nghĩa cao đẹp ban đầu trong tư tưởng Khổng Tử bị mất đi, bị hoen ố. Không Tử nói Ngũ Thường, không nói Tam Cang, Khổng Tử nói bình đẳng, không nói chính phụ trọng khinh, nhưng Hán Nho, Tống Nho làm lệch lạc đi tất cả. Chẳng phải quá đau lòng sao?

Ở Việt Nam, nói đến Đạo Phật, nhiều người lại nghĩ ngay đến mê tín dị đoan, đến xem bói, xem quẻ, cầu tự, cầu danh, cầu tài ... Đấy hoàn toàn là hậu quả của việc phiên nhiễm các tôn giáo địa phương và việc hiểu chưa đúng chổ tột cùng của kinh sách mà ra. Thế giới quan Phật Giáo là thế giới quan Duy Vật, biện chứng của Phật Giáo là biện chứng Nhân - Quả, Duyên - Nghiệp, ngay chính bản thân đức Phật cũng không phải là đấng cứu thế có thể tạo - ban hay dùng quyền năng để thay đổi số phận 1 con người. Phật Giáo thuần túy, tuyệt đối không có mê tín.

Những cái hiểu sai chất chồng lên nhau như vậy, làm đau lòng những người học Phật, mình chỉ dám nhận là người “đọc” Phật thôi nhưng cũng cảm thấy đau lòng như vậy. Chính vì lẽ ấy mà dù loạt bài viết về “Đường Tăng vô dụng” kia, tuy vớ vẩn, nhưng làm mình vô cùng phẫn nộ. Đạo Phật bị hiểu sai đã đủ nhiều, xin làm ơn, hãy để Đạo Phật được yên. Đừng mang những lối nghĩ ngu xuẩn của mình để phán xét Phật Giáo nữa.

Tại sao ngu xuẩn? Tại vì dùng hệ quy chiếu của Quản Trị Học để bình xét các ẩn dụ Phật Học nhưng ngay cả kiến thức về Quản Trị Học cũng sai cơ bản, nhận thức về Quản Trị Học vô cùng u tối, thể hiện sự bất mãn mù quáng với hiện thực đời sống mà bản thân đang lạc lõng.

Lan man một tý, mình học đại học 1 năm thôi, và may mắn được học Quản Trị Học Căn Bản, mình học rất tài tử, giáo trình hầu như không hề ngó qua, đối với Quản Trị Học chỉ nhớ được câu thần chú “Đặt Mục Tiêu, Lên Kế Hoạch, Đốc Thúc Thực Hiện, Kiểm Soát”. Sau này đi làm cũng may mắn được mấy lần quản lý người ta, cách làm của mình rất đơn giản: đặt mục tiêu tối thiểu + thiết lập quy trình chung và các công cụ hỗ trợ + đưa ra hệ thống thưởng, phạt, thu nhập và việc còn lại là lên facebook chém gió. May mắn thêm một lần nữa, team của mình luôn luôn là team hoạt động cực hiệu quả. Có một điều là mình không bao giờ bán hàng giỏi hơn những bạn trong team, tuy thế, dù phần lớn thời gian là để chém gió nhưng chắc chắn mình không vô dụng.

Đặt câu hỏi tại sao Đường Tăng không thần thông quảng đại lại lãnh đạo được Tề Thiên Đại Thánh là cả một sự ngu dốt thâm sâu rồi, trả lời vì “Đường Tăng vô dụng” thì tầng sâu ấy lại thêm được mấy phần. Quản lý được chia thành ba cấp, sơ cấp, trung cấp và cao cấp ở mỗi cấp khả năng kỹ thuật, chiến thuật, chiến lược có sự cần thiết nặng nhẹ khác nhau, tuyệt đối không có ai vô dụng mà được việc cả. Ở cấp quản lý càng cao, đòi hỏi về kỹ thuật càng thấp, đòi hỏi về tầm nhìn càng tăng, đó là Đòi Hỏi, chứ không phải là Bắt Buộc Tất Yếu, quản lý cấp cao cần có tầm nhìn xa, rộng, khả năng hoạch định chiến lược tốt và nếu anh ta giỏi kỷ thuật thì chả làm sao hết. Hẳn là người viết tức tối vì mình tài năng hơp sếp của mình chăng khi nói “muốn làm lãnh đạo thì phải (bắt buọc tất yếu) vô dụng”?

Hay như việc kết luận “cái mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có là “các mối quan hệ””, người viết viết (liệt kê) về các mối quan hệ, nhưng anh/chị ta không giải thích được các mối quan hệ có vai trò gì và tại sao lại có các mối quan hệ đó. Đó một lần nữa lại “thể hiện sự bất mãn mù quáng với hiện thực đời sống mà bản thân đang lạc lõng.” Nhiều bạn trẻ vẫn thường chửi người khác vì “đi lên nhờ các mối quan hệ”, coi đó như là một sự đáng ghê tởm lắm, và bài viết rõ là có dụng ý gãi vào chổ ngứa của các bạn trẻ hay chửi ít làm này.

Đến bao giờ các bạn mới ý thức được “các mối quan hệ” cũng là một “nguồn lực” bên cạnh nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin? Nếu xem đó là một nguồn lực thì phải có quá trình chuẩn bị trước khi lên một kế hoạch, nó hiển nhiên đóng vai trò trong sự thành công của một kế hoạch chứ chả phải điều gì đáng ghê tởm cả. Bạn ghê tởm nhân tố đưa bạn đến thành công, thành công sẽ ghê tởm bạn. “Xây dựng các mối quan hệ” là một dạng tài năng, một tài năng quan trọng, câu sấm truyền “quảng cáo thoái vị, PR (quan hệ công chúng) lên ngôi” đã lan đến tận từng lũy tre rồi mà các bạn đang ở đâu, lỗ cua chắc?

PR không phải các em trẻ đẹp đứng chào khách, không phải là một vài bài viết lố lăng đăng lên báo, nó là một hệ thống tổng hòa các tương tác (nội dung lẫn hình thức) của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với những nhóm đối tượng trọng yếu nhằm thiết lập những liên hệ bền chặt mà từ đó khai thác được các lợi ích đáp ứng tiến trình của các kế hoạch, chiến lược. Khi mình còn làm Marketing cho một công ty luật, trong kế hoạch Marketing tổng thể luôn dành đất cho PR rất nhiều, “những nhóm đối tượng trọng yếu” là nhân viên (marketing nội bộ), khách hàng (chia ra nhiều nhóm, mỗi nhóm một chính sách tương ứng), luật gia (luật sư, chuyên viên luật), báo giới, chính quyền, các đối tác, ... Nói xem chuyện đó có gì đáng ghê tởm? Nếu người viết am hiểu về quản trị học thì phải kết luận rằng “Đường Tăng có khả năng xây dựng các mối quan hệ tốt hơn Tôn Ngộ Không”, mới đúng tinh thần “rút ra bài học”, chứ không phải kiểu cay cú với đời, tiếp tục ru ngủ bản thân và những người khác, tự an ủi rằng “lỗ cua mát lắm” như vậy.

Trên đây là phân tích qua loa, gọi là chiều lòng người viết để nhìn trên cái nhìn Quản Trị Học, còn về căn bản, muốn bình Tây Du Ký, bạn hay bất kỳ ai cũng phải có hiểu biết về Phật Học, không những thế cái hiểu đó phải thâm sâu ở mức độ nhất định. Tây Du Ký là một chuỗi dài những ẩn dụ cho những giáo lý Phật Giáo. Đi thỉnh kinh, đi Tây Trúc thì không phải đi đến Tây Trúc mang những cuốn tập có chép kinh về mà là đến với Phật, đến với giác ngộ. “Tám mươi mốt nạn quỷ ngăn đường” thì không phải là 81 lần đụng độ với yêu quái các kiểu, mà là những cám dỗ từ ngoại cảnh. Năm thầy trò không hẳn là Đường Tăng, Tôn Ngô Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh, Bạch Mã mà còn là Tâm, Trí, Dục Vọng, những lầm chấp của một con người, trong đó tâm sáng, tâm tĩnh, trí huệ (không phải trí tuệ) sẽ dẫn lối ...
(đọc thêm "Giải mã truyện Tây Du Ký" :https://docs.google.com/file/d/0BwSQuh8bXA_KNjBOc0lVb016ZTQ/edit (mình chưa đọc))

Trong Phật Giáo không có khái niệm người lãnh đạo, chỉ có người thầy, người dẫn lối, người bạn đồng hành (Đức Phật chỉ nhận mình là người hướng dẫn mà thôi), người đạt được tầng tu tập cao hơn sẽ hướng dẫn người sau, làm cho người sau ngộ ra chân lý mà tiến tu. Người đi tìm giác ngộ, trước phải dùng trí tuệ để hiểu, sau phải dùng trí huệ để ngộ, Tôn Ngộ Không chí trí tuệ xuất chúng hơn người nhưng chưa có được cái trí huệ của bậc tu như Đường Tăng, hẳn vì lẽ đó mà anh ta có pháp danh là Ngộ Không, cốt để nhắc anh ta một chữ “Không”. (Giải thích 1 từ trí huệ rất khó, mình hiểu nhưng viết ra có lẽ lại là thảm họa, bạn nào có nhiệt tâm thì tìm hiểu nhé, trong kiến giải Kinh Tinh Yếu Bát Nhã có giải thích rõ cái này)

http://tangthuphathoc.net/tapsach/vothuongnietban-01.htm

Ngộ Không đại náo thiên cung, luyện thành mắt thần có thể nhìn rõ thật giả ở đời, thật giả ở đây thuộc về lý trí, trí tuệ, nhưng anh ta không nhìn ra được “Sắc - Không” (thuộc về trí huệ). Sắc - Không (Có - Không) ở đây không phải là sự xuất hiện (có 1 ngôi nhà nhỏ ven hồ) mà là thấy được ngôi nhà tuy có mà không có, có đó nhưng chỉ 1 môi lửa thì thành không có (vô thường), có đó nhưng không thật một ngôi nhà mà do cột kèo, mái lợp tạo thành (vô ngã)... . Ngộ Không có thể nhìn gái đẹp ra yêu quái, Đường Tăng nhìn gái đẹp như không. Ngộ Không thấy yêu quái mà sinh sân giận, dấn mình sâu vào vô minh. Bát Giới thấy gái đẹp, trí tuệ lu mờ, dục vọng nổi lên toan làm điều xằng bậy, dấn mình vào vô minh. Đường Tăng thấy gái đẹp quán biết đẹp sẽ tàn (vô thường), đẹp ấy do giả hợp mà thành (vô ngã), nên coi như không, hoặc giả (ở tầng tu cao hơn) nhìn người biết đó là người, nhìn gái đẹp cũng biết đó là người mà thôi (đối cảnh vô tâm), vì thế là tâm không động, khẩu không xuất, thân không hành (tức không tạo nghiệp). Đó là trí huệ của Đường Tăng.

Vì thế trên đường đến giác ngộ, đến với sự tỉnh thức, Đường Tăng là người hướng dẫn các học trò.

Hãy tưởng tượng có một ngôi nhà với 5 cái cửa, giữa nhà có một ngọn đèn sáng, ánh sáng của ngọn đèn này sáng khắp căn nhà, phà ra năm cái cửa, có một người đứng ở cửa trông ra ngoài khoảng đêm tối mênh mông, người đó chính là mỗi chúng ta, chúng ta bỏ sáng tìm tối ấy là vô minh, nhìn cảnh bên ngoài vô thường, vô ngã không thực có mà cứ nghĩ là thực có, nhìn hoa thấy hoa thơm hoa đẹp, liền muốn hái làm của riêng mình từ đó mà sinh ra tham, ái, sân, si, mạn, nghi, ác, thủ. Tham thì cầu, ái thì luyến nhớ, tất cả dẫn con người đi đến chổ tạo nghiệp, gieo nghiệp nhân thì gặt nghiệp quả, cứ thế mà sinh diệt luân hồi mãi. Nay thấy khổ muốn thoat khổ, liền nhớ ra phía sau lưng chúng ta là ngọn đèn, ấy chính là Phật tánh của mỗi người vậy, chỉ cần quay đầu là thấy ngay hay có câu “hối đầu thị ngạn” (quay đầu là bờ). Một cái quay đầu ấy, dễ mà không dễ, trước phải có lòng tín Phật, sau phải dùng giới - định - huệ mà tiến tu.

Tín Phật trước là tin rằng mỗi người đều có Phật tánh ( Đức Thích Ca nói : Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành), tin rằng bản thân sẽ trở thành Phật, sau là tin vào những gì Đức Phật răn dạy lấy đó làm phương tiện tu tập. Giới ấy là việc dựng lên bức tường rào quanh ngôi nhà ấy để ngăn giữ không cho ý, khẩu, thân tạo nghiệp (một cách hình thức thì Phật tử vừa quy y phải thọ 5 giới (không nói dối, không trộm cắp, không tà hạnh, không uống rượu, không sát sinh), những người tu sâu thêm sẽ thọ thêm nhiều các giới khác). Định là an nhiên, tĩnh tại ở trong Giới. Huệ là ở sâu trong Định mà giác ngộ chân lý. Nếu xét ý nghĩa ẩn dụ thì Đường Tăng là biểu trưng cho lòng tín Phật, cho giới - định - huệ; Ngộ Không là biểu trưng cho lý trí; Ngộ Năng là biểu trưng cho tham ái, Ngộ Tĩnh là biểu trưng cho sân khuể, Bạch Mã là biểu trưng cho si mờ.

Lý trí luôn bay nhảy không ngừng, lúc thế này một niệm sau lại thế khác, ý khởi thì khẩu xuất, khẩu xuất thì thân hành, thân hành thì nghiệp tạo, cứ thế trầm mình vào luân hồi khổ nạn. Tham mà không có được (cầu bất đắc) thì khổ, yêu thương phải chia lìa (ái biệt ly) thì khổ, giận lên thì cũng tự khổ, si mờ thì dìm mình mãi trong khổ. Một người có lòng tín Phật, biết siết vòng kim cô lên lý trí, kiềm chế tham ái, đè nén sân giận, dẫn lối cho si mờ, thì trước sau cũng tìm đến được bến tỉnh thức, bờ giác ngộ, thấy được Phật Tánh của mình. Tôn Ngộ Không có thể hô biến là tới Tây Trúc, nhưng không đến được với Phật, còn Đường Tăng, nếu không có Ngộ Không, Ngộ Năng, Ngộ Tĩnh thì một cái ngoái đầu là đã thấy Phật.

Kết lại, khi nào chúng ta cần quản trị học? Khi chúng ta có muột mục tiêu và cần từ 2 người trở lên để thực hiện. Khi nào chúng ta đến với Phật? Khi chúng ta chẳng cần mục tiêu nào nữa, muốn buông bỏ để đi tìm an nhiên, tĩnh tại. Vì đôi đường đôi ngã như thế, Quản trị học không bao giờ chạm được đến giáo lý Phật Giáo. Tuy nhiên mình khuyên ngược lại, bạn nào đang học quản trị, làm quản trị thì nên đọc Phật, thứ nhất nó rèn luyện cho bạn khả tư duy hệ thống và sâu, thứ 2 nó mở ra cho bạn một thế giới quan vô cùng rộng lớn, khiến cho tầm nhìn của bạn cũng rộng hơn, thứ 3 những tri thức về tâm lý học ở trong Phật học là rất thâm sâu mà Quản trị học thì xem chừng chỉ là cách nói khác của “dẫn dắt tâm lý” mà thôi. 

Friday, November 21, 2014

Bạo Khổ Luân Hồi Kỳ Án.


Đêm Sài Châu, đêm rất lạnh, hắc y nhân độc bước trên quanh co những con dốc dài thẳm, đèn heo hắt xa mờ, trăng heo hắt xa mờ, trăng lần vào mây, mây trôi, trôi mãi. 

Khi mặt trời chưa buông, núi đồi liền nhau hùng vĩ, đất trời bao la, con người cũng thấy cảm khái, còn đêm về, màn tối lấp đầy thung lũng, để những con đường cô quạnh bé nhỏ, bé nhỏ dần, lúc đấy hồn người tòan là cô liêu, phiêu tịch. Sài Châu là thế.

Hắc y nhân cứ thế mà đi vào trong cô liêu phiêu tịch, bước bộ như trọng như khinh lại như chậm rãi như thoăn thoắt, cơ hồ là cả ngàn nỗi cô liêu, cũng cơ hồ là chả vướng bận gì cả. Đi là đi thế thôi.

Lưng chừng đồi, vệ đường, một khách điếm nhỏ, ánh đèn đỏ lòa phà ra dưới màn sương đêm mỏng, trước cửa khách điếm một đôi nam nữ đang cãi vã:

- Sao nàng nói yêu ta vì những thứ bên trong con người ta cơ mà?

- Nhưng 7 phân là ngoại lệ chàng ơi!

Hắc y nhân vẫn trầm mặc bước qua, như không nghe thấy gì, như không nhìn thấy gì, mục quang vẫn buông hờ về phía trước, bước bộ vẫn như trọng như khinh, thủy chung không chậm, không nhanh. Làm người, vị tất phải lạnh lùng đến vậy?

Con đường lượn qua ngọn đồi nhỏ, dẫn xuống một thung lũng, dưới thung lũng là một rừng trúc, rừng trúc thưa rì rào đẩy xô nhau, ban ngày rừng trúc này tuyệt nhiên quang đãng, ban đêm cũng không hề có hiểm cơ. Nhưng không phải đêm nay. 

Gió xen qua, gió rít lên, trong gió có mùi ám tà, trong đêm dường như có ngàn đôi mắt đa láo liên theo dõi, bỗng “phừng”, đèn đuốc tự đâu nổi lên có trăm ngàn. Một toán người xộc ra vây lấy con đường vốn nhỏ hẹp. Bây giờ, tìm chổ để thở e là còn khó.

Hắc y nhân vẫn rảo bước, tịnh như không cần thở, đám người ấy tịnh cũng không có ý thoái lui. Đao kiếm bắt đầu loảng xoảng sáng lòa. Một tên vận bạch y bước ra, dáng bộ nho nhã thư sinh, không có vẻ gì là kẻ cầm đầu. Nhưng rõ là kẻ cầm đầu, y trỏ kiếm quát:

- Đứng lại. Người biết bọn ta là ai không?

- Đang đêm chắn đường, đao kiếm có đủ, các hạ nếu không phải cướp e rằng chỉ có thể là cha của cướp.

- Biết thế sao không mau đưa ngân lượng?

- Đời ta, bị cướp không ít lần, hôm nay bắt quá thêm lần nữa chẳng hề gì, nhưng nguyên tắc của ta, cứ phải hỏi hai câu, trả lời đặng ắt tự nguyện mà giao nộp. 

- Ta rất thích những kẻ có nguyên tắc, hỏi đi!

- Vì sao các hạ lại vào rừng làm đại đạo?

- Nói người biết ta đây vốn thập niên đèn sách, Thám Hoa khoa bảng tên ta có mặt, nhưng bởi hình luật thời nay quá lỏng lẻo, ta đây sinh chán ngán mà hôm nay có ở đây nói chuyện với người.

- Các hạ chán ngán vì hình luật lỏng lẻo, nên tự thân không coi hình luật ra gì. Vậy câu thứ hai, cho tại hạ hỏi con vịt và quả trứng vịt cái nào có trước?

Tên cầm đầu bắt đầu lầm bầm “vịt đẻ ra trứng, trứng nở ra vịt, vịt đó lại đẻ trứng, rồi trứng đó lại nở ra vịt, vịt, trứng, trứng, vịt ...”. Cả đám thuộc hạ cũng ngơ ngẩn lầm rầm theo“vịt, trứng, trứng, vịt ...”.

Lúc chúng đồng ngước mặt lên thì đã không thấy hắc y nhân ở đó, một làn hơi cũng không. Bọn chúng cả thảy đều nhốn nháo, rồi không ai bảo ai chạy toán loạn. Chạy như ma đuổi, căn bản chúng thực nghĩ rằng vừa gặp ma, khinh công như thế bình sinh chưa thấy bao giờ, thứ mà con người chưa thấy ắt chỉ có ma quỷ. 

Hắc y nhân tịnh không phải ma quỷ, chỉ là thứ khinh công đó, trên giang hồ phi Đông Tuyền ra, tuyệt không có người thứ 3 có thể thi triển. Y chỉ không quá 5 bước nhảy đã đáp xuống lưng chừng đồi bên kia. Lại rảo bước, như trọng, như khinh, mục quang thủy chung không ngoái nhìn lại. 

Đến đoạn gần đỉnh đồi, hắc y nhân phắt mình nhảy lên, thân hình như phiêu hốt rồi lăng không hạ xuống trên mỏm đá dài chỉa ra ngoài thung lũng đầy ngạo nghễ, y đưa mắt nhìn xa xăm, gương mặt trước sau tịnh không biết buồn hay vui, chỉ tạm gọi như là vô tâm đối cảnh.

Gió thổi qua, gió lạnh buốt, gió phần phật, áo của hắc y nhân phần phật tung bay, tóc của y đại khái là cũng theo chiều gió thổi, cảnh tượng hư ảo ấy khó mà không khiến người ta xao động. 

Nam nhân ấy mới phi phàm làm sao, dù chỉ mới nhìn qua tướng mạo, thấp thoáng dưới bóng trăng nhạt nhòa. 

- Đông Tuyền huynh!

Bỗng một thanh âm vang lên từ phía sau lưng hắc y nhân, thanh âm đầy khỏe khoắn, tiếp đó một kẻ vận cẩm y bước tới phía mỏm đá nơi hắc y nhân đang đứng.

Ở đó chỉ có hai người, mỏm đá dẫu ngão nghễ hiếm thấy nhưng vốn dĩ cũng không tên, vậy cái tên “Đông Tuyền” hẳn là gọi Hắc y nhân kia. Trên giang hồ kẻ có tên Đông Tuyền tuyệt không có nhiều, kẻ vừa có tên Đông Tuyền lại vừa có mạo tướng bất phàm tuyệt không có hai.

Đông Tuyền không ứng tiếng quay lại mà vẫn đứng bất động như một bức tượng ngọc.

- Mãn Lâu đệ sao lại tìm đến đây?

Nghe gọi mà không ngoái nhìn, ắt hẳn là nghe tiếng biết người, nếu không là bằng hữu ắt chẳng có được tình thế đó. Đông Tuyền dĩ nhiên bằng hữu khắp bốn phương, bằng hữu có tên Mãn Lâu lại chỉ có một. Đó là Hoa Mãn Lâu, kẻ nổi danh trong giang hồ với biệt tài chỉ ngồi yên một chổ nhưng biết khắp chuyện thiên hạ. 

Hoa Mãn Lâu sau vụ việc tại Trá Dâm Viện của Bùi Hằng, thì từ đó cũng theo Đông Tuyền hành tẩu, nhưng không hiểu sao lại ra tình thế của ngày hôm nay, kẻ độc hành, người đi tìm. 

- Hôm chia tay huynh ở Tịnh Khẩu, đệ ruổi ngựa về hướng Hoa gia trang, nhưng được nửa đường thì xảy ra cớ sự nên quay lại tìm huynh. Tìm huynh với đệ dĩ nhiên không khó.

Đông Tuyền lúc này lại nhảy lên rồi lăng không hạ xuống trước mặt Hoa Mãn Lâu. 

- Đất trời nhỏ hẹp nhưng muốn tìm ta âu chỉ có Mãn Lâu đệ. Nói ta nghe có cớ sự gì?

- Giang hồ loạn lớn rồi. Lúc đệ đi ngang Hội Đô thì thấy một toán người đi ngược lại. . . 
- Là người của Vân Thế Vĩnh phải không?

- Sao huynh biết.

- Cùng lúc tứ đại danh bổ của Vân Thế Vĩnh lên đường hành sự, muốn không biết cũng khó lòng. 

- Chuyện họ lên Mỹ Ảnh Sơn Trang để điều tra đại đệ tử Mỹ Ảnh môn huynh cũng biết rồi à?

- Biết rồi. 

- Biết rồi sao còn đứng đây?

- Ta đợi.

- Đợi ai?

- Đợi đệ.

- Huynh sớm biết đệ sẽ quay lại ư !? Nhưng chờ đợi đâu phải tác phong của huynh?

- Ta còn điều chưa rõ muốn hỏi đệ. Cuồng Phong, đại đệ tử Mỹ Ảnh môn thực sự là người thế nào?

- Mỹ Ảnh môn vốn do Đoàn Nguyên dòng dõi đại tôn sư Đoàn Dự nước Đại Lý lập nên.

- Người này ta có nghe qua, Đoàn Dự khi xưa vào rừng mà tìm được bí kíp, người này cũng từ trong rừng mà luyện thành tài, về sau mua đất mở võ đường khắp nơi nên giang hồ còn lưu truyền cái tên Đoàn Nguyên Đất.

- Đại khái là thế, tinh thần của Mỹ Ảnh môn phái là chống lại ma giáo, chiêu thức lấy đẹp mắt làm trọng. Huynh biết đấy cách đây mấy năm giang hồ rúng động vì nhiều cao thủ võ lâm chánh phái đời trước có dính líu đến ma giáo khiến cho người người chán ghét. Sau đợt đó, chính Mỹ Ảnh môn là lá cờ đầu khơi lại hi vọng cho bá tánh muôn dân, Cuồng Phong, đại đệ tử của Mỹ Ảnh môn vì thế mà được trọng vọng vô cùng. Chính thế việc Vân Thế Vĩnh cho rằng Cuồng Phong có dính líu đến ma giáo làm giang hồ thêm một phen rúng động.

- Phản ứng của võ lâm lần này cụ thể thế nào?

- Họ bảo vệ Cuồng Phong, cho rằng việc Cuồng Phong có qua lại với ma giáo hay không thực không quan trọng. 

- Chuyện thế là rõ rồi.

- Huynh bảo sao?

- Đệ trả lời cho ta 3 lần hai câu hỏi sau thì tự nhìn nhận được. Thứ nhất, vì sao võ lâm lại chán ghét các cao thủ chánh phải đời trước? Thứ hai, phản ứng của võ lâm với vụ việc của cuồng phong ra sao?

Hoa Mãn Lâu vốn đầu óc nhanh nhạy, nhưng không tránh được bị hai câu hỏi đó làm cho lú lẫn, “chán ghét vì dính líu đến ma giáo”, “có qua lại với ma giáo hay không, không quan trọng”. Rốt cục là đầu óc y chả hiểu ra gì cả, định cất tiếng nhờ Đồng Tuyền cắt nghĩa, nhưng chàng ta đã lăng không bay đi được chục trượng rồi. 

Mãn Lâu tịnh không có ý đuổi theo truy hỏi, nhưng chợt nhớ ra khinh công mà Đông Tuyền vừa sử dụng là độc truyền của Hoa gia, biết có dụng ý nên thân pháp cũng chuyển thành ảo ảnh lao đi trong đêm. 

Tầm được hai dặm thì kịp đến, đã thấy Đông Tuyền đứng nhìn chăm chăm vào ngọn thác. Đông Tuyền tịnh không ngoảnh lại, mà cất tiếng:

- Đây là ngọn thác Bạo Khổ Luân Hồi, ngọn thác này có tự bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng quanh năm không bao giờ cạn, nước dưới thác cũng không chảy xuôi mà thấm ngược lên rồi lại đổ xuống vì vậy được gọi là Luân Hồi.

- Còn vì sao lại là Bạo Khổ?

- Bởi trong tiếng thác người ta nghe được thanh âm vừa rỉ rên đau đớn vừa khoái lạc man trá, như thể 1 đôi nam nữ kẻ bạo dâm, người khổ dâm đang hành lạc vậy.

- Huynh dẫn đệ đến đây có dụng ý gì?

- Ta biết trong lòng đệ có chổ còn chưa thông. 

- Quả nhiên, không ai hiểu đệ bằng huynh, đệ vốn còn đang bất bình với phương cách điều tra của Vân Thế Vĩnh, nhưng chuyện đó liên quan gì đến cái thác này?

- Có đấy, ta xem thế tình đảo điên, người với người đối nhau có khác gì kẻ khổ dâm đối kẻ bạo dâm, bị đánh đập nhưng lại khoái lạc, hờn trách nhau nhưng cứ tìm đến nhau. Chả thế mà Tưng bà bà, Can Sỹ Sang, Quân Cẩn, Lê Khởi mới có chổ đứng đấy sao, nó cvới chuyện của Vân Thế Vĩnh có khác nhau là mấy. Mà đâu chỉ người với người, tự thân mỗi người cũng tự xung khắc, tự khoái lạc, kẻ miệng nói kim tiền chẳng trọng, nhưng tình nhân vận khổ lại bỏ đi, người than vãn hình luật suy đồi, nhưng tự mình vốn chẳng bỏ hình luật vào đâu. Đệ nói tình thế đó ta can thiệp được sao?

Mãn Lâu như ngộ ra, không nói thêm lời nào chỉ trầm mặc cùng Đông Tuyền nhìn vào dòng thác. 

Núi rừng âm u tịch lặng, bỗng nổi tiếng gầm gừ của loài sói, trăm ngàn con sói, chúng chực chờ sau lưng hai người tự bao giờ, mắt chúng như sao đêm, nanh nhe trắng hếu hãi hùng dưới ánh trăng.

Đông Tuyền tuyệt không ngoảnh lại, Mãn Lâu tịnh cũng không. Đông Tuyền lăng không nhảy qua ngọn thác, Mãn Lâu cũng đồng theo. Hai người cứ thế đi, bước bộ như trọng như khinh, như chậm rãi, như thoăn thoắt, biểu tình trên mặt chẳng rõ buồn vui. 

Để lại bầy sói hoang gầm gừ trong tuyệt vọng, chúng vừa sủa người vừa tru theo tiếng rỉ rên man trá của dòng thác.

Đêm Sài Châu vẫn cô liêu phiêu tịch. 


Saturday, September 27, 2014

TRÒ CHƠI ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG SẢN PHẨM CỦA NÓ

Gần đây rộ lên tin tức về 'Nhà nước Hồi giáo' hành quyết dã man con tin để đòi tiền chuộc làm dư luận phẫn nộ. Nhiều bạn có thể muốn biết cái 'nhà nước' này ở đâu tự nhiên nổi lên và câu chuyện này cũng là bài học cho chúng ta về cuộc thánh chiến dân chủ hóa thế giới của Mỹ mà Việt Nam luôn là một đích ngắm.

Để giữ vững vị trí thống trị thế giới, Mỹ phải liên tục lập mưu mô và tấn công kinh tế, chính trị, hoặc quân sự vào những nước chưa chịu đứng vào hàng sau lưng mình (như Việt Nam) hoặc những đối thủ tiềm năng và đồng minh của những đối thủ đó. Trong trò chơi địa chính trị này Mỹ bất chấp thủ đoạn và hoàn toàn không lo ngại hậu quả vì nếu có hậu quả tai hại thì càng tốt, càng có lý do để ném bom, nuôi chiến tranh. Thế giới càng bất ổn, có chiến tranh thì công nghiệp quốc phòng Mỹ càng phất, vị trí đế quốc thống trị của Mỹ càng được củng cố!

Trò chơi địa chính trị này đã tạo ra những sản phẩm như Bin Laden/tổ chức Al Qaida và 'Nhà nước Hồi giáo' như ngày hôm nay.

Đại đa số thế giới biết đến Bin Laden là trùm khủng bố tấn công nước Mỹ nhưng ít người biết rằng Bin Laden được CIA tuyển vào các trại huấn luyện du kích lúc 22 tuổi khi cuộc 'thánh chiến' ở Afghanistan bắt đầu.

Các lãnh đạo 'thánh chiến Hồi giáo' thời đó từng được Tổng thống Mỹ tiếp ở Nhà trắng vào năm 1985 và được âu yếm gọi bằng các 'chiến sĩ tự do'. Những 'chiến sĩ tự do' này đã trở thành 'bọn khủng bố' khi họ muốn đuổi quân Mỹ ra khỏi đất Hồi giáo của họ sau này!

Clip tổng thống Mỹ Reagan tiếp các 'chiến sĩ tự do':

http://www.liveleak.com/view?i=3d1_1374168674

Trong vùng Trung Đông tồn tại các thế lực Hồi giáo cực đoan, Hồi giáo ôn hòa và nhà nước phi tôn giáo (secular state). Nhà nước cộng hòa phi tôn giáo là hình thức tiến bộ nhất vì nó tách rời tôn giáo với nhà nước, dùng luật lệ phi tôn giáo. Loại nhà nước này được phát triển sau thế chiến II ở Trung Đông mà Afghanistan trước khi có chiến tranh là một ví dụ. Với mục tiêu địa chính trị của mình, Mỹ đã dùng CIA cùng với cơ quan tình báo Pakistan ISI và Saudi Arabia tổ chức, huấn luyện, tài trợ, vũ trang cho các nhóm Hồi giáo cực đoan trong cuộc chiến tranh với chính quyền Afghanistan và Liên xô. Kết quả là sau khi quân Hồi giáo cực đoan thắng, Afghanistan lại trở về với luật lệ tôn giáo thời Trung Cổ và là nơi chứa chấp lực lượng khủng bố của Bin Laden, một nhân vận trưởng thành trong 'thánh chiến'.

Cái tên của nhóm 'Taliban' nắm quyền ở Afghanistan sau khi Liên xô rút quân, có nghĩa là gì?

Trong tiếng Pashtun, một thổ ngữ ở Afghanistan, 'Taliban' có nghĩa là học sinh, hoặc người tốt nghiệp madrasahs (trường dạy kinh Koran) được tổ chức bởi những nhóm truyền đạo Wahhabi từ Saudi Arabia, với sự hỗ trợ của CIA.

Hệ thống giáo dục ở Afghanistan trước thời chiến tranh chủ yếu là phi tôn giáo. Giáo dục do Mỹ tổ chức sau đó làm sụp đổ hệ thống giáo dục phi tôn giáo đó. Con số trường tôn giáo do CIA bảo trợ tăng từ 2.500 năm 1980 lên trên 39,000.

http://www.globalresearch.ca/9-11-analysis-from-ronald-reagan-and-the-soviet-afghan-war-to-george-w-bush-and-september-11-2001/20958

Để đánh sập một nhà nước tiến bộ phi tôn giáo ở Afghanistan vì nhà nước này thân Liên xô. Mỹ và đồng minh Hồi giáo cực đoan đã biến Afghanistan trở thành một quốc gia Hồi giáo cực đoan.

Và Bin Laden đã thừa thắng xông lên, mở rộng 'thánh chiến' sang Mỹ với nhiều lý do. Một trong những lý do đó là quân Mỹ dám đóng quân trên 'thánh địa Hồi giáo' ở Saudi Arabia, quê hương của Bin Laden. Nhưng Bin Laden có tấn công nước Mỹ thì tư bản súng đạn càng khoái, càng có lý do chụp mũ tấn công...Iraq, một mục tiêu mà Mỹ luôn thèm khát. Và dĩ nhiên khi Hồi giáo cực đoan tấn công Mỹ thì họ không còn là 'chiến sĩ tự do' nữa mà trở thành 'khủng bố'.

Iraq là một quốc gia với nhà nước phi tôn giáo cho đến năm 1968 và sau đó là Hồi giáo ôn hòa, tức là thế lực Hồi giáo cực đoan luôn nằm dưới tầm kiểm soát. Sau khi Mỹ nhảy vào 'dân chủ hóa' Iraq, tiêu diệt độc tài Saddam Hussein, tịch thu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt (tưởng tượng) vào năm 2003, thì Hồi giáo cực đoan được dịp sổ lồng trong hỗn loạn chiến tranh vào năm 2004. Al Qaida chính thức hoạt động ở Iraq và sức mạnh được tăng lên. Hai năm sau, nhóm này chính thức đổi tên thành ISIS, là 'nhà nước hồi giáo' mà chúng ta nghe đến hôm nay. Tức là nhờ cuộc chiến tranh 'dân chủ hóa' trong ván bài địa chính trị của Mỹ, một nhà nước Hồi giáo cực đoan nữa đã ra đời.

http://www.cnn.com/interactive/2014/09/world/isis-explained/?hpt=hp_c2

Chưa hết! Một mục tiêu địa chính trị khác của Mỹ là Syria, một nhà nước phi tôn giáo và là một cái gai trong mắt Mỹ vì nước này là đồng minh lâu năm của Nga nên Mỹ phải 'dân chủ hóa' nó để cô lập thêm Nga. Mỹ và đồng minh đã giúp đỡ tiền và vũ khí cho các nhóm vũ trang chống chính quyền Syria và kết quả là Syria bị suy yếu mà mất quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ phía bắc và chúng lại rơi vào tay ISIS! Và nhờ thu nhập từ các giếng dầu trong các vùng chiếm được từ chính quyền Syria và Iraq, ISIS lại càng mạnh lên!

Các vùng kiểm soát và ảnh hưởng của ISIS:

http://www.cnn.com/interactive/2014/06/world/maps-iraq-unrest/

Nước Mỹ luôn ở bên kia đại dương nên Trung Đông có cháy kiểu nào thì cũng chẳng hề hấn gì. Đánh kiểu nào thì nhà thầu súng đạn của Mỹ cũng kiếm chác được. Bom đạn thừa mứa để lâu nó cũng mục. Không quăng bom chỗ này chỗ kia cho hết kho thì làm sao có đơn đặt hàng mới? Mỹ muốn ném bom Syria trước kia và bị Nga cản nhưng cuối cùng cũng đã có cớ, danh chính ngôn thuận để ném rồi! Syria có tức khí bắn máy bay Mỹ thì càng tốt. Mỹ sẽ quay lại với cả một kho bom mới!

Các bạn muốn 'dân chủ hóa' Việt Nam có còn nhớ Lybia không nhỉ? Chắc chắn là không vì các đài công suất lớn của phương tây đã chuyển sang phát chương trình mới nhồi sọ các bạn cho một cuộc phiêu lưu quân sự địa chính trị ở chỗ khác rồi. Các bạn lại bận xem/nghe và cổ vũ chương trình mới theo thói quen đã được huấn luyện thôi. Lybia dân chủ bây giờ là một đống bầy nhầy chứ không phải là một quốc gia. Nó không có một chính quyền trung ương với quyền lực thực sự. Các phe phái trong đó có Hồi giáo cực đoan chiếm cứ những vùng khác nhau một cách rất là tự do dân chủ văn minh. Tổng thống Mỹ hãnh diện tuyên bố sau khi lật đổ Gaddafi rằng mình đã ngăn chặn được một cuộc thảm sát ở thành phố Benghazi nhưng năm ngoái, một nhóm vũ trang được NATO hỗ trợ trong cuộc chiến lật đổ Gaddafi đã xả súng vào một đoàn người biểu tình ở Tripoli làm chết 42 người. Nhóm này đã xả súng phòng không vào trẻ em. Không thấy có phản ứng đáng kể nào từ Washington, London, hay Paris và chắc chắn là các bạn tranh đấu cho 'dân chủ' theo kiểu hùa theo loa phóng thanh của Mỹ chẳng biết chuyện đó đâu! Bây giờ có biết cũng chẳng thèm lên án vì chưa được Mỹ kích hoạt!

http://www.independent.co.uk/voices/commentators/three-years-after-gaddafi-libya-is-imploding-into-chaos-and-violence-9194697.html

Vì sao loa phóng thanh Mỹ không phóng thanh chuyện tồi tệ hậu Gaddafi? Các nước vô địch 'tự do dân chủ' không thèm la làng chuyện giết chóc hâu Gaddafi? Vì cái gai trên bàn cờ địa chính trị của Mỹ là Gaddafi đã được nhổ. Độc tài hay cực đoan gì bây giờ cũng chẳng còn vấn đề nữa rồi. Mấy cái đó chỉ là quảng cáo. Loa phóng thanh mở hết công suất lên án Gaddafi độc tài ngày xưa chỉ là để nhồi sọ dân vô minh thế giới cổ vũ cho việc nhổ gai được thuận tiện thôi.

Kịch bản Lybia cũng y như thế. Ban đầu Libya là nhà nước Hồi giáo ôn hòa nhưng là cái gai trên bàn cờ địa chính trị của Mỹ và phương tây vì Gaddafi vận động châu Phi dùng đồng tiền chung hòng thoát khỏi sự lệ thuộc tài chính vào Âu-Mỹ. Sau khi Mỹ và phương tây nhổ gai, các nhóm Hồi giáo cực đoan được sổ lồng và tiến chiếm đất đai lãnh thổ. Nhà lại cháy không thể kiểm soát!

Tin tức mới nhất cho biết nhóm Hồi giáo cực đoan bị cáo buộc tấn công sứ quán Mỹ năm 2012 đã chiếm được thành phố lớn thứ hai của Libya là Benghazi:

http://www.thestar.com/news/world/2014/07/31/libya_islamic_extremists_declare_control_of_benghazi.html

Tôi nhớ có một bài viết ví von rằng:

'Khi nhà bạn bị cháy, bạn phải gọi lính cứu hỏa chứ không phải gọi tên đã phóng hỏa trở lại hiện trường mà còn mang theo một bình xăng!'

Đó là tình hình hiện nay. Sau khi phóng hỏa và rút lui khỏi Iraq, Mỹ đã trở lại hiện trường cứu lửa với một bình xăng!

Theo kỷ lục được ghi nhận thì khi Mỹ nhảy vào 'dân chủ hóa' chỗ nào thì chỗ đó y như rằng có máu đổ thành sông, chia năm xẻ bảy, cực đoan nổi dậy hoành hành, rồi Mỹ lại tiếp tục chữa cháy thành mấy chục năm cho trụi luôn nhưng không hiểu tại sao vẫn có người mơ mộng, xin xỏ, kiến nghị Mỹ 'dân chủ hóa' Việt Nam trong khi chính Việt Nam đã bị cháy rụi hết một lần 40 năm trước. 40 năm trong lịch sử thì chỉ là ngày hôm qua, hay là bốn giờ trước thôi. Thật kỳ lạ là có rất nhiều người có thể vô minh đến mức độ đó.



Meo Duc Meo

Tuesday, September 23, 2014

XU HƯỚNG MARKETING: MẠNG THƯƠNG HIỆU, KHÁCH HÀNG & WRITER LÊN NGÔI



Từ những va chạm, chúng ta trải nghiệm, từ những trải nghiệm chúng ta suy tưởng về tương lai và vô hình chung chúng ta tạo ra các xu hướng, mới có, trùng lắp có và quái đản cũng có.

Giống như việc mối sáng nhấm nháp một ly cafe, quen đến nỗi mà nghiện cái cảm giác uống cafe hơn cả chính cafe, nghiện cái góc ngồi ấy, cái góc nhìn ấy, cái cảm giác khi thấy khói thuốc phiêu lãng bay hơn cả chính nicotine.

Rồi một ngày trời không đẹp lắm, nắng chẳng trôi mượt trên cành lá, hoa chẳng bông đùa cùng gió, bỗng thấy cafe thiếu thiếu gì đó, "béo hơn 1 chút thì tốt", rồi cafe kem ra đời, cafe trứng ra đời ... đại loại vậy.

Các xu hướng được tạo ra từ chính hôm nay, đôi khi nó được định hướng, nhưng hầu hết nó xuất phát từ hiện thực, nhìn vào hiện tại ta sẽ thấy được xu hướng của ngày mai, ngày kia, ngày kia nữa.

“Khác biệt hay là chết”, sao vẫn chưa ai nói cho những nhà tiếp thị biết rằng khẩu hiệu này đã lạc hậu? Nếu họ không suy nghĩ cao hơn và xa hơn họ sẽ là kẻ chết đầu tiên vì mãi mê làm “khác”.

Diễn ra trong hiện thực và thời gian đã qua, đó là công cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt của các thương hiệu. Những đại dương xanh được khám phá, và không lâu sau tất cả lao vào, họ phân khúc, phân ngách, rồi đa dạng hóa mẫu mã, rồi rút ngắn vòng đời sản phẩm, nhãn hiệu.

Cho những viên đá cuội vào bình, cho tiếp những viên sỏi, rồi cho cát vào cuối cùng là nước, cái bình không còn chỗ hở. Thị trường chật chội y như thế, "khác biệt hay là chết" nhưng người ta không thể khác nữa. Cần một công thức khác để sống.

Giống như chiến tranh lạnh qua đi, đối thoại là công thức sống, các nước quay qua hợp tác với nhau, bỏ qua mọi rào cản ý thức hệ, họ đến với nhau vì lợi ích. Các hiện ước kinh tế tạo nên các khu vực kinh tế, WTO, Nics, OPEC ...

Mạng thương hiệu sẽ là xu hướng marketing của tương lai, các thương hiệu sẽ tìm đến nhau tạo sân chơi chung với những ưu tiên và ràng buộc. Shop nhẫn cưới, shop váy cưới, tiệm in thiệp cưới, nhà hàng tổ chức lễ cưới sẽ giới thiệu khách hàng lẫn nhau với mức chiết khấu nhất định.

Tương tự, cafe & đồ ăn sáng take away sẽ liên kết với hệ thống cây xăng. Bà Ba bán bún sẽ liên kết với ông Tư bán nước và chị Sáu bán trái cây. Họ có chung đối tượng khách hàng, hoặc chung tiếp điểm khách hàng ... bằng cách nào đó họ bù đắp dịch vụ cho nhau tạo thành những vòng khép kín mà tất cả đều có lợi.

Và rồi, những lý thuyết của thời hoang dã sẽ dần bị đào thải, những khái niệm mới ra đời. Dẫu rằng người Mỹ vẫn đem quân đùng đoàng khắp nơi, nhưng họ đã ý thức được sức mạng của dư luận quốc tế, và họ buộc phải tạo ra các lý do hợp thức hóa trước khi thực hiện thói quen đùng đoàng của mình.

Cũng thế, cái thời mà nhà tiếp thị đứng chống nạnh ở cổng công ty nhìn ra phớt đời đã qua rồi. Họ phải đóng vai khách hàng để đi ngang qua đường và liếc mắt trông vào. Khách hàng đã mạnh hơn.

Hệ quy chiếu Sản Phẩm - Giá Cả - Phân Phối - Xúc Tiến sẽ được trưng bày trong các viện bảo tàng để giáo dục cho con cháu sự đáng sợ của một hệ quy chiếu độc đoán, nơi mà nhà cung cấp tự nghĩ ra mọi thứ và chẳng thèm quan tâm đến ai cả.

Khách hàng - Chi phí mua hàng - Sự tiện lợi - Sự tương tác là hệ quy chiếu thay thế. Khách hàng không chỉ cần sản phẩm, họ quan tâm đến việc bạn chào đón họ thế nào, mời họ nước ép trái cây hay rượu nhẹ trước khi tư vấn, rồi sau đó bạn sẽ giao hàng tận nơi lắp ráp nếu cần, bảo trì bảo hành bạn phải luôn nhớ. Sinh nhật của khách hàng bạn phải khắc ghi, thỉnh thoảng là cả những ngày khó ở của họ nữa, chu kỳ là 28 ngày bạn phải biết nhẩm tính.

Giá cả trở thành vấn đề nhỏ, không phải vì khách hàng của bạn chi sộp hơn, mà bởi họ quan tâm đến cả chi phi đi lại, vận chuyển, vận hành, sửa chữa, tiêu hủy nữa. Thứ họ tính trong đầu lúc này là toàn bộ chi phí để mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Điều đó dễ hiểu, bởi chỉ có một thằng điên mới chạy xe 10 km để mua một chai nước 5 ngàn đồng trong khi tiệm tạm hóa kế bên bán giá 6 ngàn. Tổng chi phí mua hàng của bạn lớn hơn, bạn bị loại.

Hệ thống phân phối của bạn phủ khắp Việt Nam, có mặt tại mọi tuyến phố? Đó không là một điều tự hào lớn nữa khi mà sự tiện lợi mới là thứ khách hàng cần, họ có thể ngồi ở nhà click vài cái, thanh toán bằng ví điện tử rồi bước vài bước ra mở cửa, nhân viên giao hàng của công ty khác đã đến. Bạn thua.

Truyền thông một chiều và những chiêu tiếp thị vặt vãnh sẽ lên núi chơi với dế (chưa chắc dế chịu chơi), chẳng ai mua hàng của một kẻ mà hắn ta khinh thường mình ra mặt. Khách hàng sẽ thông minh hơn, họ cần được tôn trọng, họ thích sự đối thoại hai chiều, họ muốn được truyền cảm hứng thay vì nhồi nhét thông tin vào đầu họ.

Đó là thời của Writer. Writer not Copier. Những người nắm bắt tâm lý khách hàng, tạo nên những cuộc đối thoại thực thụ, truyền cảm hứng và đưa ra những khái niệm mới.

Contact me : Dongtuyen3@gmail.com
A writer always get the messages

Monday, July 28, 2014

MUỐN TỰ DO HÃY HỌC CÁC TÔN TRỌNG



Tự do là khát vọng ngàn đời của nhân loại, thuở hồng hoang, khi con người còn bị thiên nhiên kìm hãm, họ khát khao chinh phục để nhận thức đá, nước, gió, lửa ... các đại dương, những ngọn núi cao, những tầng mây và chiều sâu của lòng đất ... . Tiến thêm một bậc nữa, chính con người lại kìm hãm con người, kẻ mạnh áp đặt và cướp đoạt những điều hiển nhiên của kẻ yếu, chủ nô cướp quyền làm người của nô lệ, nước lớn cướp quyền tự chủ của nước yếu ... thì con người đấu tranh đòi tự do cho dân tộc, cho đất nước, đòi quyền sống, quyền làm người. Rồi khi mà chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, thời kỳ tích lũy tư bản man rợ sụp đổ, các nước thuộc địa đứng lên giành quyền độc lập tự chủ, các quyền cơ bản của con người được đảm bảo ... thì con người lại đấu tranh để có được quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí ... . Như vậy, theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, con người luôn muốn đi đến tận cùng và tột bậc của tự do.

Bác Hồ từng nói : "Không có gì quý hơn độc lập tự do", rồi ngay dưới quốc hiệu của mình chúng ta vấn thường viết "độc lập, tự do, hạnh phúc", rõ ràng rằng "tự do" là một điều có giá trị to lớn mà khó có gì so sánh được. Tự do là bước phát triển cao hơn của độc lập và là tiền tố của hạnh phúc, muốn tự do phải có độc lập, muốn hạnh phúc phải có tự do. Đấu tranh để có được tự do là điều chính đáng, không chỉ chính đáng mà đó được xem là lý tưởng của đời người, những con người với lý tưởng đấu tranh cho tự do đã trở nên vĩ đại, như Che, như Gandhi, Mandela, Luther King hay Bác Hồ của chúng ta.

Tuy nhiên, cũng như bất kỳ một khái niệm nào khác, tự do cũng có hai mặt, và cũng như bất kỳ mọi khái niệm khác, tự do cũng cần được đặt trong mỗi liên hệ biện chứng với những điều khác nữa. Tự do, hiểu cùng tột ngữ nghĩa là giải phóng ra khỏi các ràng buộc, nhưng trong một thế giới hữu cơ, nơi mà mọi thứ liên kết và tương tác lẫn nhau thì ràng buộc là điều không thể tránh khỏi. Tự do tương tác như thế nào, biểu hiện hai mặt tích cực, tiêu cực ra sao đối với sự phát triển xã hội là câu hỏi lớn cần được trả lời và câu hỏi quan trọng nhất là "tự do thế nào để có hạnh phúc?", vì suy cho cùng đích đến của nhân loại luôn là hạnh phúc.

Bấy lâu nay, nhiều những người ở Việt Nam như Cù Huy Hà Vũ, Bùi Hằng, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung ... thường nhân danh "đấu tranh cho tự do" để chống phá nhà nước Việt Nam bằng cách xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử và hiện tại, đó có phải là tự do đích thực? Hay như mới gần đây, sau vụ rơi máy bay thảm khốc ở Ukraine, một cuộc điều tra chưa hề được mở ra, nhưng nhiều tờ báo ở Việt Nam không biết cố tình hay vô ý mà đưa tin lại từ các hàng tin phương Tây vội vàng quy kết thủ phạm của vụ MH17 chính là quân ly khai ở Ukraine và Nga, một nhà báo khi nhận phản hồi của độc giả đã trả lời rằng đó là "tự do báo chí". Kết tội khi chưa điều tra liệu có phải là "tự do"?

Tự do là một khái niệm đậm tính nhân văn, vì vậy, tự do đích thực là khi nó thể hiện cao nhất sự văn minh. Trên cơ sở đó, tự do có thể chia làm hai loại, cũng chính là hai mặt tốt xấu của tự do, đó là "tự do hoang dại" và "tự do có văn minh". Tự do hoang dại, là thái cực của việc đặt tự do ra riêng rẽ tách biệt, ở đó tự do là không có bất kỳ ràng buộc nào, mỗi chủ thể có thể làm bất cứ điều gì, nhấn mạnh lại là bất cứ điều gì, kể cả giết người, buôn ma túy, trong đó xuyên tạc, bóp méo sự thật dĩ nhiên cũng là "tự do". Ngược lại, tự do có văn minh là tự do được đặt trong mối liên hệ biện chứng với tất cả các chủ thể, ở đó tự do được xây dựng trên cơ sở sự tôn trọng, xã hội tôn trọng tự do cá nhân, cá nhân tôn trọng cá nhân khác, tôn trọng xã hội và con người phải tôn trọng thiên nhiên. Hay nói một cách công thức thì "tự do có văn minh" nghĩa là lợi ích chính đáng của bạn cần được đảm bảo và bạn có một phần trách nhiệm để đảm bảo lợi ích chính đáng của người khác, bạn có quyền tự do nêu lên chính kiến của mình và bạn phải tôn trọng quyền nêu lên chính kiến của người khác, bạn có quyền theo hoặc không theo tôn giáo này và bạn phải tôn trọng quyền theo hay không theo tôn giáo khác của người khác ...

Văn minh nhân loại phát triển ở mức cao nhất, chính là khi sự tôn trọng được biểu hiện rõ nét nhất, ngay chính việc đấu tranh cho tự do cũng chính là đấu tranh để có được sự tôn trọng, việc đó diễn ra xuyên suốt lịch sử nhân loại, con người đấu tranh để các quyền của mình được tôn trọng, đấu tranh để các lợi ích chính đáng của mình được tôn trọng, đấu tranh để các đạo lý được tôn trọng, để sự thật được tôn trọng. Như vậy, sẽ thật là "phản tự do" nếu bạn đòi hỏi người khác tôn trọng tự do của bạn nhưng bạn lại xâm hại tự do, lợi ích chính đáng của người khác, xâm hại lợi ích cộng đồng, dân tộc, đất nước ... . Bởi vì tôn trọng là sự tương tác hai chiều, nếu chỉ có một chiều nó sẽ tạo ra sự khiên cưỡng, khi một cá nhân, một thế lực đòi hỏi được tôn trọng nhưng lại xâm hại lợi ích của người khác, những người bị xâm hại dĩ nhiên đã bị mất một phần sự tư do, đó chính là sự khiên cưỡng. Nhân loại đã vật lộn rất lâu với sự khiên cưỡng đó và sẽ còn phải vật lộn rất lâu nữa nếu con người cứ hướng về tự do mà không học được sự tôn trọng.

Ngày nay, khi thiên nhiên, môi trường bắt đầu lên tiếng sau hàng thế kỷ bị con người tra tấn thì hàng ngàn các cuộc hội nghị, hội thảo, chương trình, chiến dịch đã được triển khai để dạy cho con người cách tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng môi trường. Đó là biểu hiện của tự do có văn minh, bởi con người có liên hệ không thể tách rời với tự nhiên nên con người không thể tự do khai thác hủy hoại thiên nhiên một cách "hoang dại" như thể tự nhiên sinh ra là để phục vụ con người, mà ngược lại con người phải cùng chung sống, có khai thác phải có làm xanh sạch đẹp ... . Cá nhân đối với xã hội cũng vậy, cần có sự tôn trọng hai chiều, tự do cá nhân được đảm bảo thì cá nhân phải góp mình vào lợi ích cộng đồng, tôn trọng các giá trị nhân văn như sự thật, các đạo lý ...

Việc nhiều người nhân danh "đấu tranh cho tự do", hô hào "tự do ngôn luận" hay "tự do, dân chủ, nhân quyền" ... nhưng khi hành động lại thường dùng những thủ đoạn bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt, hoặc đòi hòi các quyền một cách vô lối, thực chất là việc làm "phản tự do". Điển hình như chuyện một cô sinh viên theo lời dụ dỗ của bọn xấu đi rải truyền đơn có nội dung chống phá nhà nước, được những nhà “đấu tranh tự do” tôn vinh làm “anh thư, liệt nữ” mấy năm trước. Nhà nước là một chủ thể trong xã hội, được pháp luật bảo hộ, có những lợi ích chính đáng cần được tôn trọng và bảo vệ, việc xúi giục, cổ súy hay có những hành động chống phá nhà nước không thể được xem là một trong các quyền tự do được, lại càng không thể nhân danh “đấu tranh tự do”. Sự “phản tự do” ấy được phản ánh sinh động và rõ nét, khi một số phần tử, với hành trang “Tuyên bố 258”, hết đến đại sứ quán Thụy Sỹ rồi lại đi qua tận Thụy Sỹ để vu cáo chính quyền, họ kêu gọi Thụy Sỹ gây áp lực để buộc cơ quan lập pháp Việt Nam bỏ điều 258 ra khỏi bộ luật hình sự. Trước hết, trên tinh thần tự do, tôn trọng lẫn nhau thì không nước nào được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào cả, hiến chương Liên Hợp Quốc ghi rõ điều đó, việc công dân nước này, kêu gọi nước khác can thiệp vào nước mình là điều không thể chấp nhận được. Thêm vào đó, điều 258 của bộ luật hình sự, là một điều luật hết sức văn minh, được xây dưng trên nguyên tắc vàng của sự tôn trọng, hầu hết các nước trên thế giới đều có những điều luật tương tự, đáng kể nhất là ở Mỹ và Đức là hai nước có nền lập pháp tiên tiến nhất.

Rồi việc, một số cộng đồng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tôn giáo, lợi dụng sức ép tôn giáo, lợi dụng sự mềm mỏng của nhà nước trong vấn đề tôn giáo, mà từ việc đòi đất vô lối, đến có hành vi làm loạn, xúi dục làm loạn, điều đó không chỉ đi ngược lại những điều răn của kinh sách mà cũng đi ngược lại tinh thần tự do vậy. Điểm qua các vụ nổi cộm như vụ của giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, hay giáo xứ Nghi Lộc trong thời gian qua, điểm chung đều cho thấy họ hành xử trên tinh thần bất chấp thay vì tôn trọng lẫn nhau. Họ đòi đất (cho Vatican), phần đất mà họ cho rằng trong lịch sử chính quyền cai trị của thực dân Pháp đã chia cho họ, nếu nói về lịch sử thì xa xưa nữa, những phần đất ấy đều có chủ khác, huống chi ở Việt Nam đất đai là sở hữu của dân Việt Nam làm gì có đất nào của Vatican, làm gì có đất nào hợp pháp vì được chính quyền cai trị của thực dân xâm lược chia cho.

Gần đây một số nhà báo đòi hỏi "tự do báo chí" nhưng trong công tác đưa tin lại thiếu trách nhiệm, khẳng định khi chưa thể khẳng định, nói hai, ba trong khi sự thật là một, viết B, C trong khi điều cần thiết là A, thì thực chất cũng là việc làm "phản tự do" vậy. Mới đây thôi khi một nhà báo Nga - Dmitri Kosyrev - có bài "Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” đăng trên trang điện tử RIA Novosti ngày 19/5/2014, đã gây phẫn nộ trong dư luận ở VN, Nga & những hệ lụy về ngoại giao như thế nào chúng ta đều biết, đó là bài học nhãn tiền về việc không tôn trọng sự thật. Việc các nhà báo và các trang mạng đua nhau đưa tin (dịch từ báo phương Tây) về vụ việc của máy bay MH17 trong đó cố tình quy tội cho Nga và quân ly khai ở Ukraine khi mà chưa có một cuộc điều tra nào được mở, chưa có một kết luận điều tra nào được đưa ra, thì không thể gọi là tôn trọng sự thật được, kết tội khi chưa thể kết tội không thể gọi là tự do báo chí được.

Tự do là một khái niệm đẹp, việc lấy những điều tốt đẹp để làm lá chắn cho những điều xằng bậy vốn là thủ thuật không còn mới mẻ gì, thậm chí quá cũ mòn, và thường thì cuối cùng nó cũng chẳng mang lại kết quả gì cả. Tự do, tự do báo chí, là những điều chính đáng, thực hiện nó một cách đàng hoàng chính là con đường ngắn nhất để có được nó, đi đường vòng với những điều xằng bậy chỉ làm bạn xa rời hơn những điều bạn muốn, những ý niệm tốt đẹp mà bạn gieo trồng. Muốn tự do hãy học cách tôn trọng.

Wednesday, July 16, 2014

[Truyện Viễn Tưởng] HẢI CHIẾN HOÀNG SA 2041 - Part 9 (cuối)

Chớm bão, gió lùa mạnh, mưa nặng hạt, ở góc tối của "nhà lao", những đồng đội của Đỗ Cường kết với nhau thành một chiếu cầu thang, người này đứng lên vai người kia, người kia nắm chắc tay người đối diện.

Đỗ Cường cùng hai người khác, lấy đà nhảy lên cầu thang bay qua bên kia tường thép gai.

"Bịch" "Bịch" "Bịch" . Cả ba tiếp đất gọn gàng.

Khom người lại, di chuyển  bào bụi cây để tránh ánh đèn pha sáng lóa đang chạy đi chạy lại, Đỗ Cường thì thầm với Tùng và Hào:

- Anh ước lượng rồi, bây giờ chúng di chuyển theo bờ biển, khoảng 3 dặm thì tới khoảng cách có thể khởi động máy.

- Kế hoạch sao anh?

- Di chuyển cùng nhau, nếu bị phát hiện, chia làm 3 hướng, chạy thật nhanh và khởi động máy, sau đó thì ...

- Cùng lắm là chết thôi, hai trăm người chúng ta, từ khi nhận nhiệm vụ đã xác định thế rồi còn gì.

- Được. Đi thôi.

Bỗng nhiên Đỗ Cường thấy lạnh ở gáy, có gì đó bằng kim loại đang chĩa vào anh. Bằng động tác nhanh nhẹn, anh rút người quay lại túm lấy nó ...

"Suỵt". Kẻ vận đồ đen phía sau đưa ngón tay lên môi ra hiệu.

- Chúng tôi lên đảo giải cứu các đồng chí.

- Bằng cách nào? Đỗ Cường định thần rồi hỏi lại

- Tàu ngầm.

- Như thế bứt dây động rừng, với cả nhiệm vụ còn chưa hoàn thành.

- Anh có ý gì khác không?

- Bây giờ các anh đưa cậu Tùng đây tiếp cận với những tàu cá mà chúng tôi đưa tới đảo này, còn chúng tôi chỉ cần một cái kìm là đủ, anh em đây đều là lính đặc công có thể tự lo liệu.

- Sau đó thì sao?

- Không gì cả, có thể coi chúng tôi là quân đổ bộ. Không có thời gian nấn ná đâu, các đồng chí đi đi.

* * *

Gió điên cuồng, biển gào thét theo gió, tàu của Hoàng chao đảo khi bắt đầu đi vào vùng bão. Gió muốn lôi người xuống biển, mưa xối rát mặt mày:

- Di chuyển theo chiều gió, mở vòng tròn lớn rồi nhỏ dần vào mắt bão

- Rõ.

Sóng đội tàu lên rồi ném xuống, sét đánh ngan trời hù dọa, mây đen ngòm vần vũ ngay trên đầu.

- Bẻ lái sang phải 20 độ

- Rõ

Hoàng bấu chặt tay, môi mím lại, cố giữ chân mình đứng vững, quân áo ướt sũng vẫn phần phật muốn rách toạc, tóc anh muốn bay khỏi đầu.

- Giảm tốc độ, nếu không chúng ta bị hất tung mất

- Rõ.

Từ xa, một trụ nước xoáy lớn cao vút lên trời, nó di chuyển như một gã say, thân hình ưỡn ẹo, bước chân đánh võng.

- Vòi rồng, có vòi rồng thưa thuyền trưởng.

- Bình tĩnh, giảm tốc độ, chuẩn bị động cơ phản lực

- Rõ

Vòi rồng ngày càng tiến sát gần, trường lực hút của nó bắt đầu lan tới tàu của Hoàng.

- Tính được chu kỳ của nó chưa?

- Rồi thưa thuyền trưởng, khoảng cách là 200 mét, khi đến vị trí của chung ta nó sẽ đánh sang bên phải.

- Được, cho tàu đổi hướng, khởi động động cơ phản lực phụ.

- Rõ.

Tàu của Hoàng tăng tốc di chuyển về bên trái. Vòi rồng đi qua, mọi thứ bình yên trở lại, dĩ nhiên nếu coi gió giật, mưa lớn, sóng dữ là bình yên, dù sao còn đỡ hơn vòi rồng, Hoàng nghĩ thế.

- Đến lúc rồi, đổi hướng tàu ngay

- Rõ.

Bình yên thực sự, đó là mắt bão

- Giữ tốc độ bằng với tốc độ của bão

- Vâng thưa thuyền trưởng.

* * *

- Các cậu, bão đã đã vào Hoàng Sa, thời khắc của chúng ta sắp đến rồi.

- Hoan hô, chúng ta sắp bay, sắp ném bom rồi lượn lờ trên trời Hoàng Sa.

- Các chàng trai trẻ, chúng ta sắp bước vào một nhiệm vụ nguy hiểm, có lẽ các bạn sẽ nghĩ nhiệm vụ của tôi đã kết thúc, đào tạo các bạn, lên kế hoạch đưa các bạn đến đây, thế là đủ.

- ...

- Có lẽ cấp trên sẽ nghĩ, tôi quá quan trọng để mạo hiểm, tôi cần cho những kế hoạch khác nữa, Trường Sa chẳng hạn.

- ...

- Nhưng không, tôi sẽ bay cùng các bạn, sẽ chiến đấu cùng các bạn.

- Hoan hô thầy, hoan hô thiếu tá.

Tràng pháo tay bắt đầu nổ ra, rồi vang dài.

- Các bạn biết tại sao không?

- Tại sao?

- Vì tôi cũng đôi mươi như các bạn. ... Chỉ là có thêm hơn 20 năm kinh nghiệm mà thôi. Không được bay trên đầu kẻ thù, tôi sẽ buồn tủi mà chết mất.

Tiếng cười vang trên tàu, giữa lòng biển đông. Những người lính cười, trước khi ra trận.

* * *

Tùng khởi động máy nhiễu sóng, hệ thống ra đa bị vô hiệu hóa. Tiếng súng đầu tiên thuộc về tàu của Hoàng, quân ta áp sát và đổ bộ lên các đảo ở phía Đông Hoàng Sa. Ở phía Tây Hoàng Sa, đang đối mặt với Hải Quân và Cảnh Sát Biển Việt Nam, nghe được tin ấy, Hải Quân Trung Quốc bắt đầu rối loạn.

Bão đi qua, đội tiêm kích chia làm hai nhóm, một nhóm hạ hết các tàu chiến, nhóm kia ném bom hạ các cứ điểm trên đảo. Đỗ Cường và Tiến Minh chỉ huy anh em chiếm được nhà lao, dùng đó làm căn cứ tạm thời.

Từ căn cứ hải quân Trung Quốc, lệnh  khai hỏa được truyền đi, nhưng tên lửa và báy bay của chúng đều bị đánh chặn một cách ngoạn mục, chỉ có Sùng Lãm và Lộc Tục biết họ đã làm gì với số tên lửa và máy bay đó, người ta gọi đó là "thiết bị định vị", rồi thì "công nghệ bán dẫn dẻo", dù thế nào thì nó cũng giúp tên lửa của ta săn được mục tiêu di động mà không cần ra đa.

Nguyên Hương xông pha, chứng kiến và ghi lại toàn bộ cuộc chiến với sự tháp tùng của Tuấn. Đã có những hi sinh, mất mát, nhưng đó là một trận chiến lịch sử.

Ngày 2-9 - 2041, Việt Nam hoàn toàn kiểm soát Hoàng Sa. "Kế hoạch Z" thành công mỹ mãn, chỉ có sự xuất hiện của Nguyên Hương là không được lường trước.

* * *

Tại bộ chỉ huy:

- Tư lệnh sẽ làm gì trong kì nghỉ phép sắp tới.

- Tôi sẽ dành thời gian để suy nghĩ về việc quân của Trung Quốc ở Trường Sa đang bị cô lập.

(Hết)